Ngôi sao dẫn đường
Từ nhiều năm qua, cái tên Nguyễn Mạnh Hùng đã trở nên khá quen trong cộng đồng người khiếm thị. Quen thuộc bởi người thanh niên ấy không chỉ là tấm gương tiêu biểu cho nghị lực chiến thắng số phận mà anh còn có trái tim đồng cảm, luôn sẻ chia với những người đồng cảnh ngộ.
Những việc làm tâm huyết
Nguyễn Mạnh Hùng có duyên với các hoạt động thiện nguyện vì sự vươn lên của người khuyết tật ngay từ thời còn sinh viên. Hơn 6 năm về trước, với mong muốn giúp học sinh, sinh viên khiếm thị vượt qua mặc cảm, khó khăn tìm ra đường hướng học tập và làm việc để tồn tại hòa nhập với xã hội, Nguyễn Mạnh Hùng đã cùng sinh viên khiếm thị Tô Nguyên Châu, Lê Hồng Vũ Minh và Nguyễn Đức Anh Minh đề xuất ý tưởng thành lập nhóm hành động.
Nguyễn Mạnh Hùng (ngoài cùng bên trái) trong một buổi sinh hoạt của nhóm “Ngôi sao dẫn đường”.
Ngày 1/9/2006, nhóm chính thức ra mắt với tên gọi “Ngôi sao dẫn đường”. Thời gian đầu, với gần chục thành viên, định kỳ mỗi tháng một lần, nhóm tổ chức sinh hoạt tại Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, TPHCM. Nhóm chia thành nhiều mảng nhỏ theo năng khiếu, sở trường của cá nhân như học tập (ngoại ngữ và vi tính), văn nghệ, ngoại khóa và phát triển thành viên… Nhiều học sinh, sinh viên khiếm thị được nhóm tư vấn, giúp đỡ điều kiện học tập và sinh hoạt. Thông qua lớp “kỹ năng học hội nhập”, “Ngôi sao dẫn đường” giúp các học sinh cuối cấp Trường Nguyễn Đình Chiểu trang bị đầy đủ các kỹ năng hòa nhập cộng đồng, xóa bớt mặc cảm, bỡ ngỡ khi lên học cao đẳng, đại học.
Năm 2008, Hùng cùng các thành viên nhóm ra mắt trang web ngoisaodanduong.net là kênh thông tin kết nối sinh viên khiếm thị với xã hội. Trang web trở thành nơi tra cứu tài liệu học tập, diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm sống, làm việc cùng các thông tin việc làm sau khi ra trường cho người khiếm thị. Đầu tháng 12/2012, đề tài “Vấn đề học và việc làm của sinh viên khiếm thị TPHCM” được Nguyễn Mạnh Hùng trình bày tại “Diễn đàn sinh viên khiếm thị Việt Nam” tổ chức ở Mái ấm Thiên Ân (quận Tân Phú, TPHCM) đã thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh, sinh viên khiếm thị và đại biểu từ các địa phương tham dự hội thảo. Bên cạnh mặt thuận lợi như học bổng, sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng và các công cụ hỗ trợ; vấn đề khó khăn, trở ngại trong đời thường của học viên khiếm thị như đi lại, chỗ ở, học phí, việc làm sau khi ra trường… được Hùng đào sâu bằng những minh chứng xuất phát từ thực tế cuộc sống chính bản thân đã trải qua. Bài thuyết trình tâm huyết kết thúc với các giải pháp khả thi như: tăng cường đào tạo kỹ năng, mở rộng phạm vi ngành nghề, tổ chức các hội thảo, các buổi tư vấn hướng nghiệp giúp người khiếm thị… đã nhận được sự đồng tình của người nghe. Gặp Hùng sau buổi diễn thuyết, anh chân tình chia sẻ: “Đây chỉ là một trong những việc làm nhỏ góp phần giúp học viên khiếm thị tìm ra đường đi đúng đắn nhất của mình”.
