“Ngồi trên trời mà làm chính sách”
Ông Ngô Văn Minh – ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội – đã ví von như vậy khi trao đổi với PV về thực trạng có nhiều nghị định, thông tư quy định thiếu thực tế, gây bức xúc dư luận thời gian qua. Giải pháp nào cho những quy định bất khả thi?
Quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng, xử phạt hành chính đối với cá nhân, hộ gia đình đổ rác không đúng nơi quy định, UBND các cấp có nhiệm vụ bắt giữ chó mèo chạy rông, không sử dụng điện thoại nơi cây xăng… vốn được người dân gọi là những quy định cho vui vì sự khó thực hiện của chúng.
Mới đây, nghị định 94/2012 về sản xuất và kinh doanh rượu (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013) và thông tư 30 của Bộ Y tế về “Điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố” đã bị nhiều người phản ứng, hứa hẹn sẽ nối dài danh sách những quy định bất khả thi.
Chúng tôi xin giới thiệu bài ghi nhận tình hình thực hiện những quy định này và ý kiến chuyên gia.
Ông Minh nói: “Bất cứ quy định nào được đưa ra trước hết phải phù hợp với thực tế, với trình độ phát triển của xã hội và đảm bảo điều kiện để thực hiện thì mới có sức sống, được nhân dân chấp nhận. Văn bản phải ban hành theo đúng trình tự, thủ tục của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó quy định rõ phải lấy ý kiến của các bộ, ngành có liên quan và đặc biệt quan trọng là lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động, rồi được Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình xem xét, ký ban hành.
Tôi cho rằng những văn bản có vấn đề là những văn bản không tuân thủ quy trình như trên, hoặc là ban hành thiếu cân nhắc, thiếu thận trọng. Tại sao dư luận lại phản ứng quy định cho phép cảnh sát giao thông phạt người đi xe không chính chủ? Vì như nhiều người đã phân tích là nó thiếu thực tế, trái với nguyên tắc thực hiện pháp luật.
Hay mới đây là quy định việc tổ chức tang lễ của công chức, viên chức. Trước đây khi điều kiện còn khó khăn, có ai làm quan tài bằng kính hay để ô kính đâu. Gần đây kinh tế phát triển, người ta bắt đầu làm quan tài có ô kính. Nó cũng xuất phát từ nhu cầu tâm linh rất có ý nghĩa là “nhìn mặt lần cuối” đối với người đã khuất. Vì vậy, giải thích của người có trách nhiệm rằng cấm để ô kính quan tài là sợ kính vỡ rơi vào mặt người quá cố, rồi ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường là không thích đáng. Tôi ủng hộ việc chống phô trương, lãng phí trong việc tang, nhưng thay vì ban hành một nghị định như vậy thì nên tiến hành một cuộc vận động, tuyên truyền đến từng tổ dân phố, khu dân cư để người dân thấy hợp lý sẽ tự nguyện thực hiện”.
Ông Ngô Văn Minh – Ảnh: Nguyễn Khánh
Video đang HOT
* Nguyên nhân của những văn bản bị dư luận phản ứng, thậm chí có văn bản chưa thực hiện đã phải sửa, theo ông là từ đâu, do quan liêu hay do trình độ của những người soạn thảo văn bản đó?
- Tôi nghĩ là do cả hai, cả trình độ năng lực và sự quan liêu, kể cả người thẩm định các văn bản đó cũng quan liêu. Tôi từng ví việc làm ra những văn bản trái luật, thiếu thực tế là ngồi trên trời mà làm chính sách. Ví dụ, có không ít bộ, ngành luôn khẳng định rằng khi ban hành văn bản này chúng tôi đã lấy ý kiến người dân, lấy ý kiến đối tượng có liên quan. Nhưng hỏi ra mới biết họ chỉ đăng dự thảo văn bản đó trên website của bộ, ngành mình. Tôi quả quyết cả tôi và bạn đều không thể biết rằng thời điểm hiện tại có bao nhiêu văn bản đang được lấy ý kiến nhân dân. Người bán hàng ngoài chợ, người nấu rượu truyền thống trong bếp thì làm sao có máy tính, có mạng Internet để biết mà góp ý cho các dự thảo có quy định thịt lợn chỉ được bán trong vòng tám tiếng, sản xuất rượu thủ công phải xin giấy phép và dán nhãn…
Vấn đề quan trọng, theo tôi, là cần phải thay đổi lại quy trình lấy ý kiến nhân dân, đối tượng chịu sự tác động trước khi ban hành văn bản. Việc lấy ý kiến phải tiến hành rộng rãi, có hiệu quả, đúng đối tượng và đặc biệt là người soạn thảo văn bản phải thực tâm tiếp thu, chứ không phải là làm cho đủ thủ tục.
