Ngôi trường Ấn Độ chỉ có 2 giáo viên, một đầu bếp, một học sinh
Khi Janhavi Kumari (7 tuổi) đăng ký vào học từ kỳ trước, chính quyền địa phương quyết định việc học hành của em xứng đáng để trường duy trì hoạt động dù chỉ có một học sinh.
Hàng ngày, Janhavi Kumari (7 tuổi) đến trường tiểu học trong khu vực với sự chào đón của cả trường.
Không phải Janhavi là học sinh nổi bật về thành tích hay vẻ ngoài mà đơn giản, cô bé là học sinh duy nhất theo học tại ngôi trường nằm ở vùng hẻo lánh của bang Bihar, Ấn Độ. Trường chỉ có 2 giáo viên, một đầu bếp phục vụ bữa trưa hàng ngày.
“Em đã học được cách viết tên mình bằng tiếng Anh và biết tên một số loại hoa, quả nữa. Tuy nhiên em không có bạn bè để cùng học, cùng nói chuyện ở trường”, Janhavi chia sẻ.
Janhavi là học sinh duy nhất trong trường.
Priyanka Kumari, giáo viên của Janhavi, cho biết cô rất ấn tượng với nỗ lực học tập của học trò duy nhất.
Video đang HOT
“Cô bé rất nhanh nhẹn, chưa bao giờ nghỉ học kể từ khi được nhận vào trường từ học kỳ trước. Chúng tôi cũng háo hức đợi cô bé đến trường mỗi ngày vì nếu Janhavi nghỉ học, chúng tôi cũng chẳng có gì để làm”, cô giáo chia sẻ.
Hoạt động từ năm 1972, ngôi trường tiểu học này ngày càng vắng bóng học sinh do xu hướng phụ huynh chuyển con đến học tại các trường tư trong khu vực.
Dù chính quyền địa phương đưa ra nhiều hình thức kêu gọi, hỗ trợ, từ cung cấp xe đạp, đồng phục, giày dép và bữa trưa miễn phí, các ngôi trường công do chính phủ điều hành vẫn ngày càng hoang vắng.
Cô bé 7 tuổi được nhận xét chăm chỉ, nhanh nhẹn trong học tập.
Janhavi xuất thân trong một gia đình nghèo, được xếp vào tầng lớp thấp trong xã hội Ấn Độ và chịu nhiều sự phân biệt đối xử. Cha em làm việc tại một trạm xăng còn mẹ làm nội trợ nên học phí đắt đỏ tại các trường tư là điều bất khả thi đối với gia đình Janhavi.
Vì vậy, ngôi trường công với học phí rẻ và có nhiều hỗ trợ này là con đường duy nhất để Janhavi tiếp cận giáo dục. Khi cô bé 7 tuổi đăng ký vào học từ kỳ trước, chính quyền địa phương quyết định việc học hành của em xứng đáng để trường duy trì hoạt động.
Pinki Kumari, mẹ Janhavi, bày tỏ cô rất vui khi các giáo viên và nhân viên của trường làm việc chỉ vì con gái mình.
“Gia đình chúng tôi rất hạnh phúc. Vì quá nghèo, chúng tôi không thể chi trả học phí tại các trường tư. Nếu không có sự hỗ trợ của nhà trường, con bé có thể đã mù chữ”, bà nói.
Theo Zing
Chàng trai vào chuồng nằm với sư tử, không cho ai cứu ở Ấn Độ
Nhân viên sở thú đã phải chuốc thuốc mê con sư tử và đưa thanh niên 28 tuổi ra ngoài an toàn.
Du khách tại sở thú New Delhi đi từ hoảng sợ đến kinh ngạc hôm 17/10 sau khi một thanh niên nhảy qua hàng rào cao vây quanh một chuồng sư tử và trêu chọc con vật nhưng may mắn không bị thương tích, theo RT.
Thanh niên tên Rehan Khan, 28 tuổi, đến từ bang Bihar. Theo các nhân chứng, anh ta say xỉn và có thể có vấn đề tâm thần. Theo Times of India, về sau thanh niên này cho biết anh ta mới bị sa thải và không thiết sống nữa.
Khan đã nhảy qua được hàng rào dù các nhân viên bảo vệ đã cố ngăn cản anh ta. Thanh niên một mực nói rằng anh ta không cần được giải cứu.
Sau đó, anh ta ngồi mặt đối mặt với một con sư tử trước khi nằm xuống bên cạnh "chúa sơn lâm", dường như cố tình trêu ngươi để con vật tấn công mình.
Sư tử kích thước lớn có thể giết chết người chỉ trong 15 giây. Ảnh: Pexels.
Vụ việc, xảy ra vào giữa trưa, khép lại khi các nhân viên sở thú đánh thuốc mê con sư tử và đưa người đàn ông ra khỏi chuồng một cách lành lặn.
"Một con tử kích thước này có thể giết người chỉ trong 15 giây", NDTV dẫn lời chuyên gia Anish Andheria thuộc Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên hoang dã.
Hồi tháng 9/2014, một người đàn ông đã bị một con hổ trắng quật đến chết tại sở thú này, sau khi anh ta xông vào chuồng con vật.
Những người quản lý sở thú thường xuyên bị chỉ trích vì an ninh lỏng lẻo, đặc biệt là tại các khu vực xung quanh các loài mèo lớn như hổ, báo, sư tử.
Theo Zing
Lũ lụt ở Ấn Độ, 148 người thiệt mạng Theo India Today, tính đến ngày 1-10, số người thiệt mạng do mưa lớn kéo dài ở miền Đông nước này trong 4 ngày qua đã tăng lên 148 người. Nằm trong số các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Uttar Pradesh với 111 người chết, trong khi bang Bihar có 28 người thiệt mạng. Nhiều người dân ở thủ...