Ngôi sao mạng cô đơn giữa cuộc sống xa hoa
Có lối sống sang chảnh, tiệc tùng liên miên nhưng Stina Sanders (Anh) nói bản thân luôn cô đơn, thường đi du lịch một mình và không tìm thấy tình yêu.
Lướt trang Instagram cá nhân có gần 70.000 follower của Stina Sanders (29 tuổi, Anh), nhiều người ngưỡng mộ khi cô có cuộc sống xa hoa, đi du thuyền, ở biệt thự.
Stina là thành viên của Soho House, câu lạc bộ tư nhân quy tụ những người nổi tiếng như Holly Willoughby, Meghan Markle. Năm ngoái, cô đã có 16 chuyến nghỉ dưỡng ở Ibiza, miền Nam nước Pháp, Dubai, Miami…
Dường như có cuộc sống hoàn hảo khi nắm mọi thứ trong tay, song ngôi sao mạng xã hội bộc bạch cô không hạnh phúc với những gì đang diễn ra.
“Nếu xem ảnh và story trên trang cá nhân của tôi, bạn có thể thấy tôi yêu du lịch, giao lưu và tiệc tùng. Cuộc sống của tôi có vẻ màu hồng, và tôi sẽ không trách mọi người nếu họ cho rằng tôi quá dễ dàng để đạt được những thứ đó”, cô nói trong bài phỏng vấn với The Sun.
Cựu người mẫu Stina Sanders nói không hạnh phúc dù có cuộc sống xa hoa.
Thấy tội lỗi nếu tỏ ra cô đơn
Người theo dõi thường xuyên thấy Stina uống Champagne trên du thuyền và lái những chiếc xe hơi đắt tiền như Mercedes Benz hay Porsche.
Làm việc trong lĩnh vực truyền thông, cô may mắn được mời tham dự những buổi giới thiệu album mới nhất hay ăn tối tại một trong những nhà hàng có tiếng tại London.
Nhưng phía sau những hào nhoáng, tiện nghi, náo nhiệt thường phô diễn trên mạng, Stina nói rằng trong cuộc sống thực cô rất cô đơn.
“Ý thức được việc không được phép tỏ ra mình là nạn nhân, tôi giấu những ý nghĩ tiêu cực ấy khỏi mọi người. Tôi sợ sẽ bị ném đá nếu kêu than, nhất là khi tôi có cuộc sống đủ đầy về vật chất”.
Cô cảm thấy việc mình thảnh thơi ngồi chơi đàn violin có vẻ không phù hợp khi nhiều người ngoài kia đang đấu tranh chỉ để có đồ ăn hay chốn nương thân. Bởi vậy, cô thấy có trách nhiệm giữ kín những tâm tư đau khổ của riêng mình.
Video đang HOT
Ngôi sao mạng thường đi du lịch một mình, cố tỏ ra bản thân vẫn ổn.
Stina biết mình không phải là người duy nhất cảm thấy như vậy. Một nghiên cứu của LLoyds Pharmacy cho thấy Gen Z có nguy cơ rơi vào cô đơn cao gấp 3 lần so với những người trên 75 tuổi. Một nghiên cứu khác của YouGov cho thấy 1/5 người trẻ cảm thấy cô đơn và không có bạn bè.
“Những năm gần đây, tôi đã cố gắng thuyết phục bản thân rằng sống một mình cũng tốt, nỗ lực rất nhiều để chứng tỏ với bản thân rằng tôi mạnh mẽ và độc lập”.
Lao vào mối quan hệ vì sợ phải một mình
Stina không hẹn hò, thường đi du lịch một mình, dù là đến những nơi xa xôi và ít người. Các chuyến đi cho cô khoảng thời gian tuyệt vời, nhưng khi trở về nhà, cô “cảm thấy buồn vì không có ai để cùng hồi tưởng, cười đùa về những khoảnh khắc như lúc bị ngã ngựa”.
Stina thấy trống vắng khi không có ai để cùng chia sẻ khoảnh khắc vui buồn trong cuộc đời. “Bất kỳ ai nhìn vào Instagram đều cho rằng tôi quá đầy đủ, nhưng thực tế tôi rất cô đơn”.
Dù cô đơn trong lòng song Stina cũng không bao giờ thiếu các lựa chọn. Cô thường xuyên gặp gỡ và hẹn hò với những người bạn trai tiềm năng, nhưng không ai gắn bó lâu dài.
“Tôi cảm thấy như đang ở trên một chiếc máy chạy bộ khi nói đến chuyện hẹn hò. Bất cứ khi nào tôi gặp ai đó và nghĩ rằng sẽ có được, họ sẽ từ chối hoặc không đáp ứng được kỳ vọng của tôi”.