Một gánh bún chả trên vỉa hè phố Hàng Đậu, Hà Nội. Từ người bán đến người ăn không ai quan tâm đến giấy khám sức khỏe những người bán, nguồn gốc thực phẩm… của thông tư 30 – Ảnh: Nguyễn Khánh
* Các văn bản pháp quy của Chính phủ trước khi ban hành phải có ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, nhưng bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết có những kiến nghị của bộ đã không được chấp nhận bởi Chính phủ quyết định theo đa số…
- Tôi chia sẻ với nỗi niềm đó của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường. Cần phải có quy định để Bộ Tư pháp bảo lưu ý kiến của mình. Tuy nhiên, cũng cần phải đặt vấn đề ngược lại rằng những ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp đã được chuẩn bị kỹ chưa, có được giải trình thuyết phục và bảo vệ quyết liệt trước các thành viên Chính phủ không? Nếu thấy quy trình hiện nay là bất hợp lý, bộ trưởng Bộ Tư pháp nên đề xuất một quy trình xây dựng văn bản pháp quy phù hợp hơn.
* Tại phiên giải trình gần đây ở Ủy ban Pháp luật, đại diện Chính phủ cho rằng sở dĩ Chính phủ phải ban hành quá nhiều văn bản pháp quy là do luật của Quốc hội cần nhiều văn bản hướng dẫn, tức là tình trạng luật khung, luật ống dẫn đến việc Chính phủ phải vất vả trong việc soạn thảo các văn bản hướng dẫn, ông suy nghĩ gì trước quan điểm này?
- Tôi cho rằng lý giải như vậy là hoàn toàn không thuyết phục. Tại phiên giải trình tôi không có thời gian để chất vấn, nhưng tôi xin hỏi lại là ai soạn thảo các dự án luật trình Quốc hội? Xin thưa, hơn 90% các dự án luật là do Chính phủ soạn thảo. Có những dự án luật có quá nhiều điều, khoản giao cho Chính phủ quy định chi tiết, đại biểu Quốc hội yêu cầu phải quy định cụ thể nhưng các ban soạn thảo luôn giải thích rằng đây là vấn đề chưa được nghiên cứu kỹ, chưa đủ thực tiễn kiểm nghiệm… nên đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ.
Cho nên tới đây sửa Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần quy định rõ là khi trình dự án luật thì phải trình đầy đủ các dự thảo nghị định quy định chi tiết để Quốc hội xem xét. Gần đây, có những dự thảo luật được trình kèm dự thảo nghị định, nhưng đọc thì thấy rằng không ít dự thảo chỉ chép lại điều luật và giải thích luật, chứ không phải là quy định chi tiết các điều luật do Quốc hội ủy quyền.
Đa số chủ hàng quán trên đường Nơ Trang Long, P.14, Q.Bình Thạnh (TP.HCM) buôn bán nhưng chưa biết về thông tư 30 của Bộ Y tế có hiệu lực từ ngày 20-1 – Ảnh: Đức Thanh
* Ông Vũ Đức Đam, bộ trưởng – chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, thừa nhận có tình trạng thông tư của bộ, ngành thường được soạn thảo theo hướng thuận lợi cho sự quản lý của mình, nên có những thông tư cài vào đó cả bộ máy, cả biện pháp thực hiện. ông Đam cũng đề xuất tới đây không nên ban hành thông tư nữa, ông nghĩ sao?
