Ngôi nhà thành ‘lò lửa’ từ thói quen sai lầm ngốn tiền điện trong ngày hè
Một số thói quen được coi “ giải pháp chống nóng” cho căn nhà bạn nghĩ là đúng đắn nhưng thực chất đó lại là sai lầm khiến căn nhà của bạn nóng càng thêm nóng.
Đóng cửa kín hoặc mở cửa suốt cả ngày
Đóng cửa khi sử dụng điều hòa là điều tất nhiên. Tuy nhiên, nhiều gia đình có thói quen tránh nóng bằng cách đóng kín cửa suốt cả ngày, dù không phải lúc nào cũng bật điều hòa. Thực tế, cách làm này chỉ giúp ánh nắng không lọt vào nhưng hơi nóng vẫn được cửa sổ và các bức tường xung quanh hấp thụ. Lượng nhiệt này sẽ bị quây tròn trong 4 bức tường nên cảm thấy ngột ngạt và khó chịu. Đến buổi tối, bạn bước vào bên trong vẫn cảm thấy mọi đồ vật đều bị nóng hầm hập.
Bật quạt, mở cửa lúc trời nắng to khiến căn nhà thêm nóng bức
Ngược lại, rất nhiều người có thói quen mở cửa cả ngày, bật quạt để lấy gió tự nhiên thổi vào nhà, tạo sự lưu thông gió, làm mát căn phòng. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng với những ngày trời nắng to, đặc biệt là khoảng thời gian giữa trưa. Bởi lúc này, nhiệt độ ngoài trời cao hơn trong nhà, mở cửa kết hợp với quạt sẽ khiến hơi nóng tràn vào, càng bật quạt, càng thêm nóng bức, ngột ngạt.
Do đó, hợp lý nhất là nên mở cửa sáng sớm sau đó đóng, đến khi ánh mặt trời đã tắt thì lại mở cửa để không khí bên ngoài đi vào trong phòng giúp hạ nhiệt, giảm bớt sự ngột ngạt. Bạn nên tạo thêm đường thông gió cho ngôi nhà bằng các ô cửa nhỏ, đây là nơi hút gió khi mất điện.
Cục nóng điều hòa đặt ở nơi nắng chiếu
Lắp điều hòa đúng là sẽ giúp bạn tận hưởng một mùa hè dễ chịu hơn. Tuy nhiên, đặt cục nóng điều hòa ở vị trí không hợp lý có thể sẽ khiến căn nhà không được mát như mong muốn, ngoài ra còn dễ khiến điều hòa hỏng hóc, tiêu thụ lượng điện năng lớn.
Cục nóng để ở ngoài trời, nơi nắng chiếu khiến điều hòa làm việc kém đi
Video đang HOT
Các hãng sản xuất điều hòa thường có thiết kế và áp dụng công nghệ để giúp cục nóng điều hòa chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Thế nhưng, không phải vì vậy mà chúng ta có thể lắp cục nóng điều hòa ở bất cứ vị trí nào bên ngoài trời mà không có mái che. Để tiện lợi, rất nhiều gia đình hiện nay thường chọn lắp cục nóng trên sân thượng, trên mái nhà hay gắn bên ngoài tường,… không có mái che chắn. Cục nóng đặt ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ làm tăng nhiệt độ của cục nóng, điều hòa làm việc kém đi, cảm giác mát mẻ giảm xuống, khiến trong nhà nhiệt độ vẫn cao.
Vị trí tốt nhất để đặt cục nóng điều hòa chính là ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và có mái che.
Không có rèm cửa hoặc chọn sai chất liệu, màu sắc rèm
Nhiều người nghĩ rèm cửa chỉ phù hợp cho ngôi nhà trong những ngày đông, vì thế không dùng rèm cho mùa hè. Thực tế, theo một số nghiên cứu, cửa sổ là nơi hấp thụ 30% nhiệt lượng từ bên ngoài. Do đó, vào mùa hè, rèm cửa sẽ là vật dụng trung gian để ngăn cách ánh nắng như thiêu như đốt bên ngoài với không gian bên trong. Bạn hãy sử dụng rèm để che cửa vào những ngày nắng nóng sẽ thấy hiệu quả ngay lập tức, căn phòng mát hơn rõ rệt.
Rèm cửa giúp ngăn cách ánh nắng bên ngoài với không gian bên trong
Tuy nhiên, cũng cần chọn đúng chất liệu, màu sắc rèm sao cho phù hợp cho mùa hè. Những loại rèm nhung dày dặn và tối màu hoàn toàn không hợp lý cho căn nhà mùa hè. Các loại rèm với chất liệu nặng nề và màu sắc u tối chỉ khiến căn phòng trở nên ngột ngạt và tù túng hơn. Hiện nay, thị trường có rất nhiều thiết kế mành che hoặc màn ren, rèm mỏng, màu sắc tươi sáng vừa đẹp mắt vừa tiện lợi, phù hợp cho mọi không gian từ phòng khách cho đến phòng tắm, giúp căn nhà mát mẻ hơn trong ngày nắng nóng.
