Ngồi tù 13 năm vì bán trộm đất của người khác
Khi kiểm tra điền sản, ông Sử té ngửa khi phát hiện mảnh đất hơn 100 m2 của mình giờ thành của người khác, hai ngôi nhà 4 tầng sừng sững mọc lên.
Ngày 24/12, TAND Hà Nội mở phiên xử ông Bùi Bài Chiến (54 tuổi, ở quận Hoàng Mai) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ông Chiến bị cáo buộc đã tự ý bán mảnh đất hơn 100 m2 của người khác.
Vụ việc bị vỡ lở từ việc ông Ngô Văn Sử (ở huyện Thanh Trì) có đơn tố giác về việc đất của ông bị người khác xây nhà trái phép. Cảnh sát xác định, năm 1993, UBND Hà Nội giao cho UBND xã Thịnh Liệt hơn 4.500m2 đất ở khu Đồng Bia để làm nhà ở và dịch vụ cho dân.
Ông Chiến tại tòa ngày 24/12. Ảnh: Nam Anh
Ông Sử đã mua lại hai lô đất trong số này. Chủ sở hữu xây tường bao quanh và bỏ bẵng lâu ngày không qua lại trông giữ. Tháng 6/2005, ông Sử thấy trên hai thửa đất của mình mọc lên hai ngôi nhà cao 4 tầng. Khi hỏi chủ nhân, ông Sử mới té ngửa đất của mình đã bị ông Chiến bán cho một người tên Long với giá hơn một tỷ đồng.
Tại phiên tòa, lúc đầu ông Chiến phủ nhận cáo buộc, khai 2 mảnh đất đã bán là của gia đình được cấp từ trước. HĐXX công bố tài liệu xác minh từ năm 1991, nêu rõ diện tích đất 4.545 m2 tại khu Đồng Bia do HTX xã Thịnh Liệt quản lý và giao cho các hộ dân tại đây để sản xuất nông nghiệp (trong đó gia đình ông Chiến được giao 347 m2).
Diện tích đất này sau đó được UBND thành phố Hà Nội đồng ý chuyển đổi để làm nhà ở và dịch vụ cho dân trong xã. Vì thế, gia đình ông Chiến phải trả lại 292 m2 và chỉ được giữ lại 55 m2. Như vậy, trên giấy tờ địa chính ông Chiến không có mảnh đất hơn 100 m2 để bán cho anh Long.
Video đang HOT
Trước những chứng cứ và tài liệu do HĐXX đưa ra, bị cáo Chiến đã thừa nhận hành vi phạm tội. HĐXX tuyên phạt bị cáo 13 năm tù.
Nam Anh
Theo VnExpress
Lời khai ghê sợ của cô giáo giết 3 người
Bị cáo Thuận luôn tươi cười trước vành móng ngựa.
Phiên xử phúc thẩm vụ án cô giáo Thuận thiêu chết cả nhà anh chồng đã diễn ra và kết thúc với bản án đầy tranh cãi cho Thuận nhưng có mấy ai biết được rằng hành trình điều tra phá án vất vả như thế nào.
Suốt cả tháng ròng, các điều tra viên của Đội điều tra trọng án cô giáo Thuận thiêu chết cả nhà anh chồng dồn sức truy tìm manh mối của một người tên là Diệp nhưng không thấy. Tất cả các mối quan hệ của gia đình anh Hưng, anh Tuấn trước đã rà soát nay lại được rà soát lại, kỹ lưỡng hơn. Không chỉ có bạn bè thân quen mà kể cả những người đã từng trông coi hộ nhà anh Hưng và cả nhà anh Tuấn lúc xây dựng cũng được lần tìm lại. Nhưng có một điều lạ là trong số hàng trăm mối quan hệ đó, dù đã lần tìm rất tỉ mẩn nhưng tuyệt nhiên không thấy có một người nào tên là Diệp. Chỉ có duy nhất một người từng có thời gian ở nhà Thuận nhưng lại tên là Tiệp. Các điều tra viên ngồi lại cùng trao đổi, và đi đến thống nhất, rất có thể đó là Tiệp chứ không phải Diệp vì hai tên đó phát âm gần giống nhau.
Tuy nhiên các thông tin về đối tượng Tiệp cũng rất ít ỏi. Chỉ có một thông tin duy nhất rằng thanh niên tên Tiệp đó trong thời gian ở nhà Thuận thì có đi học nghề nấu ăn. Nếu không làm án tận tụy thì có lẽ vụ án sẽ tắc ở đây vì thông tin về đối tượng quá mong manh. Nhưng, các điều tra viên trọng án thì không nản. Trung tá Trần Ngọc Hà nói, 3 người chết cơ mà, chết cháy, chết đau đớn lắm. Không chỉ riêng anh mà tất cả các điều tra viên tham gia điều tra vụ án này đều rơi nước mắt khi chứng kiến cái chết của 3 nạn nhân vô tội. Hậu quả của tội ác khủng khiếp đến thế làm sao có thể để kẻ gây ra tội ác nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Suy luận của các điều tra viên làm án rất logic. Nếu học trường nấu ăn thì nhiều khả năng chỉ có Trường Trung cấp Du lịch Hà Nội. Trường này mỗi khóa học nấu ăn là 2 năm. Tính lùi thời gian, khi xảy ra vụ án năm 2008 còn đang học thì chỉ có thể là sinh viên nhập học vào khoảng 2 năm 2007 hoặc 2008 mà thôi.
