Ngôi trường xây dựng từ năm 1874 ở TP.HCM, có thư viện đẹp như trong phim
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa được tu sửa từ ngôi trường dòng gần 150 tuổi có tên Lasan Taberd. Đây là một trong những ngôi trường lâu đời và có kiến trúc đẹp tại TP. HCM.
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa nằm trên đường Lý Tự Trọng (quận 1, TP. HCM), tiền thân là trường dòng Lasan Taberd. Trường được xây dựng vào năm 1874 do Cha Juhel des Isles De Kerlan – Cha Sở coi Thánh đường Sài Gòn, tự xuất tiền riêng sáng lập, đặt tại khu vực vốn là khuôn viên dinh của Tri phủ Tân Bình. Nơi đây đầu tiên sử dụng để nuôi trẻ mồ côi lai Âu và lai Pháp bị bỏ rơi, sau này thu nạp học sinh không phân biệt tôn giáo. Ban đầu, trường có 58 học trò do các tu sĩ, truyền giáo gồm 2 người Việt, 2 người Pháp dạy.
Năm 1976, TP. HCM cho thành lập ngôi trường mới tại cơ sở này mang tên trường Trung học Sư phạm TP. HCM và đào tạo khóa đầu tiên. Đến năm 2000, trường Trung học Sư phạm được chuyển đổi thành trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa như ngày nay. Các tòa nhà được chia thành các khu A, B, C, D và khu nhà trung tâm.
Trong đó, khu C, D và trung tâm mang kiến trúc đẹp nhất và giữ lại gần như nguyên vẹn lối kiến trúc cổ điển, tiêu biểu cho phong cách Pháp xen lẫn lối trang trí mang hơi hướng Á Đông.
Dãy lớp mới nhìn từ cổng Lý Tự Trọng vào, được xây dựng sau năm 1975. Được biết, nơi này trước đây là một dãy nhà tôn để học sinh sinh hoạt, vui chơi. Khi Trường Trung học Sư phạm quản lý, tiếp nhận học sinh trường Thực hành Sư phạm ở đường Lê Duẩn (quận 1) về, nhà nước xây thêm một nhà ăn gồm tầng trệt và tầng lầu. Mãi đến năm 2014 mới xây ngôi nhà mới như hiện nay .
Ngôi trường gần 150 tuổi này khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, hết sức thơ mộng nhờ những đường nét trang trí tinh tế. Trong ảnh là hội trường gần như nguyên vẹn từ kiến trúc, nền gạch bông, ghế, tường, đặc biệt những ô cửa kính màu.
Những ô cửa màu cùng dãy ghế được gìn giữ cẩn thận, trường tồn cùng thời gian. Được biết, vật liệu chính để xây nên trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa là gạch, cát, đá, bên trong có lõi thép và được kết dính bằng chất đường mật.
Đặc biệt, các dãy phòng học tại trường là điểm nhấn trong lối kiến trúc Pháp cổ. Với kiểu mái vòm, đan xen mảng xanh, sự hòa hợp giữa hai tông màu vàng và trắng, ngôi trường gần 150 tuổi này tạo ra một cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái cho học sinh. Giữa các dãy phòng học luôn có các hành lang nối lại với nhau, đảm bảo thông suốt.
Video đang HOT
Bậc cầu thang làm bằng gỗ, hoa văn, tay vịn bằng sắt được giữ nguyên.
Ngoài 4 khu học và khu nhà trung tâm, trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa còn có khu nhà ở của các Frère (sư huynh) nằm trên sân thượng, phía trên nóc hội trường.
Ẩn bên trong những đường nét kiến trúc cũ kỹ, các phòng của ngôi trường dòng gần 150 tuổi đều được trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy và học. Đặc biệt, trường đã đầu tư gần 15 tỷ đồng để “lột xác” cho thư viện cũ.
Được biết, thư viện mới được mở rộng diện tích 1000 m2, không gian thoáng, rộng rãi để tích hợp nhiều hoạt động. Tầng dưới của thư viện là kho sách trải rộng đến hơn 2 phòng cùng với hơn 30 máy tính. Tầng trên là phòng đọc sách, bốn cabin – phòng họp để các thầy cô, học sinh họp định kỳ hay sinh hoạt CLB, đội nhóm.
Bên cạnh đó, ngôi trường cũng được phủ bóng bởi nhiều mảng xanh. Trong đó có cây Huỳnh Đàn nhiều năm tuổi và có giá trị nhất trường.
Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa đã trở thành một trong những chiếc nôi đào tạo học sinh giỏi của thành phố. Trong ảnh là thầy Nguyễn Bác Dụng – Nhà Giáo Ưu Tú, Tiến Sĩ – Hiệu trưởng đầu tiên kể từ khi thành lập trường năm 2000, và thầy Nguyễn Minh – Hiệu trưởng hiện tại.
Ngày 30/12/2019, UBND TP. HCM quyết định công nhận Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố.
Ngôi nhà mê cung trên mảnh đất méo, xây trong 3 năm
Ngôi nhà 3,5 tầng xây trên mảnh đất méo mó, không vuông vắn nhưng với đam mê và tâm huyết, cặp vợ chồng ở Đà Nẵng đã biến nó thành không gian sống thú vị.
