Ngồi tù 13 năm vì trộm báu vật Tử Cấm thành
Tòa án Trung Quốc hôm nay tuyên phạt một người đàn ông 13 năm tù vì tội đánh cắp đồ nữ trang bằng vàng và đá quý trong Tử Cấm Thành hồi năm ngoái.
Một trong những bảo vật hoàng cung bị đánh cắp hồi tháng 5/2011 Ảnh: Chinanews
Thạch Bách Khôi, 27 tuổi, nông dân ở tỉnh Sơn Đông, bị phạt 13.000 nhân dân tệ (khoảng 2.000 USD) và 13 năm tù vì hành vi đột nhập và trộm cắp đồ vật trong Tử Cấm Thành, Chinanews cho hay.
Đêm 8/5 năm ngoái, Thạch vượt qua hàng rào bảo vệ nghiêm ngặt của Tử Cấm Thành, lấy đi 9 mẫu vật là đồ trang sức vào những năm đầu thế kỷ 20 được trưng bày trong cố cung. Trong lúc vội vàng bỏ trốn, Thạch bỏ lại 5 bảo vật ở bên trong hàng rào của Tử Cấm Thành.
Tuy nhiên, Thạch không thể tiêu thụ được 4 món đồ quý còn lại trong những ngày sau đó nên y đã phải vứt đi. Thạch bị bắt tại một quán Internet thuộc quận Phong Đài, ngoại ô Bắc Kinh, 58 giờ sau khi ra khỏi Tử Cấm Thành.
6 vật quý đã tìm lại được nhưng ba món đồ khác còn mất tích. Thạch đã có thể thu được 150.000 nhân dân tệ (khoảng 23.760 USD) nếu bán được các báu vật hoàng cung này.
Từ năm 1962 đến nay, xảy ra 6 vụ trộm cắp các bảo vật tại Tử Cấm Thành. Trong các vụ trước, có hai tội phạm bị xử tử hình, ba kẻ bị xử chung thân vì tội trộm trang sức, bát đĩa vàng và ấn tín cổ của cung đình xưa.
Tử Cấm Thành là điểm du lịch nổi tiếng nằm tại trung tâm thành phố Bắc Kinh, trưng bày nhiều hiện vật của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Công trình được xây dựng lần đầu từ thế kỷ 15, và là cung điện của các đời vua triều Minh và Thanh của Trung Quốc.
Theo VNExpress
Video đang HOT
Choáng ngợp trước bảo vật Hoàng cung Việt Nam
Mũ vàng, kiếm vàng, sách vàng hay ấn vàng... là những bảo vật vô giá tượng trưng cho quyền lực nhà Nguyễn bất ngờ được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ngay trong tháng 10 này.
Trong những ngày qua người dân Thủ đô cũng như khách du lịch nước ngoài rất thích thú khi đến thăm quan Bảo tàng lịch sử Việt Nam, vì đây là lần đầu tiên mọi người được chiêm ngưỡng khá đầy đủ những bảo vật nổi tiếng của Hoàng cung như: Ngọc tỉ truyền quốc, bảo kiếm, kim ấn... Sự chuyển giao những bảo vật này được coi như sự chuyển giao triều đại, ngôi vị, quyền lực.
Hoàng cung vốn bí mật với người đời, bảo vật Hoàng cùng lại càng bí ẩn, những người được biết đến và chiêm ngưỡng nó hàng trăm năm qua chỉ có mấy người. Chính vì vậy những bảo vật này luôn phủ một bức màn bí ẩn, thậm chí có nhiều người còn cho rằng chúng không tồn tại hoặc đang nằm tại các bảo tàng, bộ sưu tập trên thế giới chứ không ở Việt Nam.
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, những biến cố thời gian, những bảo vật vẫn được bảo quản, gìn giữ nguyên vẹn tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Đây là những bảo vật vô giá của nhân dân Việt Nam, nó không chỉ chứa đựng giá trị lịch sử mà còn phản ánh tài nghệ khéo léo của những nghệ nhân cung đình qua từng thời đại.
Chiêm ngưỡng những bảo vật Hoàng cung tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam.
Mũ vàng
3 con rồng vàng trên mũ
Chuôi kiếm vàng
Mũi kiếm
Những thân kiếm bọc vàng
Sách vàng
Ấn vàng hình con rồng
Bộ ấm chén bảo ngọc
Ấm ngọc nạm vàng
Chậu vàng
Linh Phong
Theo BĐVN
'Sạn' hài hước trong phim cổ trang Hàn Trong "Mặt trăng ôm mặt trời", nhà bếp Hoàng cung có cả... bếp ga du lịch. Trong bộ phim "Mặt trăng ôm mặt trời", Hoàng tử Yang Myung nâng chén rượu lên uống. Phía dưới đáy chén có dòng chữ "Made in China". "Mặt trăng ôm mặt trời" còn để lại nhiều sơ hở rất hài hước như Hoàng tử Yang Myung có...