Ngồi tù oan vì công nghệ nhận dạng khuôn mặt
Người đàn ông da màu Nijeer Parks khẳng định phần mềm nhận dạng khuôn mặt bị lỗi đã khiến anh phải ngồi tù oan ở New Jersey.
Nijeer Parks, 33 tuổi, một người đàn ông da màu ở thành phố Paterson, hạt Passaic, bang New Jersey, hôm 29/12 đệ đơn kiện cảnh sát và các công tố viên địa phương, cho biết bản thân đã bị bắt nhầm và ngồi tù oan sau khi một phần mềm nhận dạng khuôn mặt cho rằng anh có liên quan tới một vụ trộm.
Parks kể lại vào ngày 30/1/2019, bà của anh nói rằng tòa đã ra lệnh bắt anh theo đơn kiện nộp tại hạt Passaic. Theo đó, anh bị cáo buộc ăn cắp đồ từ một cửa hàng ở thành phố Woodbridge và còn cố tình tông vào xe cảnh sát trong lúc lái xe bỏ trốn.
Người đàn ông da màu Nijeer Parks. Ảnh: New York Times.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Parks khẳng định thời điểm đó anh không sở hữu ô tô và cũng chưa có bằng lái. Người đàn ông sau đó đến trụ sở cảnh sát Woodbridge hôm 5/2 để làm rõ sự tình, song bị bắt ngay lập tức.
Parks cho biết anh đã phải ngồi tù 10 ngày, trong khi cảnh sát và công tố viên không thèm kiểm tra dấu vân tay hay ADN tại hiện trường, điều có thể chứng minh anh vô tội.
“Nguyên đơn khi ấy đã nói anh chưa sở hữu bằng lái hay xe ô tô và thậm chí chưa bao giờ tới Woodbridge. Anh cũng đưa ra bằng chứng ngoại phạm. Tuy nhiên, sở cảnh sát chỉ dựa vào phần mềm nhận dạng khuôn mặt bị lỗi để giam Parks, trong khi tất cả bằng chứng đều xác nhận anh không liên quan tới nghi phạm trong vụ án”, Daniel Sexton, luật sư của Parks, cho biết.
Mọi cáo buộc chống lại Parks sau đó đã bị hủy, luật sư Sexton cho hay.
Phát ngôn viên của chính quyền Woodbridge từ chối bình luận về sự việc. Đại diện cho các công tố viên và nhà tù cũng không đưa ra phản hồi.
Việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt ngày càng phát triển trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, song nhiều nhà phê bình cho rằng các thuật toán vẫn gặp khó khăn khi phân biệt khuôn mặt của những người da màu.
Nathan Freed Wessler, nhân viên luật của Dự án Công nghệ, Quyền riêng tư và Ngôn ngữ, cho biết vụ bắt giữ Parks chính là hậu quả của “công nghệ giám sát sai sót và xâm phạm quyền riêng tư” và có thể gây hại đến cộng đồng người da màu.
Nhật báo uy tín của Mỹ xin lỗi vì cách đưa tin mang tính phân biệt chủng tộc
Ngày 21/12, Tổng biên tập báo Kansas City Star đại diện cho tờ nhật báo này công khai xin lỗi vì nhiều thập kỷ qua đã đưa tin một cách phân biệt đối xử với cộng đồng người da màu.
Trụ sở báo Kansas City Star. Ảnh: nytimes.com
Kể từ sau vụ công dân da màu George Floyd tử vong khi bị cảnh sát ghì cổ hồi tháng 5, làn sóng biểu tình phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc lan rộng trên toàn nước Mỹ. Phong trào biểu tình ngày càng lớn mạnh khiến nước Mỹ phải nhìn lại lịch sử nô lệ, chia tách và phân biệt chủng tộc có hệ thống tại quốc gia này. Theo Tổng biên tập Mike Fannin, thực tế trên khiến Kansas City Star cũng nhận thấy cần xem xét lại cách đưa tin của mình trong suốt thời gian qua, việc mà ông thừa nhận rằng tờ báo chưa từng làm nhiều năm qua.
Báo Kansas City Star là tờ báo nổi tiếng có trụ sở ở thành phố Kansas, với độc giả chủ yếu là người da trắng. Báo này từng nhận 8 giải thưởng Pulitzer danh giá và cũng là nơi nhà văn huyền thoại Ernest Hemingway rèn giũa ngòi bút thời trẻ. Ngày 20/12, tờ báo đã đăng bài viết dài của ông Fannin trong đó gọi lịch sử của tờ báo có sức ảnh hưởng với cả vùng Trung Tây nước Mỹ này là "câu chuyện về một doanh nghiệp địa phương quyền lực nhưng sai cách".
Ông Fannin viết, suốt 140 năm qua, tờ báo này là một trong những thế lực có ảnh hưởng nhất trong việc định hình cả thành phố Kansas và khu vực Trung Tây nước Mỹ. Tuy nhiên, trong cả giai đoạn đầu, tờ báo đã "tước quyền công dân, ngó lơ và khinh bỉ" nhiều thế hệ người dân da màu ở thành phố Kansas.
Cũng trong ngày 20/12, tờ báo đã đăng loạt bài điều tra cho thấy nhiều năm qua, tờ báo đã bỏ qua những thông tin về cộng đồng người da màu trong khu vực mà chỉ đưa về các vụ việc trong đó thành viên người da màu bị cáo buộc phạm tội hình sự.
Ví dụ, khi huyền thoại nhạc jazz người Mỹ gốc Phi Charlie Parker, một trong những người nổi tiếng nhất của thành phố Kansas, qua đời năm 1955, tờ báo chỉ đăng vỏn vẹn 4 khổ cáo phó, trong đó tên tuổi của ông đều bị viết nhầm. Hay khi đưa tin về đợt lũ lụt năm 1977, tờ báo này cũng tập trung vào những thiệt hại của các doanh nghiệp của người da trắng mà ít nhắc tới 25 nạn nhân tử vong vì thảm họa, trong đó có 8 người Mỹ gốc Phi.
Theo ông Fannin, tình trạng phân biệt đối xử nói trên đã dẫn đến thực tế đau lòng là làm mất lòng tin đối với cộng đồng người da màu tại địa phương. Ông nói rõ ràng còn nhiều việc phải làm và việc nhận lỗi là bước đầu tiên.
Cảnh sát Mỹ vây người biểu tình trốn trong nhà thờ Cảnh sát Louisville huy động lực lượng, trực thăng vây hàng trăm người biểu tình trốn trong một nhà thờ, phớt lờ lệnh giới nghiêm. Hơn 1.000 người tối 24/9 tiếp tục xuống đường biểu tình tại trung tâm thành phố Louisville, bang Kentucky, để đòi công lý cho nữ y tá da màu Breonna Taylor, người bị cảnh sát bắn chết trong...