Ngôi trường có 2.000m2 đất cho học sinh trồng hàng tấn rau xanh
Hơn 400 học sinh bán trú cùng nhau trồng hơn 2 tấn rau mỗi học kỳ để cải thiện bữa ăn, lấy tiền gây quỹ lớp.
Nằm cách TP Thanh Hóa khoảng 200km, học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) THCS Trung Lý, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) mỗi học kỳ đều tự trồng rau bán cho nhà trường để phục vụ bữa ăn bán trú và lấy tiền mua sắm máy giặt, gây quỹ lớp.
Mỗi học kỳ học sinh Trường PTDTBT THCS Trung Lý, huyện biên giới Mường Lát trồng được hơn 2 tấn rau xanh.
Theo tìm hiểu của PV, mô hình học sinh bán trú trồng rau sạch được trường Trung Lý triển khai năm 2013 từ những mảnh đất trống ven trường và khu đất trống sau trường. Nhà trường đã phân công mỗi lớp trồng một luống rau xanh với đủ các loại rau như cải, đậu, muống… để gây quỹ lớp cũng như cải thiện bữa ăn cho chính các em.
Đang loay hoay chăm sóc rau cùng bạn, em Giàng Thùy Linh (lớp 9A) cho biết: “Việc trồng rau vui lắm ạ! Sau mỗi giờ học trên lớp căng thẳng thì chúng em lại cùng nhau chăm sóc cho những luống rau xanh tốt của lớp mình. Chúng em cũng phân chia công việc cho từng bạn như xới đất, nhổ cỏ, tưới rau”.
Video đang HOT
Thầy Đoàn Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Trung Lý cho hay, toàn trường có 13 lớp học với 486 học sinh chủ yếu là người dân tộc Mông và Thái. Trong đó, có 417 học sinh ở lại bán trú tại trường do khoảng cách từ nhà tới trường xa 10-50km.
“Mô hình trồng rau xanh do nhà trường phối hợp với đoàn, đội phát động vào năm 2013 và giao cho các lớp, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh trồng, chăm sóc rau xanh. Sau khi thu hoạch rau xanh được nhà trường thu mua lại phục vụ cho bếp ăn bán trú với giá 10.000 đồng/kg để các lớp lấy quỹ hoạt động”, thầy Sơn nói.
Cũng theo thầy Sơn thì toàn trường có khoảng hơn 2.000m2 đất để trồng rau, chủ động cung cấp rau xanh 7 tháng trong một năm học, mỗi học kỳ cho thu hoạch khoảng 2,3 tấn rau xanh.
Chiếc máy giặt được mua bằng tiền quỹ trồng rau, nuôi lợn của học sinh.
Được biết, trước đây nhà trường còn nuôi lợn lấy quỹ mua đồ dùng cho học sinh nhưng từ năm 2019 do ảnh hưởng của bão số 3, chuồng lợn bị sạt lở nên việc chăn nuôi dừng lại.
Việc học sinh trồng rau xanh cải thiện bữa ăn là một mô hình thiết thực, cũng là môn học ngoại khóa rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh bán trú nơi đây.
Hơn 100 học sinh sơ tán khi trường bị sạt lở đất đá đe dọa
Tình trạng đất, đá từ vết nứt mái ta luy dương phía trên quả đồi, đe dọa đến sự an toàn khiến hàng trăm học sinh Trường PTDTBT - THCS Trung Thành, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) phải di dời.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực đồi phía sau Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở (PTDTBT-THCS) Trung Thành, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đang xuất hiện nhiều vết nứt, sạt trượt.
Tình trạng nứt toác, sạt trượt khiến hàng trăm khối đất, đá có thể đổ xuống sập xuống bất cứ lúc nào, đe dọa sự an toàn của hàng trăm học sinh và giáo viên nhà trường.
Trường PTDTBT - THCS Trung Thành, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa đang bị đe dọa bởi nguy cơ sạt lở đất đá.
Năm học 2020-2021, Trường PTDTBT-THCS Trung Thành có 197 học sinh, trong đó có 107 em ở bán trú. Để đảm bảo an toàn tính mạng cho học sinh, khu nhà ở bán trú 10 phòng ở của Trường PTDTBT-THCS Trung Thành đã phải đóng cửa, hơn 100 học sinh phải di dời đến nơi khác.
Được biết, dự án công trình Trường PTDTBT - THCS Trung Thành có 2 hợp phần gồm: Công trình Trường PTDTBT - THCS Trung Thành, với tổng kinh phí xây dựng hơn 13,8 tỷ đồng; hợp phần xử lý khẩn cấp công trình công sở và khu bán trú Trường PTDTBT - THCS Trung Thành, có tổng vốn đầu tư 9,3 tỷ đồng.
Công trình được đầu tư hàng chục tỷ đồng.
Sau khi nắm bắt được thực trạng trên, ông Trương Nho Tự, Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa đã ký công văn khẩn về việc đảm bảo an toàn sạt lở đất tại công trình: Xử lý cấp bách khắc phục thiệt hại công trình công sở và khu bán trú học sinh Trường PTDTBT - THCS xã Trung Thành.
Theo đó, sau khi nhận được báo cáo của đơn vị thi công là Công ty cổ phần XDTM Hưng Phúc An về việc báo cáo nhanh nguy cơ sạt lở đất công trình nêu trên, UBND huyện đã giao các phòng ban chuyên môn tiến hành kiểm tra thực tế tại hiện trường.
Những vết nứt từ mái ta luy dương đang có nguy cơ xảy ra tình trạng sạt lở.
Sau khi nghe báo cáo các phòng, ban chuyên môn, Chủ tịch UBND huyện đề nghị xã Trung Thành theo dõi thường xuyên nguy cơ sạt lở, có phương án kịp thời di chuyển con người, tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do sạt lở; cảnh báo cho nhân dân biết và không đến gần vị trí nguy cơ sạt lở.
Đồng thời, đề nghị Trường PTDTBT - THCS Trung Thành không cho giáo viên, học sinh đến gần khu vực nguy cơ sạt lở, có phương án di dời, không ở lại qua đêm tại khu bán trú, khu công vụ.
Hàng trăm khối đất có nguy cơ sạt lở xuống.
Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa cũng giao Phòng Kinh tế và Hạ tầng khẩn trương thực hiện lắp đặt biển cảnh bảo tại các vị trí nguy hiểm có nguy cơ sạt lở cao; giao Ban quản lý dự án đầu tư huyện tham mưu văn bản báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét, hỗ trợ khắc phục sự cố phát sinh.
Theo Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa, trong trường hợp thời tiết xảy ra mưa bất thường, để đảm bảo an toàn, đề nghị các đơn vị nhanh chóng di chuyển người và tài sản ra khỏi khu vực cảnh báo nguy hiểm.
Đất đá đã sạt lở xuống sát nhà bán trú của học sinh.
Trường PTDTBT - THCS Trung Thành hiện có 107/197 học sinh bán trú.
Chính quyền và ngành chức năng đã cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại hiện trường.
Trong trường hợp thời tiết xảy ra mưa bất thường, để đảm bảo an toàn, UBND huyện Quan Hóa đề nghị các đơn vị nhanh chóng di chuyển người và tài sản ra khỏi khu vực cảnh báo nguy hiểm.
Vườn rau sạch của học sinh bán trú Các lớp học ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý, huyện Mường Lát, đều được chia đất trồng rau, cung cấp cho bếp ăn bán trú. Sau giờ học buổi sáng, Giàng Thị Dợ, học sinh lớp 9B, trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý, cất vội chiếc cặp vào phòng rồi cùng nhóm bạn đến...