Ngôi nhà 3,5 tầng ở Đà Nẵng của vợ chồng chị Nguyễn Dung được xây trong vòng 3 năm. Chị cho biết, mảnh đất này không vuông vắn nhưng chính sự không vuông vắn đó đã nảy ra trong chị ý tưởng về ngôi nhà mê cung.
Lý do khiến công trình xây dựng, thi công và hoàn thiện kéo dài là do dịch bệnh, tài chính chị lại hết nên có kinh phí đến đâu chị làm đến đấy.
Ngôi nhà nằm trong hẻm, bao bọc xung quanh là nhà hàng xóm nhưng không gian luôn ngập ánh sáng, gió trời nhờ thiết kế đặc biệt, kiểu "mê cung".
"Ngôi nhà có diện tích chính xác là 172,5m2, hình thù lô đất khá dặt dẹo không vuông vắn, nhưng đôi khi sự không hoàn chỉnh ấy lại tạo ra nét duyên và những không gian thở cho ngôi nhà", chị Dung tâm sự.
Nhà nằm gần biển, trong một hẻm nhỏ yên tĩnh, chị Dung lại rất yêu cây, nên ngôi nhà được tràn ngập không gian xanh của cây cối và một màu xanh dương làm điểm nhấn.
Toàn bộ kiến trúc trong nhà không mang theo hơi hướng gì nhất định, mà chị muốn đưa các vật liệu đậm chất Việt Nam vào trang trí hoàn thiện.
Trúc được gia chủ sử dụng làm trần, màu xanh dương là màu sắc chủ đạo. Tất cả các phòng được bố trí lấy sáng qua ban công.
Điểm đặc biệt nhất là dù ngôi nhà được bao bọc bởi nhà dân xung quanh 3 mặt, nhưng khi bước vào nhà cảm giác rất thoáng khí, nắng tràn vào nhưng khu trồng cây trong nhà và tất cả các phòng đều có thể hưởng khí trời tự nhiên.
Do xung quanh là nhà dân nên chị Dung đưa các ban công từ phòng ngủ ra đón ánh sáng dưới giếng trời. Giải pháp này giúp không gian nhà thật thoáng mát. Nếu nhìn từ dưới tầng 1 lên, ta cảm nhận nhà như một mê cung xoắc ốc.
View trước nhà là một bờ tường rào dài của nhà hàng xóm đã được gia chủ xin phép cho sơn lại và vẽ lên đó một bức tranh thật đẹp, dựa trên bối cảnh sẵn có là nhà hàng xóm trồng dừa trong sân.
Bức tranh vẽ kết nối giữa thật và ảo, tạo nên một cảm giác như bãi biển ngay trước ngõ, giúp view trước nhà cũng sinh động hơn.
Tường đối diện cửa nhà được vẽ bức tranh biển xanh rì rào.
Phòng ngủ nào cũng ngập ánh sáng tự nhiên, điều hòa không khí cho không gian. Những bức tường gạch bông thông gió, đồng thời tạo vệt nắng nghệ thuật.
Gạch thông gió còn có tác dụng đảm bảo an ninh, tạo khe thoáng nhưng rất kín đáo.
Mỗi phòng đều được chăm chút, decor đẹp mắt, có khung cửa lớn ngồi đọc sách, thư giãn.
Thiết bị vệ sinh sang trọng, vách tắm kính, bệ rửa mặt tiện nghi.
"Tôi rất quan tâm đến cảm xúc của các thành viên khi về nhà. Dù buồn hay vui, nhà sẽ luôn là nơi để chia sẻ và xua tan mệt mỏi cuộc sống", chị Dung tâm sự.
Bể bơi vô cực trên nóc nhà. Khách đến thăm nhà chị Dung rất bất ngờ, vì có thể làm hồ bơi trên này, nhờ tính toán rất kĩ về công năng, gia chủ mới có thể thêm tiện ích này trong nhà. Vì theo qui định nhà trong ngõ, hẻm, chị chỉ được phép xây tối đa 3,5 tầng.
Khu vực dưới giếng trời bày trí tiểu cảnh đẹp mắt, nhiều cây xanh nhỏ và cả tượng động vật ngộ nghĩnh cho bé chơi. Bộ bàn ghế tiếp khách bằng gỗ uốn cong độc đáo.
Sân thượng, lối dẫn lên khu bể bơi mang chút hơi hướng của biển với ô bằng lá cọ, làm cói với cây sắc màu rực rỡ như nắng.
Khu vực áp mái, chị Dung tận dụng thành nơi ngồi chơi, tán gẫu cho cả nhà. Mọi diện tích được tối ưu,sử dụng triệt để nhất.
Những góc ảnh đẹp bên trong ngôi nhà.
Đề nghị xây dựng hệ thống chống ngập úng trong khu dân cư ở thị xã Cửa Lò Chiều 15/6, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh bầu trên địa bàn thị xã Cửa Lò gồm các đại biểu: Nguyễn Thị Kim Chi - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh; Trần Phan Long - Chánh Văn phòng Thị ủy Cửa Lò đã có cuộc tiếp xúc cử tri các phường...