Bị cáo Tiệp kêu oan tại tòa
Sau nhiều ngày tìm kiếm, hồ sơ của khoảng chục sinh viên tên Tiệp đã được rút ra nghiêm túc. May sao, đó cũng là cái tên không phổ biến lắm chứ nếu là những cái tên dạng như "Toàn", "Thắng", "Tuấn", "Tú" thì con số đó có thể lên đến cả vài chục. Và, trong số gần chục sinh viên tên Tiệp, các điều tra viên đặc biệt chú ý đến hồ sơ của người có tên là Hoàng Hải Tiệp, sinh năm 1980 người dân tộc Tày quê ở Yên Bái. Lẽ vì, ở anh ta có hai điểm trùng khớp: thứ nhất là trùng tên, thứ hai là đồng hương với Thuận.
Ảnh lưu hồ sơ của Hoàng Hải Tiệp được rút ra, đem đi nhận diện.
Và họ đã đem ảnh tới cho những người dân làng Phú Mỹ xem, những người mà theo phán đoán của các điều tra viên thì họ biết người thanh niên đã từng ở nhà Thuận tên là Tiệp.
Nhiều người trong làng, khi nhìn ảnh của sinh viên Hoàng Hải Tiệp đều khẳng định người trong ảnh chính là thanh niên đã có thời gian tá túc ở nhà cô Thuận trước khi vụ cháy xảy ra. Nhưng từ sau vụ án cháy xảy ra thì người thanh niên này đã chuyển đi đâu không rõ.
Nhưng lại một khó khăn nữa nảy sinh. Quê quán, địa chỉ nhà của Hoàng Hải Tiệp thì có trong hồ sơ đã thể hiện đầy đủ. Nhưng Tiệp xuống Hà Nội học và vào thời điểm điều tra thì anh ta chắc chắn đã hoàn thành khóa học 2 năm. Ra trường rồi nhiều khả năng anh ta sẽ không về quê vì quê anh ta chỉ là một xã miền núi heo hút thì làm gì có nhà hàng, quán ăn, khách sạn để anh ta hành nghề. Rất có thể anh ta đã ở lại Hà Nội hoặc đi tới một thành phố sầm uất nào đó. Vậy thì biết tìm anh ta ở đâu? Và, trong tình huống khó khăn đó, các điều tra viên bằng kinh nghiệm và khả năng suy đoán tuyệt vời đã tìm ra một cách giải quyết rất hiệu quả. Một cuộc viếng thăm bất ngờ gia đình Hoàng Hải Tiệp trên Yên Bái của người khách lạ đã diễn ra ngay sau đó. Tiệp không có nhà. Trong căn nhà tồi tàn ở một xã miền núi heo hút, chỉ có một mình mẹ Hoàng Hải Tiệp ở. Bà lấy chồng từ khi còn rất trẻ và ngay sau đó đã sinh ra Hoàng Hải Tiệp được ít lâu thì cha Tiệp bỏ lên Tuyên Quang lấy vợ hai, không ngó ngàng gì đến bà và Tiệp. Bà vò võ một mình, lần hồi nhọc nhằn kiếm sống từng bữa chắt chiu nuôi Tiệp. Niềm hy vọng của cả cuộc đời bà dồn vào mụn con trai duy nhất đó.
Tiệp học xong phổ thông, muốn xuống Hà Nội học nghề nấu ăn, hy vọng sẽ thay đổi được cuộc sống nghèo túng của hai mẹ con. Nông dân ở miền núi như bà, nuôi con ở quê đã khó huống chi xuống tận Hà Nội ăn học nhưng thương con bà đành gắng gượng, giật gấu vá vai.
Tiệp xuống Hà Nội, chịu khó học hành, vừa học vừa làm thêm phục vụ ở các quán ăn để đỡ đần mẹ tiền ăn học. Bà khoe với những người khách, Tiệp đã ra trường đang làm việc cho một quán ăn ở phố Bảo Khánh trên Hà Nội.
Vậy là những thông tin về Tiệp đã dần dần dày lên.