Stina từng bước vào mối quan hệ nhưng cuối cùng phải chấm dứt vì không có tình yêu.
Những ngày nước Anh phong tỏa, Stina tự cách ly tại London. “Ngồi thẫn thờ, tôi cảm thấy kinh hãi chạy ran khắp người. Không phải đại dịch toàn cầu khiến tôi sợ hãi, nỗi lo sợ lớn nhất là phải ở một mình”.
Suốt nhiều năm, cựu người mẫu tự đánh lạc hướng bản thân khỏi cảm giác cô đơn bằng sự bận rộn. Nhưng giờ đây, công việc đình trệ, cô buộc phải đối diện trực tiếp với những ngày tháng cô đơn vô tận với suy nghĩ của riêng mình.
Không chỉ đơn giản tìm bạn đời, Stina mong muốn tìm kiếm một người có thể cứu rỗi cô khỏi sự cô độc dai dẳng. Cô khó khăn khi nghĩ rằng mình đang bị cô lập và thúc ép mình phải làm gì đó.
Cô nhấc điện thoại lên gọi cho Jack – một người bạn trai mà cô đã quyết định ngừng gặp gỡ chỉ sau cuộc hẹn thứ 4 vì cảm thấy không hợp.
“Mặc dù có vẻ điên rồ, tôi không cảm thấy xấu hổ về quyết định của mình. Tôi hoàn toàn hiểu rằng Covid-19 đang thúc đẩy tôi vào một mối quan hệ”.
Trước kia, Stina có những kỳ vọng lớn về một nửa tình yêu, nhưng những yêu cầu của cô trở nên đơn giản khi dịch bệnh kéo tới. Cô thấy mình cần một người chăm sóc, kề cận dù có bên nhau dài lâu hay không. Hai người đã ở chung trong thời gian phong tỏa.
Cô chọn Jack, dù cảm thấy chưa thực sự “đúng người”, nhưng anh đến “đúng thời điểm”.
Stina cuối cùng không tránh được cảm giác tội lỗi khi đến với một người chỉ để gạt bỏ nỗi cô đơn. Mối quan hệ không được vun đắp trên tình yêu đã khiến cô càng căng thẳng và cô đơn hơn. Hai người vẫn là hai mảnh đối lập không thể khớp lại với nhau.
Ngày lệnh giãn cách được gỡ bỏ, Stina chia tay Jack.
Biết bản thân cần sự thay đổi, Stina đã đặt buổi trị liệu để chia sẻ về nỗi sợ khi phải ở một mình. Sau nhiều lần trị liệu, cô dần vơi bớt cảm giác cô đơn, tự tìm kiếm niềm vui cho chính mình.
Cách thay đổi cuộc đời của cô gái mê tiệc tùng
Vung tay vào tiệc tùng, Andrea Contreras phải dừng học vì không còn khả năng trang trải. Nhưng sau 5 năm làm lại cuộc đời, giờ cô có nhà và giúp đỡ ai cô muốn.
Nhìn một vòng quanh căn hộ một phòng ngủ ở Austin, Texas, Andrea Contreras ngắm sang bộ sưu tập đàn guitar, tủ quần áo đẹp, cô không thể tin tất cả là của mình. "5 năm trước tôi không có gì cả", cô gái 31 tuổi nhớ lại.
Tuổi 20 lao vào tiệc tùng khiến cô luôn sống trong cảnh nghèo túng, không có tương lai. Nhưng hôm nay mọi thứ khác. Andrea hiện là cố vấn truyền thông cho một công ty lớn, chuyên bán các chương trình hỗ trợ truyền thông xã hội cho các doanh nghiệp nhỏ trên khắp Mỹ. Mức lương cơ bản chỉ 20.000 đôla, nhưng với hoa hồng từ doanh số bán hàng, cô kiếm được khoảng 145.000 đôla trước thuế vào năm ngoái. Hiện cô sống tốt ở Austin và đã bước đầu có chuẩn bị tài chính cho tương lai.
"Nếu tôi muốn du lịch, tôi có thể đi. Nếu tôi muốn giúp đỡ ai đó, tôi có thể giúp", cô nói.
Andrea Contreras. Ảnh: CNBC.
Lớn lên ở Austin, một thị trấn tiệc tùng, Andrea dễ dàng bị cuốn vào cuộc sống về đêm ở đây. Trong thời gian đại học, cô thường xuyên tham gia các bữa tiệc, uống rượu và chi tiêu bạt mạng. Mọi thứ trở nên căng thẳng đến nỗi năm 2011 cô phải nghỉ học một năm. "Tôi không trang trải được và tôi còn gặp nhiều rắc rối", cô nói.
