Ngôi sao được sinh ra từ thuở hồng hoang của vũ trụ
Ngôi sao khổng lồ đỏ, có lẽ chào đời vào thời điểm vũ trụ khai sinh, đã được tìm thấy cách Trái đất khoảng 16.000 năm ánh sáng, theo báo cáo đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal Letters .
Một đại diện của sao khổng lồ đỏ ESO
Đội ngũ các nhà thiên văn học do trung tâm nghiên cứu NOIRLab của Tổ chức Khoa học Quốc gia Mỹ dẫn đầu đã đặt tên cho ngôi sao đặc biệt trên là SPLUS J210428-004934.
Video đang HOT
Theo kết quả phân tích hàm lượng hóa học của ngôi sao, các chuyên gia phát hiện nó chứa các nguyên tố chỉ xuất hiện ở thế hệ sao đầu tiên của vũ trụ.
Vì thế, với sự trợ giúp của SPLUS J210428-004934, các nhà khoa học hy vọng có thể tìm thêm các ngôi sao đồng trang lứa, mà lâu nay vốn tránh khỏi tầm quan sát của nhân loại.
“SPLUS J210428-004934 là dạng sao vô cùng nghèo kim loại, đặc điểm thường thấy ở những ngôi sao đầu tiên của vũ trụ. Điều này do vũ trụ thuở sơ khai vắng bóng các dạng kim loại nặng, trong khi những ngôi sao sau này tượng hình từ các đám mây của vụ nổ siêu tân tinh, và vì thế có hàm lượng dồi dào các nguyên tố kim loại nặng.
Ngôi sao trên cũng là đối tượng có hàm lượng carbon thấp nhất từng được ghi nhận từ trước đến nay trong quá trình nhân loại khám phá những bí ẩn của vũ trụ.
NASA công bố hình ảnh ngoạn mục về khoảnh khắc "hấp hối" của thiên hà
Khoảng khắc về sự lụi tàn của một thiên hà mới đây đã được kính viễn vọng không gian Hubble ghi lại.
Kính viễn vọng Hubble của NASA đã chụp được hình ảnh tuyệt đẹp về khoảnh khắc một thiên hà đang "hấp hối", có tên NGC 1947, từ chòm sao Dorado (Kiếm Ngư).
Hơn 200 năm kể từ lần đầu tiên được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Scotland - Janes Dunlop, thiên hà có dạng thấu kính này đang dần mất đi khả năng thiết lập các vật chất cấu thành vòng xoắn ốc đặc trưng - cấu hình tạo nên quỹ đạo quay xung quanh trung tâm thiên hà. Và trong quá trình thực hiện nghiên cứu, các nhà thiên văn học phải dựa vào ánh sáng nền từ hàng triệu ngôi sao trong vùng lân cận mới có thể tìm ra những tàn tích mờ nhạt của nhánh xoắn ốc mang tính biểu tượng này.
Nhóm nghiên cứu cho biết, sự tàn lụi và cái chết sau đó của thiên hà NGC 1947 là không thể đảo ngược, bức ảnh do kính viễn vọng Hubble chụp lại được đã cung cấp chi tiết về cách mà nó tiếp tục mất đi vật chất hình thành sao cơ bản, cụ thể là khí và bụi đã được giải phóng vào không gian.
Khoảnh khắc về sự lụi tàn của thiên hà NGC 1947. Ảnh: NASA
Theo quy luật, khi các đám mây khí và bụi dày đặc sụp đổ dưới tác dụng của trọng lực cao, đám mây sẽ hình thành một đĩa vật chất làm xuất hiện ngôi sao mới. Tuy nhiên, nếu không có đủ khí và bụi để tạo thành những đám mây dày đặc đó, NGC 1947 sẽ tiếp tục mờ dần theo thời gian, các nhà thiên văn học cho hay.
Theo Sputnik, Hubble là kính viễn vọng lớn và mạnh nhất từng được phóng vào không gian cho tới hiện tại. Nó được đưa lên và hoạt động trên quỹ đạo của Trái Đất tại độ cao khoảng 610 km, cao hơn khoảng 220 km so với độ cao quỹ đạo của trạm vũ trụ quốc tế ISS. Gần đây, nó đã cung cấp hình ảnh về trái tim phát sáng của thiên hà M61 - một khám phá đáng kinh ngạc về sự hình thành sao, giúp các nhà khoa học có thể hoàn tất việc phân loại M61 là thiên hà bùng nổ hình sao.
Vũ điệu quái đản của các hành tinh lạ cách trái đất 200 năm ánh sáng Các nhà thiên văn học đã phát hiện một hệ hành tinh vô cùng lạ, và sự tồn tại của nó có thể thách thức những lý thuyết lâu nay của con người về cách thức hành tinh hình thành và thay đổi theo thời gian. Mô phỏng hình ảnh của hệ TOI-178 ESO Hệ mặt trời của chúng ta chỉ là một...