Video đang HOT
Vượt qua số phận
Di chứng của căn bệnh lao màng não đã vĩnh viễn cướp đi ánh sáng đôi mắt mà tạo hóa đã tặng Nguyễn Mạnh Hùng năm anh 11 tuổi. Tuy nhiên, từ trong bất hạnh, cuộc sống đã bù đắp lại cho chàng thanh niên đầy nghị lực, hoạt bát, yêu đời này bằng năng khiếu văn nghệ, thể thao. Những năm tháng theo học tại Trường Nguyễn Đình Chiểu, ngoài thành tích học tập nổi trội, cậu học trò Nguyễn Mạnh Hùng còn khiến thầy cô, bạn bè phải thán phục trước giọng hát trong, ấm áp và giàu chất nghệ sĩ của mình. Ngoài việc liên tục giành giải cao tại các cuộc thi văn nghệ cấp trường, năm 1998 chàng ca sĩ khuyết tật này lọt vào vòng chung kết xếp hạng cuộc thi Liên hoan Yamaha cấp thành phố.
Không chỉ hát hay, đàn giỏi, Nguyễn Mạnh Hùng còn có biệt tài chơi cờ tướng và cờ vua thuộc vào hàng kỳ thủ có hạng. Cùng với những tấm huy chương vàng, bạc đồng đội, cá nhân tại các giải đấu trong nước, thành tựu chói sáng nhất của Nguyễn Mạnh Hùng là vinh dự có mặt trong đội tuyển cờ vua Việt Nam tham dự Para Games 2007 tổ chức tại Thái Lan. Và cũng từ chuyến cọ xát đấu trường khu vực đó, một lần nữa trong lòng Nguyễn Mạnh Hùng lại nảy sinh ý tưởng đóng góp một cái gì để nâng cao đời sống tinh thần cho người khiếm thị. Hơn 2 năm cần cù nghiên cứu, thử nghiệm, cuối năm 2010, bộ sách hướng dẫn học và chơi cờ vua cho người khiếm thị với hơn 200 trang bằng chữ nổi đã hoàn thành và được Liên đoàn Cờ TPHCM chứng nhận đạt kết quả tốt. Hiện tại, hầu hết các cơ sở nuôi dạy học sinh khiếm thị đều có sách cờ của anh.
Một năng khiếu bẩm sinh khác cũng là thế mạnh của Nguyễn Mạnh Hùng là khả năng diễn thuyết, sự sáng tạo trong nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề xã hội học, đặc biệt là tâm lý của người khuyết tật. Năm 2006, sau khi tốt nghiệp cấp 3, Hùng quyết định thi và đậu vào Khoa Tâm lý học Trường Đại học Văn Hiến. Năm 2010, tốt nghiệp cử nhân, anh thi lên cao học ngành tâm lý tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Từ đó đến nay, ngoài giờ học, Nguyễn Mạnh Hùng còn đảm nhiệm vai trò là chuyên viên tư vấn tâm lý cho người khiếm thị tại Mái ấm Nhật Hồng (quận Bình Thạnh, TPHCM), công việc mà anh từng ấp ủ thời còn đi học. Đúc kết chặng đường phấn đấu đã qua của mình, Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: “Tôi quyết không để khuyết tật thành rào cản. Sự bi quan, tự ti của bản thân không thể làm thay đổi sự thực, chỉ làm mất thời gian thực hiện dự định tương lai của mình”.
Theo Mai Nguyễn
SGGP
Vô tư đứng nhìn người mù "vật vã" qua đường giữa dòng xe ở Hồ Gươm
Dòng người đi qua không ai mảy may quan tâm đến hai người mù đang khổ sở, loay hoay sang đường giữa dòng xe ken đặc bên Hồ Gươm.
Dòng người vô tình lướt qua không quan tâm đến hai người khiếm thị (Ảnh cắt từ clip)
Chúng tôi có mặt tại khu vực Hồ Gươm vào một buổi chiều cuối thu lành lạnh.
Lần này, chúng tôi tiếp tục làm một cuộc thử nghiệm ở một trong những địa danh lịch sử nổi tiếng của Hà Nội là Hồ Gươm. Trong vai hai người khuyết tật với cặp mắt đã bị mù tìm cách sang đường, nhóm phóng viên đã được chứng kiến những cảnh tượng thật... đau lòng về sự vô cảm của con người trong xã hội hiện đại.
Thay vì tìm cách giúp đỡ, những người sáng mắt khi nhìn thấy hai người khiếm thị quờ quạng, lầm lũi sang đường giữa dòng xe ken đặc, chẳng mảy may quan tâm. Hãn hữu mới có người liếc xéo nhìn sang rồi lại nhanh chóng hòa vào dòng người vô tình khác.
Hai người khiếm thị, bàn tay nắm chặt nhau, tai nghe ngóng chờ nhịp xe thưa thớt rồi lại tiếp tục dò dẫm từng bước cùng nhau qua đường. Hai người khiếm thị trước đó đã đứng rất lâu trước vườn hoa Lý Thái Tổ để chờ một bàn tay ai đó dắt mình đi cùng. Nhưng cái họ nhận được chỉ là ánh mắt tò mò của những người xung quanh.
