Ngôi trường đào tạo bảo mẫu với mức học phí trên trời
Trong hơn 120 năm, Cao đẳng Norland của Anh được biết đến là trường đào tạo bảo mẫu uy tín nhất trên thế giới, sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc với các gia đình giàu có và kiếm được hơn 100.000 USD mỗi năm.
Được thành lập vào cuối những năm 1800 bởi Emily Ward, người nhận ra rằng không có khóa đào tạo chăm sóc trẻ em chính thức vào thời điểm đó, Cao đẳng Norland nhanh chóng trở thành trường đào tạo bảo mẫu nổi tiếng nhất trên thé giới với khách hàng bao gồm các gia đình Hoàng gia và các cặp vợ chồng giàu có đang tìm kiếm dịch vụ tốt nhất để chăm sóc con cái họ.
Với cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn, học phí cũng như chương trình đào tạo tại Cao đẳng Norland được đánh giá không có gì là đắt đỏ với một số sinh viên tốt nghiệp kiếm được tới 170.000 USD/ năm, và thậm chí có sinh viên kiếm được khoảng 40.000 USD/năm khi đi làm thêm trong thời gian đào tạo tại trường.
Con số này cao hơn gấp 4 lần mức lương trung bình của một bảo mẫu ở Anh, nhưng phần nào được chứng minh bởi chương trình giảng dạy độc đáo tại Norland.
Ngôi trường đào tạo những bảo mẫu đắt đỏ nhất thế giới.
Video đang HOT
Các bảo mẫu ưu tú được kỳ vọng sẽ nấu ăn, may vá hoàn hảo… nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ trong số các môn học mà các bảo mẫu Norland đào tạo trong bốn năm ở trường đại học.
Từ việc học cách quản lý cơn giận dữ một cách hiệu quả và sử dụng các chiến thuật trốn tránh khủng hoảng, đến đào tạo tự vệ và lái xe trượt hay thậm chí cả an ninh mạng, các bảo mẫu của Norland thực sự vượt trội so với phần còn lại.
Trong một báo cáo gần đây của Business Insider, các bảo mẫu có đầy đủ phẩm chất, kỹ năng của cô bảo mẫu đầy quyền lực Marry Poppins và mật vụ James Bond trên phim ảnh, đó là một mô tả khá chính xác.
Ngoài cách cư xử hoàn hảo và kỹ năng giao tiếp với trẻ em, những bảo mẫu ưu tú này còn được đào tạo để có thể đối phó với những tình huống bất ngờ nhất.
Học phí tại Cao đẳng Norland không dành cho bất kỳ ai. Bốn năm đào tạo là rất nhiều, chưa kể mỗi năm học phí 20.000 USD, được cho là đắt hơn so với học tại các trường đại học Oxford hay Cambridge.
Tuy nhiên, triển vọng kiếm được một công việc lương cao sau khi tốt nghiệp và tạo ra thu nhập khá (khoảng 40.000 USD) từ năm 1 hoặc năm 2 đại học thu hút rất nhiều ứng viên.
Dù vậy tiền không phải là thứ duy nhất cần thiết để vào Norland College. Số lượng học viên nộp đơn đăng ký luôn nhiều hơn chỉ tiêu nên các ứng viên phải trải qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp.
Họ sẽ được đánh giá về phẩm chất, như tình yêu thương, tốt bụng, trung thực, sáng tạo, có trách nhiệm và tổ chức. Kinh nghiệm chăm sóc trẻ trước đây cũng là một yếu tố rất quan trọng để xét tuyển.
Vì vậy, hoạt động tình nguyện trong một lớp mẫu giáo hoặc trông trẻ là những nơi khởi đầu tốt cho những ai muốn đăng ký đào tạo tại trường cao đẳng Norland.
Mặc dù mức lương để chi trả cho những bảo mẫu này đắt đỏ nhất thế giới, nhưng nhu cầu về bảo mẫu của Norland luôn vượt xa nguồn cung. Nhiều đến mức trường cao đẳng có ít nhất 6 cơ hội việc làm cho mỗi sinh viên sau tốt nghiệp.
Trong khi hầu hết các bảo mẫu đều làm việc cho các gia đình giàu có ở London, nhu cầu cũng đến từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, Mỹ và Trung Đông, cũng đang tăng cao.
TPHCM: Đề xuất hỗ trợ bảo mẫu, người giúp việc, vá xe, bán báo dạo
TPHCM đề xuất hỗ trợ cho 465.150 lao động làm bảo mẫu, quét dọn, giúp việc, sửa xe, vá xe, bán báo dạo, đánh giày... với kinh phí hơn 465 tỷ đồng.
TPHCM đã hỗ trợ 391.020/400.272 người lao động với số tiền hơn 611 tỷ đồng (đạt 97,96%).
Sở LĐ-TB&XH TPHCM vừa có báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết 68, Quyết định 23 của Chính phủ và Nghị quyết 09 của HĐND TP về việc hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo báo cáo, thành phố đã hỗ trợ 391.020/400.272 người lao động với số tiền hơn 611 tỷ đồng (đạt 97,96%). Trong đó, 332.847 lao động tự do đã nhận được hỗ trợ với số tiền hơn 499 tỷ đồng. Một số lao động chưa nhận được hỗ trợ do đã về quê hoặc đang trong khu vực phong tỏa.
Ngoài những lao động tự do đã được hỗ trợ, Sở LĐ-TB&XH TPHCM kiến nghị UBND TP tiếp tục hỗ trợ cho 5 nhóm công việc sau: Bảo mẫu, quét dọn, giúp việc gia đình thuê; bảo vệ, giữ xe, rửa xe thuê; sửa xe, vá xe nhỏ lẻ; bán báo dạo, đánh giày hoặc công việc có tính chất tương tự.
TPHCM tiếp tục kiến nghị hỗ trợ những người sửa xe, vá xe, bán báo dạo, đánh giày... với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Dự kiến 5 nhóm công việc trên có khoảng 465.150 người bị mất việc làm, đang gặp khó khăn do thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Điều kiện để được nhận hỗ trợ là mất việc làm, không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn 4 triệu đồng/tháng. Mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/người với kinh phí hơn 465 tỷ đồng.
Vừa qua, Sở LĐ-TB&XH TPHCM cũng đã đề xuất hỗ trợ lần 2 tới 334.000 lao động tự do đã nhận hỗ trợ lần 1, mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người; hỗ trợ hơn 170.000 lao động nghèo sống trong các khu trọ bị phong tỏa với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người; hỗ trợ hơn 90.000 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn, mức 1 triệu đồng/hộ với tổng kinh phí hơn 90 tỷ đồng.
Kiểm tra camera, mẹ sợ chết khiếp khi phát hiện cử chỉ lạ của người giữ trẻ, nghe cô ta giải thích xong liền sa thải gấp Sau khi nhìn thấy hành vi quái lạ của cô giữ trẻ, người mẹ sợ hoảng hồn phải chạy về nhà gấp để làm rõ mọi chuyện. Sau khi các mẹ đi làm lại, việc tìm được một người đủ tận tâm, kỹ càng, yêu thương trẻ em để giúp chăm sóc con thật sự là vấn đề khiến nhiều mẹ bỉm sữa...