- Tôi đồng tình với quan điểm của ông Đam. Chỉ nên dừng lại ở hình thức nghị định quy định chi tiết điều khoản của luật, không nên để bộ ngành ra thông tư nữa. Thậm chí có nhiều luật phải cụ thể hóa luôn chứ không cần ban hành nghị định nữa, trừ những luật có phạm vi điều chỉnh rộng, phức tạp. Nghị định chỉ được quy định chi tiết từng điều luật Quốc hội ủy quyền, chứ không thể quy định thêm nội dung và cũng không được giải thích luật.
Theo 24h
Quyết định gây "sốc" của UBND quận Long Biên
Chỉ việc xác định khu đất được thu hồi để thực hiện Dự án mở rộng nút giao thông Nguyễn Sơn - Nguyễn Văn Cừ là đất do tổ chức hay do hộ gia đình quản lý, sử dụng đã khiến UBND quận Long Biên lúng túng.
Hệ lụy từ việc xác định "nhầm" đối tượng sử dụng đất đã dẫn đến việc UBND quận Long Biên đền bù nhầm, thanh tra lại dự án...
Bản kết luận thanh tra số 143 và quyết định số 5909/QĐ-UBND của quận Long Biên
Quyết định gây "sốc"
Việc UBND quận Long Biên xác định nhầm đối tượng sử dụng đất tại Dự án mở rộng nút giao thông Nguyễn Sơn - Nguyễn Văn Cừ khiến những người có chuyên môn phải lắc đầu ngán ngẩm. Lúc đầu là việc quận xác định thửa đất số 77 Nguyễn Sơn thuộc quyền sử dụng của hai hộ ông Lê và ông Tuân. Sau khi chi trả gần 7 tỷ đồng tiền bồi thường cho hai ông này ít lâu quận mới tá hỏa vì biết là "nhầm" vì đất thuộc quyền quản lý của Công ty cung ứng dịch vụ hàng không (Cty CƯDVHK). Trước đó, trong phương án thu hồi đất để phục vụ dự án, nguồn gốc đất được ghi là "đất công". Tại thửa đất số 75 Nguyễn Sơn, lúc đầu UBND quận Long Biên xác định là "đất do hộ ông Vũ Dũng Đạt sử dụng", không có tranh chấp. Nhưng mới đây, thửa đất của gia đình ông Đạt lại được xác định là... đất của Cty CƯDVHK, thế nên quận lại sửa phương án, chỉ hỗ trợ chứ không đền bù ho hộ ông Đạt?!
Trong khi số phận của gần 7 tỷ đồng tiền chi trả nhầm còn chưa rõ thì UBND quận Long Biên đã tiếp tục ra quyết định số 5909/QĐ-UB ngày 30/11/2012 do ông Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên Đỗ Huy Chiến ký về việc phê duyệt phương án hỗ trợ đối với hộ ông Vũ Dũng Đạt tại 75 Nguyễn Sơn. Theo phương án này, hộ ông Đạt chỉ được hỗ trợ hơn 800 triệu đồng (theo phương án cũ, hộ ông Đạt được bồi thường hơn 6 tỷ đồng và đất tái định cư). Sai lầm ở chỗ, trước đó, Kết luận Thanh tra số 143 đã hủy bỏ Quyết định (QĐ) thu hồi đất của UBND quận (Số 6519/QĐ-UBND ngày 18/11/2011) đối với ông Vũ Dũng Đạt tại địa chỉ 75 Nguyễn Sơn. Nếu QĐ thu hồi đất đã phải hủy bỏ thì căn cứ vào đâu để ông Đỗ Huy Chiến phê duyệt phương án hỗ trợ mới đối với hộ ông Vũ Dũng Đạt?