Tiếp tục xác minh ở nơi Tiệp đang làm việc, các điều tra viên thu được một thông tin quan trọng. Tiệp hiện vẫn đang làm việc tại đây và đang dùng số điện thoại 09xxxxxxxx. Các điều tra viên đã suýt reo lên sung sướng khi đó chính là số máy gọi vào tổng đài báo cháy ở nhà anh Nguyễn Chí Hưng. Tuy nhiên, người dùng số máy đã ngắt ngay khi có kết nối.
Điều tra tiếp về Tiệp, các điều tra lại có thêm một thông tin nữa: Tiệp có một người đồng hương tên Bùi Tiến Hà. Trên quê Yên Bái nhà Hà và nhà Tiệp ở gần nhau. Hà sinh năm 1959, bằng tuổi mẹ Tiệp nên Tiệp gọi bằng chú. Thời điểm Tiệp xuống Hà Nội học cũng là thời điểm Bùi Tiến Hà xuống Hà Nội trong coi công trình xây dựng cho gia đình "cô giáo" Thuận. Lúc đó Thuận xây ngôi nhà 5 tầng mới ở sát ngay nhà anh Hưng mà hai vợ chồng thì đã ly thân nên mẹ Thuận phải nhờ Hà xuống trông coi công trình giúp con gái. Đã có lần Tiệp gọi điện thoại về trên quê cho vợ Hà xin số điện thoại của Hà để hai chú cháu liên lạc với nhau ở Hà Nội.
"Cô giáo" Thuận cùng đồng phạm
Sáng 31 - 12 - 2008, Tiệp bị bắt tại Cổ Nhuế. Cùng lúc Hà bị bắt ở Yên Bái. Thuận cũng bị bắt ngay sau khi kết thúc giờ dạy ở trường. Vậy là ngày cuối cùng của năm, các điều tra viên trọng án vẫn không được nghỉ. Trung tá Trần Ngọc Hà kể, có nhiều điều tra viên tiếp nhận được điện thoại trách mắng của gia đình vợ con. Nhưng không thể nào khác được. Đêm giao thừa anh và nhiều đồng đội khác thức trắng bên đống hồ sơ vụ án với bộn bề công việc tại đơn vị. Anh nói với Thuận rằng, lẽ ra hôm nay cả tôi và chị đều phải ở nhà đón năm mới cùng gia đình. Một ngày có ý nghĩa nhất trong năm như ngày hôm nay, sự buộc phải vắng mặt ấy thật là đáng tiếc. Nhưng chúng ta đã phải ở đây. Tôi khuyên chị nên thành khẩn. Và, sau khi uống hết cốc sữa nóng hổi, Thuận đã xin được viết bản tự khai, tường trình một cách chi tiết về tội ác của mình trong vụ tổ chức đốt cháy nhà anh chồng. Lúc ấy, Trung tá Hà kể - tôi ngước lên nhìn đồng hồ - đúng giao thừa.
Vụ án cô giáo thiêu chết 3 người Cuối năm 2007, sau khi ly thân với chồng, Nguyễn Thị Thuận đã được anh chồng là Nguyễn Chí Hưng khuyên răn nên xin lỗi chồng để về đoàn tụ. Cho rằng gia đình chồng bênh nhau, Thuận rất bức xúc. Ngày 20 - 1 - 2008, Thuận nói với Bùi Tiến Hà: "Cháu rất tức vợ chồng ông Hưng vì luôn bênh em trai. Chú mua ít xăng về, giúp cháu đốt nhà ông Hưng cho bõ tức". Thấy Hà lưỡng lự, Thuận bảo: "Chú cứ đốt đi, nếu xảy ra chuyện gì cháu chịu trách nhiệm". Do ông Hà chưa làm ngay, Thuận nhờ Hoàng Hải Tiệp ra tay và không quên hứa hẹn: "Chị xây nhà xong, mày xuống ở với chị, chị không lấy tiền nhà". Tiệp đã đồng ý, nhận 50.000 đồng từ Thuận để đi mua xăng. Đêm 24 rạng 25 - 1 - 2008, lợi dụng lúc gia đình anh Hưng ngủ say, Tiệp và Hà đã rót xăng qua thước nhôm đổ vào cửa sắt nhà anh Hưng và châm lửa đốt. Ngọn lửa bùng lên dữ dội biến ngôi nhà thành một ngọn đuốc khổng lồ khiến cả 3 người sống trong nhà vào thời điểm đó là hai vợ chồng anh Hưng và con gái là cháu Thảo Hiền đã bị tử vong do bỏng.
Theo An ninh thế giới
"Quan hệ" nhầm: Cô gái 18 thành bé 12 (?!) Hắn bị tòa xử phạt do đã "quan hệ" với người yêu chưa đủ 13 tuổi (Hình minh họa) 12 năm sau khi chia tay với bạn gái, Cường bị tòa xử phạt do đã "quan hệ" với người yêu chưa đủ 13 tuổi. Vừa qua, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Nguyễn Quốc Cường tám năm tù về tội hiếp dâm trẻ em....