“Bỏ quên” ban công
Khoảng vườn nhỏ ở ban công cũng góp phần khiến ngôi nhà bớt nóng
Nhiều người sợ không gian chật chội hay bận rộn với công việc mà “bỏ quên” khu vực ban công. Không tận dụng diện tích ban công để “phủ xanh” bằng cây cối là một sai lầm khiến căn nhà nóng bức hơn trong mùa hè. Chỉ cần một khoảng vườn nho nhỏ với những cây dây leo, giỏ cây treo, chậu hoa ở ban công cũng góp phần giảm nhiệt độ cho khu vực này, xoa dịu ánh nắng mùa hè, giúp căn nhà của bạn dễ chịu hơn trong những ngày thời tiết oi bức.
Tư vấn giải pháp chống nóng cho công trình trong mùa hè
Ở những nuớc nhiệt đới như Việt Nam, chống nóng cho công trình xây dựng vô cùng quan trọng.
Cùng với việc phát triển đô thị, mật độ công trình, mật độ dân cư ngày càng tăng lên; thì việc chống nóng cho nhà ở nói riêng và công trình xây dựng nói chung là việc cần thiết và cấp bách. Ở những nuớc nhiệt đới như Việt Nam, chống nóng cho công trình xây dựng vô cùng quan trọng.
Các giải pháp chống nóng
Giải pháp quy hoạch
Từ xưa, ông cha đã có câu: "Lấy vợ hiền hoà làm nhà hướng nam". Đó là một cách thức quy hoạch rất tự nhiên và đơn giản để tránh huớng mặt trời mọc đằng đông, lặn đằng tây là bất biến. Hướng nam là hướng đón gió mát, tránh được bức xạ của mặt trời. Tất nhiên đó là nhà ở dân gian trong cấu trúc làng - nông thôn. Đô thị hiện đại phụ thuộc nhiều yếu tố khác nên không thể hoàn toàn tự lựa chọn hướng cho công trình. Nói như vậy không có nghĩa là vấn đề hướng bị phụ thuộc. Trong những điều kiện có thể, phải tối ưu hoá hướng cho công trình. Tiêu chuẩn Việt Nam về chống nóng cho nhà ở ghi rõ: "Đối với nhà ở, cố gắng bố trí sao cho phần mặt nhà về hướng Tây - Đông có diện tích bề mặt nhỏ nhất để hạn chế bức xạ mặt trời". Với những cụm công trình hay tổ hợp công trình cũng vậy, phải thiết kế tổng mặt bằng hợp lý, ưu tiên hướng tốt cho những công trình chủ đạo, công trình có yêu cầu chống nóng cao hơn như nơi sinh hoạt, làm việc.
Giải pháp môi trường, sinh thái
Giải pháp này gắn liền với giải pháp quy hoạch. Đây cũng là một giải pháp mà ông cha đã ứng dụng rất triệt để trong kiến trúc truyền thống. Cây xanh, mặt nước luôn là những yếu tố không thể thiếu, song hành cùng công trình kiến trúc. Cây xanh tạo bóng mát, ngăn và che cho bề mặt công trình kiến trúc khỏi bức xạ mặt trời. Mặt nước (ao, hồ, bể cảnh...) cùng cây xanh điều hoà khí hậu, làm môi trường mát và trong sạch hơn. Trong điều kiện độ ẩm không khí không bão hoà, mặt nước luôn có hiện tượng bốc hơi. Quá trình bốc hơi nước là quá trình thu nhiệt, chính vì vậy nó làm cho nhiệt độ môi trường giảm xuống. Cây xanh và mặt nước gắn liền cùng đất tự nhiên; đều có độ phát xạ thấp, là những nhân tố hữu hiệu cho việc chống nóng ở quy mô tổng thể, có phạm vi ảnh hưởng lớn. Hiện nay trong nhiều đô thị, tỷ lệ cây xanh, mặt nước với công trình xây dựng đang ở mức chênh lệch đáng báo động, cộng thêm những diện tích khác lại bị bê tông hóa ở mức cao (sân, hè, bãi đỗ xe...). Các bề mặt vật liệu này đều có độ phát xạ lớn, làm môi trường không khí nóng lên đáng kể.
Giải pháp kiến trúc
Đây được coi là giải pháp rộng và linh hoạt nhất. Giải pháp kiến trúc là việc tổ hợp mặt bằng và hình khối công trình, thiết kế kết cấu bao che hợp lý để hạn chế bề mặt tiếp xúc với mặt trời - tránh bức xạ, hoặc giảm sự dẫn nhiệt trong vật liệu, tăng cường đối lưu nhiệt. Các giải pháp kiến trúc cơ bản như sau:
Bố trí mặt bằng hợp lý, ưu tiên các không gian chính tránh tiếp xúc với bề mặt hứng mặt trời; đẩy các không gian phụ như cầu thang, kho, vệ sinh ra phía đó.