Liên quan đến thửa đất số 75 Nguyễn Sơn, trước năm 1999, Cục Hàng không cấp cho ông Nguyễn Văn Giao, nguyên Cục phó Cục Hậu cần, Tổng cục Hàng không. Năm 1999, ông Giao chuyển nhượng lại cho gia đình ông Đạt và được Cục Hàng không, UBND xã Bồ Đề xác nhận. Tuy nhiên, UBND quận Long biên cho rằng, việc hai cơ quan trên xác nhận việc mua bán là "không đúng thẩm quyền" và "vượt thẩm quyền". Vì thế thửa đất số 75 Nguyễn Sơn vẫn thuộc quyền quản lý của Cty CƯDVHK (Cty từng trực thuộc Cục Hàng không)?! Tuy nhiên, chính ông Đỗ Huy Chiến cũng thừa nhận, việc cấp đất sai thẩm quyền ở quận Long Biên có hàng ngàn trường hợp, đó là do lịch sử để lại. Như vậy, việc UBND quận Long Biên xác định thửa đất số 75 Nguyễn Sơn là của Cty CƯDVHK thì hàng ngàn hộ dân khác ở quận Long Biên được Cục Hàng không và các Cty CƯDVHK cấp đất sẽ có nguy cơ trắng tay nếu bị thu hồi đất - dù đó là do lịch sử để lại. Nhiều người dân quận Long Biên gọi đây là "quyết định gây sốc".
Thành phố đang giải quyết?
Ngay sau khi UBND quận Long Biên có phương án đền bù, hỗ trợ mới đối với hai thửa đất số 75 và 77 phố Nguyễn Sơn nhiều cơ quan báo chí đã lên tiếng về những "bùng nhùng" tại dự án này. Luật sư Vũ Lợi, Giám đốc Cty TNHH Luật Hòa Lợi nhận định: "Việc UBND quận Long Biên ra đưa ra phương án đền bù, hỗ trợ mới đối với hộ ông Vũ Dũng Đạt ở số 75 Nguyễn Sơn là sai thẩm quyền vì chính quận Long Biên xác định thửa đất số 75 Nguyễn Sơn là của Cty CƯDVHK nên thẩm quyền giải quyết phải là UBND TP Hà Nội. Theo quan điểm của tôi, có đầy đủ cơ sở pháp lý để khẳng định, thửa đất số 75 Nguyễn Sơn thuộc quyền sử dụng của hộ ông Đạt và phương án hỗ trợ mới của UBND quận Long Biên đối với thửa đất trên là không có căn cứ pháp lý...".
Kết luận thanh tra số số 143/KL-UBND ngày 26/10 của UBND quận Long Biên ghi rõ, phải thu hồi số tiền đề bù không đúng các quy định của pháp luật cho ông Lê và ông Tuân nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa biết số tiền này đã được nộp lại ngân sách hay chưa, trách nhiệm của những người liên quan đến đâu? Để làm rõ những vấn đề này, các PV đã nhiều lần liên hệ với ông Đỗ Huy Chiến, Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên nhưng đều bị từ chối khéo với lý do... bận việc.
Cty CƯDVHK từng có quan điểm: "Do có liên quan đến các QĐ giao đất trước đây của cơ quan quản lý nhà nước (Cục Hàng không) nên Cty không có ý định khiếu nại về đất đai tại 75 Nguyễn Sơn. Vấn đề này sẽ thực hiện theo QĐ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền". Thế nhưng, UBND quận Long Biên lại hai lần "phán quyết": Lúc đầu là "có tranh chấp giữa hộ ông Đạt với Cty CƯDVHK" và mới nhất là "thửa đất số 75 Nguyễn Sơn vẫn thuộc quyền sử dụng của Cty CƯDVHK"... Câu chuyện về thẩm quyền xử lý còn chưa được bàn đến thì hộ ông Đạt đã phải nhận một phương án đền bù "từ trên trời rơi xuống" (cách nói của ông Đạt) như đã nói ở trên.
Theo thông tin từ UBND quận Long Biên, vụ việc đang được UBND TP xem xét, giải quyết. Luật sư Vũ Lợi cũng nhận định: "Giờ đã là năm 2013, việc tiếp tục chi tiền ngân sách triển khai một dự án để chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội liệu có khuất tất gì không?".
Theo TNO
Hà Nội còn hơn một nửa sổ đỏ của dân đang ùn ứ Thừa nhận công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa đạt yêu cầu, Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Hà Nội cho biết giấy chứng nhận cho hộ gia đình cá nhân mới chỉ đạt 43% kế hoạch... Theo đó, từ đầu năm tới nay TP Hà Nội mới cấp được 82.539/191.835 Giấy...