Ngôi nhà tự tan chảy gây cảm giác ám ảnh
Tuy nhiên, trên thực tế, ngôi nhà tự tan chảy có phần đáng sợ này chỉ là một tác phẩm nghệ thuật nằm trong lễ hội đang diễn ra của quận Bankside ở London.
Chỉ thoạt nhìn qua, vẻ hoang tàn, cũ kỹ của ngôi nhà cổ 3 phòng ngủ tọa lạc trên phố Southwark, thành phố London, Anh Quốc cũng đã đủ làm những người qua lại trên phố có cảm giác ớn lạnh. Và nếu được chứng kiến cảnh tượng nó từ từ tan chảy như chất lỏng thì có lẽ nhiều người sẽ phải đứng tim không hiểu hiện tượng kỳ quái gì đang xảy ra.
Ngôi nhà cổ từ từ tan chảy tại quận Bankside, thành phố London, Anh Quốc.
Tuy nhiên, trên thực tế, ngôi nhà tự tan chảy có phần đáng sợ này chỉ là một tác phẩm nghệ thuật nằm trong lễ hội đang diễn ra của quận Bankside ở London.
Tác phẩm nghệ thuật có tên Nhà tan chảy được thiết kế bởi nghệ sĩ Alex Chinneck. Ngôi nhà tạm thời này được xây dựng từ 8.000 viên gạch giả được làm từ sáp paraffin. Mỗi một viên gạch lại được phủ cát nung để tạo cảm giác chân thật hơn cho người xem. Sau khi đã hoàn thành phần thô cũng như toàn bộ nội, ngoại thất, ngôi nhà nghệ thuật này mới được làm tan chảy bằng lò nung điều khiển tay.
Được biết, Nhà tan chảy được xây dựng nhằm mục đích kỉ niệm lịch sử xây dựng nhà máy sản xuất nến có trụ sở chính tại Bankside. Vì vậy, trong suốt 12 tháng lao động trí óc và công sức miệt mài, nghệ sĩ Alex Chinneck đã hợp tác với các công ty hóa chất, nhà máy sáp và kỹ sư để cùng nhau hoàn thành ngôi nhà bằng sáp như thật này.
Video đang HOT
Những hình ảnh gây ám ảnh của ngôi nhà tan chảy:
TheoChi Mai / MASK Online
Đình cổ chờ sập vì thiếu tiền!
Kề ngôi chùa Bối Khê nổi tiếng, đình Kim (thôn Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai) còn được gọi là đình Bối Khê nằm ẩn mình dưới bóng mát của xum xuê cây, của hương hoa thơm mát. Bên ngoài đình tĩnh lặng bình yên nhưng bên trong cột kèo rui mè lung lay, ngói sụp mảng lớn.
Đình Kim khang trang phía bên ngoài
Di tích Quốc gia nên không dám đụng
Chúng tôi đến đình Kim vào giữa trưa. Cửa đình khóa chặt. Đường làng vắng tanh, còn đang định hướng xem hỏi ai, tìm ai để vào được đình thì may mắn, một cậu bé tập xe đạp ngang qua. Cũng chưa kịp hỏi han gì thì nó buông hai chân xuống đường, dùng dép giảm "tốc độ" hỏi luôn: "Cô vào đình ạ. Nhà cụ Bảo kia kìa", cậu bé nói rồi chỉ tay. Cụ Kiều Văn Bảo nhận trông nom đình cho làng đã gần chục năm nay, vừa ở đình về, chưa kịp ăn cơm thì chúng tôi tới nên lại cập rập ra đình mở cửa cho khách vào lễ Thánh.
Vừa châm hương cụ vừa nhắc: "Ấy ấy, các cô đừng qua chỗ đó, nguy hiểm lắm". Thực ra, cũng không cần phải để cụ Kiều Văn Bảo hướng dẫn và cảnh báo. Chỉ cần bước vào đình Kim là đã thấy, đình sạt một mảng rộng, cỡ bằng 2 cái mâm ở phía góc phải. Mấy năm nay, đình cứ "thông thiên" như vậy. Ngày tạnh ráo, nắng rọi vào tận hậu cung. Ngày mưa nước tuôn như lũ. Đám dương xỉ mọc ở chân cột đình nhờ mưa dột ẩm thấp mà tốt um. Cụ Bảo cho biết, đình sạt thế này đã từ lâu, và vì là Di tích Quốc gia nên bất khả xâm phạm, chẳng ai dám sửa chữa, chỉ báo cáo lên trên chờ cơ quan chức năng. Năm 2006, dân trong làng tự bỏ tiền ra mua thêm cột gỗ, chống đỡ thêm cho những cây cột đã mấy trăm năm yếu mòn vì mối mọt.
Cụ Kiều Văn Bảo kể, năm 2013 đã có quyết định ở trên cho sửa chữa, đầu tư mấy chục tỷ đồng. Nhưng đến giờ mọi thứ vẫn y nguyên, chưa thấy suy chuyển gì. Hàng ngày cụ vẫn trông nom coi sóc ở đây. Trưa chiều về ăn cơm cùng gia đình rồi lại ra đình kẽo kẹt mắc võng trông nom. Cụ bảo dạo năm ngoái, nhiều cán bộ văn hóa ở trên về đo đạc, hỏi han rồi động viên cụ trông nom đình làng cho tốt. Họ về rồi họ đi, cũng chưa thấy hạ giải tu bổ đình
Và bên trong đổ nát....