Hơn một năm sau cô tốt nghiệp nhưng vẫn đi bar 4-5 lần/tuần. "Ngày đó mới bắt đầu đi làm, có tiền, tôi vẫn chưa tỉnh táo. Tôi sẽ tiêu hàng trăm đôla mỗi lần", cô nhớ lại.
Tiệc tùng điều khiển cuộc sống của Andrea, khiến cô cảm thấy không hạnh phúc và cô đơn. Năm 2015, cô bắt đầu đến một nhà thờ địa phương. Cô tìm thấy niềm tin vào Chúa. "Đây là lúc thay đổi quan điểm của tôi và cách tôi nhìn nhận mọi thứ", cô cho hay.
Xây dựng một hệ thống vững chắc làm điểm tựa sẽ giúp những người sa ngã xoay chuyển tình thế. Đó có thể là gia đình, bạn bè, những người ở nhà thờ hay các chuyên gia giúp bạn phục hồi. Andrea đã kết nối lại với gia đình, những người cô đã không nói chuyện suốt thời gian ăn chơi. "Tôi dựa vào mẹ tôi, bố tôi, các anh chị em của tôi", cô nói.
Cô cũng nhận nuôi chú chó Kuzco. Có nó bên cạnh, cô tìm thấy niềm an ủi, hi vọng, giúp cô bớt đi cảm giác buồn.
Cùng thời gian này, cô tìm được công việc bán hàng đầu tiên, nhờ sự kết nối của một người bạn. Andrea đặt mục tiêu phải cố gắng vào công việc để ổn định tài chính. "Ngày đầu tiên đi làm tôi đã chụp lại màn hình tài khoản và tiết kiệm của mình. Tất cả đều là con số tiêu cực. Tôi quyết tâm sẽ thay đổi tất cả", Andrea nói.
Trong năm đầu tiên cô đã kiếm được khoảng 50.000 đôla. Tiền lương tăng đều đặn hàng năm. Quan trọng hơn, cô kiếm được hoa hồng. Đến 2018, cô chuyển sang công ty mới và một năm sau đã kiếm được 145.000 đôla.
Đại dịch khiến tất cả doanh nghiệp phải vật lộn. Andrea thấy may mắn vì công việc của mình không bị ảnh hưởng. Trong tháng Một, cô đã phá vỡ kỷ lục của công ty, khi kiếm được 25.173 đôla tiền hoa hồng. Tháng 2, cô kiếm được 20.000 đôla và trở thành người đầu tiên ở công ty hai tháng liên tục giành thành tích xuất sắc.
Andrea bên mẹ và các anh chị em. Ảnh: CNBC.
Tháng 3 trở đi, Covid-19 bùng phát ở Mỹ. Andrea làm việc tại nhà, trung bình cứ sau hai tuần sẽ kiếm được 7.000 đô. Quan trọng nữa là cô có những đồng nghiệp tốt. Tất cả cùng khuyến khích nhau cố gắng.
Andrea cũng đang hỗ trợ người thân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Cô đã biếu mẹ tiền đóng khoản thế chấp trong 3 tháng. Cô cũng mạnh tay cho các em.
"Dù sao thì tiền cũng đến và đi. Rất nhiều người đã giúp tôi lúc không có gì, vì thế thật khiêm tốn khi ngay lúc này có thể giúp lại họ", cô nói.
Cách Andrea giữ tiền: Đầu tiên cô đã cai những bữa tiệc, lập quỹ hưu trí, khẩn cấp và lãi kép. Cô cũng học được sự chăm chỉ của bố mẹ.
Cô thường đóng 7% thu nhập cho quỹ hưu trí và thay đổi tùy theo hoa hồng hàng tháng. Đến tháng 1/2020, quỹ hưu trí của Andrea có khoảng 30.000 đôla. Còn quỹ khẩn cấp không bao giờ dưới 15.000 đôla.
Đầu năm nay Andrea đã mua ngôi nhà đầu tiên với giá 350.000 đôla hoàn toàn bằng tiền mặt. Cô không có ý định sống ở đây lâu dài, mà dự định sẽ cho thuê nó trong 2-3 năm tới. Sau đó mua một nhà mới đầu tư hoặc một biệt thự.
Nhìn lại hành trình, Andrea không thể tin cô đã làm được. "Cuộc hành trình này khó khăn, nó làm cho tôi nhận ra mình có khả năng", cô nói.
"Hôm nay có lương", "Ăn đi tao bao" và loạt câu nói có tác dụng làm bạn tỉnh lại liền dù có đang "tụt mood" cỡ nào Để làm người khác vui không khó nhé, chỉ cần biết cách thôi. Bạn có công nhận rằng có những câu nói mà nghe xong bạn tự cảm thấy ấm hết cả lòng không? Nó có thể bật ra từ bất kỳ ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào và tuy đơn giản thôi nhưng nó khiến bạn nhớ rất lâu. Sau này,...