Ngồi trực thăng ngắm thành phố Đồng Hới
Còn gì thú vị hơn nếu được nhìn ngắm những ngôi nhà, con phố quen thuộc nơi mình đang sống và làm việc từ một góc nhìn khác lạ.
Thành phố nhìn gần từ khu vực Sở Tài nguyên và Môi trường
Đồng Hới, trung tâm tỉnh lỵ của Quảng Bình vừa được “lên hạng” thành phố loại 2 trực thuộc tỉnh. Đây là tin vui cho chính quyền cũng như người dân Đồng Hới sau nhiều năm nỗ lực xây dựng và cũng là cơ sở để thành phố được đón nhận đầu tư, có điều kiện phát triển hơn. Hiện Đồng Hới có 10 xã, phường với tổng diện tích trên 155 km2, dân số gần 160.000 người.
Theo nhận xét của nhiều người, Đồng Hới có điều kiện tự nhiên, cảnh quan tuyệt đẹp bởi trong một diện tích nhỏ, chiều dài di chuyển không lớn nhưng thành phố vừa có rừng, có biển, có thành cổ, có sông xuyên trong lòng. Có thể kể đến những bãi biển đẹp với bờ cát mịn, sạch, bờ biển thoải như Bảo Ninh, Nhật Lệ, Quang Phú. Về giao thông, việc đi và đến Đồng Hới cũng cực kỳ thuận tiện khi có cả trục đường bộ thiên lý bắc – nam xuyên qua, có đường sắt với ga Đồng Hới và có cảng hàng không.
Đồng Hới kết nối với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Phong Nha – Kẻ Bàng, nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lăng mộ và đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh; suối nước nóng Bang có nhiệt độ sôi lên đến 105oC. Từ Đồng Hới di chuyển đến các điểm trên chỉ trong vòng trên dưới 50km. Đó là những điều kiện hết sức thuận lợi để Đồng Hới làm du lịch, thu hút khách xa gần.
Máy bay trực thăng phục vụ khách du lịch
Trụ sở UBND tỉnh Quảng Bình
Chợ Đồng Hới (khu nhà vòm tròn và mái xanh) nằm bên bờ sông Nhật Lệ
Đường Võ Nguyên Giáp chạy dọc bờ biển ở xã Bảo Ninh
Video đang HOT
Cửa sông Nhật Lệ đổ ra biển
Khu dân cư và hồ Bàu Tró, nơi ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử, sinh thái
Ruộng đồng tươi xanh bám ven quốc lộ 1, đoạn thuộc địa phận xã Lộc Ninh
Ngắm thành phố từ buồng lái trực thăng
Những khu sản xuất nông nghiệp nhìn từ trên cao rất đẹp
Dự án vệ sinh môi trường đã làm nên hệ thống kênh uốn lượn
Sân vận động trung tâm thành phố
Đi và đến Đồng Hới bằng máy bay có thể nhìn được một số địa điểm, cảnh đẹp từ trên không nhưng chỉ được lướt thoáng qua bên cửa sổ nhỏ của máy bay như bờ biển Bảo Ninh, đồi cát Quang Phú.
Với dịch vụ bay trực thăng ngắm thành phố và vương quốc hang động Phong Nha – Kẻ Bàng mới được khai trương, du khách tha hồ chiêm ngưỡng cảnh quan thành phố. Với những người sinh sống ở Đồng Hới, được nhìn nơi mình sống, làm việc, nơi mình đi qua mỗi ngày từ trên không quả là trải nghiệm đầy thú vị.
Theo iHay
Về Đồng Hới thăm di tích lịch sử
Nằm ngay cửa sông Nhật Lệ, Đồng Hới (Quảng Bình) từng được chúa Nguyễn xây thành lũy để phòng thủ trong thời gian Trịnh - Nguyễn phân tranh, kéo dài gần nửa thế kỷ. Một ngày là quãng thời gian đủ để bạn chạy xe máy lang thang thăm các di tích trên.
Thành Đồng Hới
Ở thế kỷ 20, Đồng Hới cũng là nơi hứng chịu nhiều bom đạn tàn phá mà dấu tích ghi lại qua rất nhiều tượng đài và vết tích còn sót lại.