Tạo những khoảng lùi, khoảng âm như sảnh, logia, khe kỹ thuật... để tránh bức xạ mặt trời vào bề mặt không gian chính
Dùng kết cấu chắn nắng bên lắp rời ngoài kết cấu bao che (tường) để giảm quá trình bức xạ và dẫn nhiệt. Ở kiến trúc dân gian truyền thống, nhiều nơi có tấm giại ở ngoài hiên. Yếu tố này đã được ứng dụng rất nhiều trong kiến trúc hiện đại với các dạng khác nhau, vật kiệu khác nhau.
Tổ hợp mặt đứng bằng những "kết cấu cứng" để chắn nắng; gắn liền với kết cấu chịu lực và bao che. Thường đó là ô văng, các lam chắn nắng theo phương đứng và ngang. Trong những năm 70-80, loại hình kiến trúc này rất phát triển - đặc biệt với thể loại công trình hành chính, công sở. Những thiết kế đó được nghiên cứu rất kỹ về mặt vật lý kiến trúc theo khí hậu và biểu đồ mặt trời của từng địa phương.
Xây tường dày, tường hộp (rỗng), sử dụng vật liệu cách nhiệt (gạch rỗng, tấm cách nhiệt, tấm 3D panel, bê tông cốt liệu khí...) cho kết cấu bao che. Thiết kế cửa hợp lý về vị trí và vật liệu. Các giải pháp này đều dựa trên nguyên lý làm giảm bức xạ và dẫn nhiệt từ bên ngoài.
Dùng các loại vật liệu chống nóng cho mái như tấm đan, gạch lỗ, mái tôn (đối với mái bằng, bê tông), sử dụng trần giả cách nhiệt (đối với mái dốc, mái ngói). Giải pháp này phải đặc biệt lưu ý vấn đề thông gió cho khối không khí giữa hai lớp mái.
Giảm độ phát xạ của bề mặt công trình bằng cây cối, như trồng cây leo trên tường, thiết kế vườn - mặt nước trên mái. Đây là một giải pháp đem lại thẩm mỹ khá tốt, tuy nhiên có những biến đổi nhất định theo thời gian.
Tổ chức mặt bằng, thiết kế vị trí và cấu tạo cửa hợp lý; thiết kế sân trong, giếng trời để tăng cường đối lưu không khí. Mục đích là làm sao cho khối khí nóng thoát lên trên và ra ngoài, nhường chỗ cho khối khí nhiệt thấp hơn.
Giải pháp kỹ thuật
Máy điều hoà nhiệt độ (Máy lạnh): Được coi là hiện đại, và dễ dàng triển khai ứng dụng. Tuy nhiên máy điều hoà nhiệt độ cũng bộc lộ nhiều nhược điểm nhất định. Trước hết giải pháp này tiêu hao nguồn năng lượng đáng kể, và ảnh hưởng tới môi trường. Theo nguyên tắc cân bằng nhiệt, để giảm nhiệt độ trong phòng thì nó làm tăng nhiệt độ bên ngoài bằng nhiệt lượng tương đương. Bên cạnh đó, máy điều hoà nhiệt độ khó đáp ứng được cho các không gian mở, không gian quá lớn.
Thông gió: Bên cạnh việc đối lưu tự nhiên, giải pháp thông gió cưỡng bức được coi là một giải pháp hữu hiệu cho việc chống nóng khi đối lưu tự nhiên không hiệu quả. Các hệ thống thông gió được thiết kế hợp lý sẽ góp phần chống nóng, và nên tận dụng - kết hợp với giải pháp kiến trúc như giếng trời.
Phun nuớc, phun sương: Hệ thống phun sương gần đây được triển khai ứng dụng nhiều, trong các không gian công cộng như nhà hàng, và cả nhà ở. Việc phun nước, phun sương tạo ra hiện tượng nước bốc hơi thu nhiệt, đồng thời tăng cường đối lưu không khí. Ngoài ra, áp lực phun nước, sương tạo chuyển động không khí gây mát (sẽ nói ở phần sau). Ngoài ra, chủ nhà cũng có thể dùng sơn chống nóng chuyên dụng cho bề mặt công trình cũng là một giải pháp chống nóng hữu hiệu./.
Nỗi khổ của dân chung cư vào mùa hè: Căn hộ đối diện dán giấy cách nhiệt phản quang, hưởng trọn ánh nắng chói chang Giấy phản quang giúp chống nắng, nóng nhưng cũng gây ra vô số phiền toái cho các căn hộ xung quanh. Nỗi khổ của những căn hộ hướng Tây là vào mùa hè sẽ hứng trọn cái nắng như thiêu như đốt. Vì vậy, ngoài việc sử dụng điều hoà hết công suất, một số hộ gia đình còn đầu tư thêm cả...