Ngôi nhà vườn 600 m2 độc đáo giữa phố cổ Hà Nội
Thật khó tin, khi một không gian rộng hơn 600m2 với vườn tược rộng rãi, lại tọa lạc giữa “đất vàng” phố cổ. Đây là ngôi nhà vườn duy nhất tại 36 phố phường.
Phố cổ ồn ã tiếng buôn bán, còi xe, vậy nhưng chỉ cần đi qua ngõ nhỏ, bước qua cổng nhà, khách ghé thăm như lạc vào một thế giới khác. Một khu vườn trong lành, xanh mướt, yên tĩnh giữa đời thường hiện ra. Sự đặc biệt đó khiến nhiều du khách quốc tế đã chọn nơi đây làm điểm thăm quan trong hành trình thăm phố cổ Hà Nội, mặc dù đây không phải là một di tích văn hoá.
Đó là ngôi nhà vườn số 115 Hàng Bạc, cổng phụ tại số 6 Đinh Liệt vốn thuộc sở hữu của vợ chồng cụ Phạm Văn Thanh – Phạm Thị Tề. Ngôi nhà được xây năm 1945, dưới bàn tay thiết kế của kiến trúc sư Phạm Khắc Hệ (Phạm Hoàng) – một KTS có tiếng, thuộc thế hệ đầu tiên của làng KTS Việt Nam.
Nhà vườn 115 Hàng Bạc
Theo ông Nguyễn Anh Khánh, Phó phòng Quy hoạch kiến trúc, BQL Phố cổ Hà Nội thì đây là căn nhà vườn độc đáo nhất và duy nhất ở phố cổ. Nói về kiến trúc, ngôi nhà là sự giao thoa giữa văn hoá Đông – Tây nửa đầu thế kỷ XX. Nội thất ngôi nhà có những nét phong cách châu Âu như trần nhà cao, các không gian được chia nhỏ tạo sự riêng biệt. Bên cạnh đó, là nét truyền thống với những nếp ngói tỏa xuống hiên, mái cong vút đầu đao… “Phải nói rằng, để có được kiến trúc như vậy vào thời điểm 1945 rất hiếm hoi, ông Khánh nói.
Điều đặc biệt, ngôi nhà gắn liền với 5 thế hệ nhà họ Phạm. Nếp sinh hoạt người Tràng An trong ngôi nhà vẫn được gia đình gìn giữ. Những câu đối, hoành phi, những bộ bàn ghế hàng trăm năm tuổi được gia chủ gìn giữ cẩn thận. Từ năm 2010, Hà Nội đã có chủ trương bảo tồn, tôn tạo ngôi nhà số 115 Hàng Bạc. Mặc dù vậy, việc tìm giải pháp bảo tồn cho ngôi nhà vườn nói riêng và những ngôi nhà cổ có giá trị vẫn chưa có nhiều biến chuyển. Ông Phạm Tuấn Long, Phó Ban quản lý phố cổ cho biết, do đây là công trình dân sinh, nên bảo tồn, cải tạo như thế nào là điều không đơn giản. BQL phố cổ đã lập dự án bảo tồn, khôi phục lại nghề kim hoàn tại căn nhà, tạo điểm dừng chân cho du khách.
Ban đầu, dự án nhận được sự ủng hộ của các hộ dân. Tuy nhiên, đến khi lập xong dự án, một số hộ tầng 2 lại không chịu dời đi. Ông Phạm Ngọc Giao, con trai cả cụ Tề cho biết, gia đình luôn ủng hộ chủ trương bảo tồn của thành phố. Nhưng cần bảo đảm an sinh cho người dân. Đa số các hộ dân trong ngôi nhà đều chung trăn trở: Nếu dời đi họ sẽ làm gì để sinh sống? Trong khi các hộ dân và cơ quan quản lý chưa tìm được tiếng nói chung, thì ngôi nhà vẫn đang xuống cấp từng ngày.
Video đang HOT
Theo_VietNamNet
Thăm ngôi nhà cổ đặc biệt nhất đảo Lý Sơn
Ngôi nhà cổ đặc biệt nhất đảo Lý Sơn không chỉ độc đáo về kiến trúc mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc.
Trong số hàng chục ngôi nhà cổ ở đảo tiền tiêu Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), nhà thờ họ Phạm Văn(thôn Đông, xã An Vĩnh) không chỉ độc đáo về kiến trúc mà còn mang một ý nghĩa lịch sử sâu sắc đối với công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc.
Ngôi nhà cổ đặc biệt nhất đảo Lý Sơn này được xây dựng từ cách đây trên dưới 200 năm, xây dựng theo lối kiến trúc "nhà rường đắp đất" phổ biến ở đảo Lý Sơn với 5 gian 2 chái.
Các ngôi nhà rường đắp đất được xây dựng theo phong cách nhà rường truyền thống ở miền Trung, có đắp thêm một lớp đất giữa hai mái để giảm bớt bức xạ nhiệt từ ánh nắng mặt trời, giúp ngôi nhà luôn thoáng đãng vào mùa hè và ấm hơn trong mùa đông.
Trải qua quá trình tu sửa cách đây khoảng 100 năm, ngôi nhà khung gỗ được xây thêm hàng hiên bằng bê tông vững chắc mang ảnh hưởng kiến trúc phương Tây ở mặt tiền.
Các hoạ tiết, hoa văn của ngôi nhà thể hiện tín ngưỡng tâm linh văn hóa Việt với hình tượng tứ linh .
Nhà thờ họ Phạm Văn ở đảo Lý Sơn là nơi thờ tự Cai đội thủy quân Phạm Hữu Nhật cùng các tiền nhân họ Phạm Văn - dòng họ có vai trò quan trọng trong công cuộc khai phá đảo Lý Sơn và khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.
Trong nhà trang trí nhiều hoành phi, câu đối, nói về công đức của các vị tiền hiền của dòng họ.
Theo sử nhà Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 17 (1836), triều đình cử suất đội trưởng thủy quân Phạm Hữu Nhật chỉ huy 70 suất đinh là những dân binh trên đảo Lý Sơn ra Hoàng Sa đo đạc hải trình, thu lượm sản vật, cắm mốc, dựng bia chủ quyền.
Năm 1854, Cai đội Phạm Hữu Nhật lại vâng mệnh chỉ huy dân binh Lý Sơn ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ. Lần này họ đã không trở về. Gia đình và họ tộc đã an táng ông, cùng các đồng đội, bằng mộ chiêu hồn tại thôn Đông, xã An Vĩnh, bên cạnh mộ Ngài Thủy tổ họ Phạm Văn.
Vào ngày 19/2 Âm lịch hàng năm, dòng họ Phạm Văn lại tổ chức khao lề thế lính đội Hoàng Sa đồng thời với lễ tế xuân ờ nhà thờ họ.
Ngày nay, nhà thờ họ Phạm Văn là một điểm tham quan nhiều ý nghĩa đối với du khách khi đến với đảo tiền tiêu Lý Sơn.
Theo_Kiến Thức
Ông già 70 tuổi leo thang vào ngôi nhà bị "nhốt" ở Sài Gòn Lối đi duy nhất bị bịt khiến các thành viên trong gia đình ông Sơn (quận Thủ Đức, TP HCM) phải ra vào bằng thang cao 3 m nhờ đường thoát hiểm của nhà hàng xóm. Ngôi nhà cấp 4 của gia đình ông Trần Văn Sơn (số 756/5 Kha Vạn Cân, phường Linh Đông, quận Thủ Đức, TP HCM) bị bao bọc...