Đã có dự án, chỉ chờ tiền
Đem câu chuyện về sự xuống cấp và sạt lở nghiêm trọng ở đình Kim, chúng tôi tìm đến UBND xã Tam Hưng. Chủ tịch xã đi họp. Phó Chủ tịch phụ trách văn xã đi tập huấn trên huyện. Điện thoại giới thiệu một hồi chúng tôi được một chuyên viên của xã tiếp. Trước yêu cầu là được cung cấp một vài chi tiết về lịch sử đình Kim thì anh chuyên viên kia lắc đầu từ chối, rằng anh không có quyền cung cấp tài liệu. Và lý do không tiếp nhà báo là vì chúng tôi không có giấy giới thiệu. Mặc cho tôi đưa thẻ Nhà báo ra trình bày, anh vẫn kiên quyết lắc đầu. Lịch sử một ngôi đình vốn xưa nay là chuyện không có gì bí mật, nhưng hóa ra ở Tam Hưng lại là chuyện hết sức... cảnh giác.
Sau cùng, chúng tôi đã tìm được đầy đủ tài liệu về đình tại Ban Quản lý di tích Danh thắng Hà Nội và Phòng Di sản, Sở VH-TT&DL Hà Nội. Theo lý lịch trích ngang từng được lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Hà Tây (cũ) đình thờ 6 vị thành hoàng làng đã có công giúp Hai Bà Trưng đánh giặc. Thần phả này được chép vào năm 1642. Việc xây dựng đại bái đình Kim còn được lưu giữ khá chính xác là vào năm Thành Thái, Nhâm Thìn (11-8-1893). Ở các bộ vì đỡ mái, các con rường, câu đầu đều được chạm hoa văn hình rồng mây, hoa cúc, hoa sen cách điệu. Điều đặc biệt là bộ khung nhà đại bái được dựng bởi hai hiệp thợ nên phong cách trang trí kiến trúc tuy thống nhất nhưng vẫn có những nét khác biệt trong đường nét, đao mác. Các mảng chạm nổi, hình khối to tròn mập mạp... tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Hậu cung đình Kim chính là những gì còn lại của ngôi miếu cổ thuở nào, đến khi dựng thành đình vẫn được giữ lại. Ngày 21-3-1943, đình được trùng tu lại cho đến ngày nay. Và chính vì những giá trị kiến trúc nghệ thuật kể trên, năm 2000 đình Kim đã được Bộ Văn hóa Thông tin nay là Bộ VH-TT&DL xếp hạng Di tích Nghệ thuật Kiến trúc cấp quốc gia.
Từ khi xây dựng cho đến nay, đình Kim thôn Song Khê vẫn giữ được hình dáng kiến trúc tương đối nguyên vẹn. Thời chống Pháp, Tam Hưng là căn cứ kháng chiến nên một số di tích ở đây không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Hiện tại, hai dãy tả hữu mạc của đình hư hỏng nặng, một số đồ thờ mất rải rác trong nhiều năm.
Xác định được ngôi đình đã xuống cấp nghiêm trọng trong nhiều năm qua. Đầu tháng 8-2013, UBND Thành phố Hà Nội đã có Quyết định 4624/QĐ-UBND ngày 2-8-2013 về việc cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư xây dựng Dự án Tu bổ tôn tạo di tích đình Kim, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai. Theo đó tổng dự toán kinh phí tu bổ các hạng mục là 20 tỷ 648 triệu đồng. Ngân sách Thành phố hỗ trợ từ chương trình Mục tiêu Quốc gia về Văn hóa khoảng 60%, còn lại do ngân sách cấp huyện và huy động xã hội hóa. Theo tìm hiểu của phóng viên ANTĐ, toàn bộ hồ sơ tu bổ tôn tạo đình đều đã được thỏa thuận của Bộ VH-TT&DL tại văn bản số 3936/ BVHTTDL-DSVH ngày 28-10-2013. Gần 1 năm sau khi nhận được thỏa thuận của Bộ VH-TT&DL, việc tu bổ đình Kim vẫn gần như dậm chân tại chỗ vì vẫn chờ kinh phí. Chỉ khổ cho đình cổ, hễ mưa là trong đình ngoài sân lênh láng nước như nhau.
Theo ANTD
Đốt vàng mã gây cháy lớn tại công ty gỗ Sự bất cẩn của người dân trong điều kiện thời tiết khô hạn, nắng nóng đã gây vụ cháy lớn tại một công ty sản xuất đồ gỗ nội thất. Khoảng 16h ngày 17/3, tại khu đất trống trên đường Nguyễn Xiển, khu phố Thái Bình 1, phường Long Bình, quận 9, TPHCM có một số người đã đốt vàng mã rồi bỏ...