Khi thấy hai người khiếm thị đi ngược chiều mình với chiếc gậy khua khua để tìm cách sang đường an toàn, nhóm thanh niên trẻ tuổi vẫn vô tư cười nói. Thậm chí họ còn liếc mắt nhìn hai người khiếm thị như nhìn những "sinh vật lạ". Họ nhanh chóng lại vô tư cười nói và quay đi bước tiếp. Những chiếc xe đang lao đến vẫn bấm còi inh ỏi để báo hiệu cho hai người khiếm thị biết đến sự xuất hiện của họ ở gần nhưng không chiếc xe nào dừng lại, có chăng họ chỉ tránh sang một bên đã là quá may mắn (!?).
Theo quan sát của nhóm phóng viên, rất nhiều người cũng đang liếc nhìn về phần đường mà hai người khiếm thị đang đi, biết họ cần giúp đỡ nhưng chẳng ai quan tâm vì còn đang... bận.
Hai người khiếm thị sau khi sang được đường phía bên Hồ Gươm, theo kế hoạch, tiếp tục cuộc hành trình của mình trước sự thờ ơ của những người xung quanh. Chúng tôi chỉ chờ một ai đó bước tới đơn giản chỉ để hỏi:"Hai chị đi đâu tôi dẫn đi. Đi như thế này nguy hiểm lắm...", nhưng điều ấy có lẽ là điều "xa xỉ nhất" trong ngày. Vì ai cũng chỉ tìm cách tránh. Phải chăng, với họ đó là cách "nhường đường" và cũng là cách "giúp đỡ" người khiếm thị ???.
Khi thấy có người chuẩn bị sang đường cùng mình ở ngay đèn xanh đèn đỏ, đoạn đường Đinh Tiên Hoàng, đối diện là một nhóm người cũng đang chờ tín hiệu đèn để qua đường, hai người khiếm thị lại dắt tay nhau cùng bước. Trong thâm tâm, nhóm phóng viên vẫn chờ sự giúp đỡ của ai đó dù chỉ trên đoạn đường ngắn.
Đặc biệt, có một người đàn ông đã lớn tuổi, tay giơ cao chiếc ô để báo hiệu xin đường. Nhìn qua, những tưởng ông đang che chắn cho hai số phận kém may mắn kia nhưng đi được một đoạn, hóa ra, cụ ông cũng chỉ dùng ô để ông che chắn cho chính sự an toàn của bản thân. Rồi ông cũng nhanh chóng đi nốt phần đường còn lại mà không để ý phía sau mình là hai người không thấy đường đang lần mò từng bước.
Nhóm người đối diện cũng bước đi như thế. Lạnh lùng và vô cảm với xung quanh mặc dù ánh mắt họ cũng đã liếc nhìn thấy hai người khiếm thị. Điều họ quan tâm chỉ là qua đường nhanh chóng.
Hai người khiếm thị lại tự mò mẫm trên con đường mình đang bước, không có được bàn tay của người sáng mắt can thiệp, thậm chí sự nhường đường cũng không. Dòng xe vẫn tiếp tục lưu thông. Điều đáng nói là hai thanh niên đứng đối diện đó vẫn vô tư ăn kem rất ngon lành mặc cho chiếc gậy hết khua bên trái lại sang bên phải để định vị đường và nhận biết vật cản. Theo quan sát của phóng viên, cô gái trẻ tuổi còn giục chàng trai bước đi khi hai người khiếm thị bước tới sát vị trí họ đang đứng. Chúng tôi tự đặt câu hỏi: "Nếu người thân của họ chính là những người khiếm thị trong một khoảnh khắc nào đó phải tự đi qua đường nguy hiểm như vậy họ sẽ nghĩ thế nào trước thái độ vô cảm của cộng đồng???".
Theo xahoi
Người đàn ông khiếm thị và tình yêu âm nhạc vô tận "Với tôi cuộc sống này được ôm cây đàn và hát là vui lắm, vì đó là niềm đam mê. Hơn nữa, có thể giúp tôi tự chủ được phần nào cuộc sống của mình chứ không hoàn toàn lệ thuộc vào người khác". Đó là chia sẻ của người đàn ông khiếm thị Võ Minh Hâu, anh được biết đến là một...