Bắt đầu từ Quảng Bình quan, một trong ba cửa ải của hệ thống lũy Thầy hay lũy Đào Duy Từ (mang tính chất phòng thủ), do nhà chiến lược quân sự Đào Duy Từ chỉ huy xây đắp năm 1631.
Theo ghi chép của di sản này, năm 1826, cổng thành được xây lại bằng gạch đá và đến năm 1961 lại được tu sửa. Tuy nhiên, bom đạn trong chiến tranh giai đoạn 1965-1968 đã san bằng cổng, chỉ còn lại phần móng. Đến năm 1994, di tích được phục hồi và được chọn là biểu tượng lịch sử văn hóa của tỉnh Quảng Bình.
Quảng Bình quan, trung tâm thành phố
Đối diện Quảng Bình quan, con đường mang tên Mẹ Suốt dẫn thẳng ra bờ sông Nhật Lệ, nơi dòng nước hiền hòa chảy xuyên dưới chân cầu Nhật Lệ nối bán đảo cát trắng Bảo Ninh với trung tâm thành phố. Dọc hai bên bờ sông, những vết thương chiến tranh vẫn còn đậm dấu. Tượng đài Mẹ Suốt chèo đò được dựng ngay nơi ngày xưa là bến đò, nhưng nay đã được xây thành một bến thuyền dẫn lên chợ Đồng Hới.
Tượng đài Mẹ Suốt
Đi ngược lên hướng bắc theo con đường Nguyễn Du ven sông Nhật Lệ, bạn sẽ đến nhà thờ Tam Tòa. Mặt tiền và tháp chuông cùng một cột đỡ là những gì còn sót lại của ngôi nhà thờ được xây dựng vào thế kỷ 19 này.
Nhà thờ Tam Tòa
Di tích này nằm ngay công viên cảng Nhật Lệ, nơi từng là khu vực trung chuyển, tiếp viện chiến lược nối với hệ thống đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh. Hiện khu vực này trở thành không gian công cộng dành cho người dân đến thư giãn ven sông.
Cảng Nhật Lệ
Cũng trên con đường dọc bờ biển kéo dài ra khu vực phía sau của sân bay, bạn sẽ gặp vết tích của Phòng tuyến Nhật Lệ được xây dựng vào năm 1631 còn sót lại. Phòng tuyến này dài 12 km, cao 6 m, rộng 6 m, một phần của hệ thống lũy Đào Duy Từ. Nơi đây từng diễn ra các cuộc giao tranh quyết liệt của hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn. Tượng Đào Duy Từ cũng được đặt thờ ngay chân ngọn hải đăng nằm trên hệ thống phòng tuyến.
Phòng tuyến Nhật Lệ
Chạy dọc theo bờ biển, với một bên là bãi biển và một bên là cồn cát được những hàng dương phủ xanh rì đến gần khu vực sân bay, một vài pháo đài trong khu vực trận địa pháo Quang Phú vẫn còn sót lại.
Bệ pháo đài
Từ trung tâm thành phố lang thang về phía nam, con đường Lê Lợi nối với Lý Thái Tổ sẽ dẫn đến xã Đức Ninh, nơi có trận địa pháo Lão dân quân và khu giao tế. Khu giao tế được xây dựng dành đón các phái đoàn nước ngoài, chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa, đến thăm, họp báo và nghỉ tại Quảng Bình.
Khu giao tế
Một ngày là quãng thời gian đủ để bạn chạy xe máy lang thang thăm các di tích trên, song song đó còn được tận hưởng và chiêm ngưỡng khung cảnh còn nhiều hoang sơ quanh thành phố.
Theo iHay
Bí kíp khám phá thành phố Đồng Hới Không chỉ có động Phong Nha, tỉnh Quảng Bình còn hút khách với Đồng Hới, thành phố có sông Nhật lệ thơ mộng, nhiều di tích lịch sử. Các điểm tham quan: Thành phố Đồng Hới lung linh trong đêm. Ảnh : Pinterest. Tượng đài Mẹ Suốt thuộc địa phận thôn Trung Bính, xã Bảo Ninh, được xây dựng năm 1980, đặt ở...