Ngôi nhà phố hướng Tây được xử lý kiến trúc thông minh không ai ngờ tới với mặt tiền chỉ rộng 3,5 mét
Khi mặt tiền chỉ rộng 3,5 mét, kiến trúc sư đã khéo léo xử lý không gian vô cùng linh hoạt để gia đình trẻ luôn cảm thấy đúng đắn khi lựa chọn mảnh đất này.
Ngôi nhà phố được xây trên mảnh đất hẹp, công ty Ago Architects đã tính toán và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra phương án thiết kế nhà cho gia đình trẻ ở Nam Jakarta sao cho hợp lý nhất.
Nhằm tạo không gian rộng thoáng cho ngôi nhà, kiến trúc sư thiết kế lưới thép đục lỗ che chắn phần mặt tiền hướng Tây, bao phủ toàn bộ chiều cao của căn nhà.
Lớp bọc bên ngoài này vừa giúp giảm nhiệt cho không gian bên trong vừa tạo sự riêng tư cho cuộc sống của mọi người trong gia đình.
Vì ánh sáng được giảm bớt bởi lớp bọc bên ngoài, KTS đã khéo léo tạo các cạnh dài giống như một đường cắt mỏng ở mặt tiền chạy dọc theo mặt trước hẹp của tòa nhà.
Bên cạnh đó, khoảng vườn trên sân thượng được thiết lập đầy tinh tế vừa tạo góc xanh tươi vừa mang đến cuộc sống thư thái cho mọi người ở các khu vực chức năng phía dưới.
Ngôi nhà phố với sự hạn chế về diện tích cũng như chiều rộng của mặt tiền.
Nhờ các giải pháp xử lý kiến trúc phù hợp, ngôi nhà trở thành không gian sống thoải mái, tiện nghi cho mọi người trong gia đình.
Ngôi nhà phố được thiết kế 3 tầng với tổng diện tích sử dụng khoảng 100m2. Mỗi tầng được bố trí đầy đủ các khu vực chức năng đảm bảo cho mọi người luôn cảm thấy không gian thông thoáng và dễ chịu. Khu vực tầng 1 được bố trí phòng ngủ chính của bố mẹ rộng 35m2.
Tầng 2 là nơi bố trí phòng khách, góc ăn uống của cả nhà và phòng giặt là. Tầng thượng trên cùng được bố trí không gian học tập, vui chơi cho con.
Khu vực sân nhìn ra thành phố đủ để mọi người có thể cảm nhận được nhịp sống tấp nập và rộn rã của đô thị.
Các kiến trúc sư mong muốn tạo một không gian sống nhỏ gọn với những trải nghiệm phong phú, mong muốn tạo ra một không gian với hạn chế các bức tường để tăng thêm sự rộng rãi cho diện tích sử dụng.
Nhiều tầng được kết nối với nhau với cách kết hợp các khu vực chức năng, tích hợp các chức năng cơ bản như cầu thang – nội thất – mặt tiền một cách hài hòa, hợp lý.
Video đang HOT
Góc phòng khách được thiết kế phần sàn với các ngăn kéo đựng đồ tiện dụng.
Không gian nghỉ ngơi được bố trí ở tầng 1.
Chức năng của mỗi phòng đều được biểu thị bằng những món đồ nội thất lớn tiếp giáp hoặc tiếp nối với các bức tường. Phần lớn trong số này đều phục vụ mục đích kép, chẳng hạn cầu thang đồng thời là giá sách, chỗ ngồi và nơi lưu trữ đồ.
Nội thất chủ yếu được lựa chọn chất liệu gỗ ấm để tạo sự tương phản ấn tượng với tông màu lạnh của tường và sàn bê tông bóng. Lớp bên ngoài là kim loại sẫm màu tạo sự chắc chắn và cá tính cho không gian.
Mỗi tầng đều được ưu tiên một đến hai chức năng cần thiết. Phía dưới nền được bố trí cả hệ thống lưu trữ đồ tiện dụng và hiệu quả. Các không gian được sử dụng linh hoạt mang lại sự gọn thoáng và dễ chịu cho mọi người.
Bên cạnh góc phòng khách là khu vực bếp.
Khu vực vui chơi của bé.
Bếp ăn được kiến trúc sư hạn chế sử dụng tủ kệ và các công năng để đáp ứng các nhu cầu nấu nướng thông dụng cho bữa ăn gia đình. Màu sắc và cách trang trí đơn giản nhằm giảm cảm giác rối mắt và chật chội.
Ngôi nhà phố có diện tích nhỏ nhưng nhờ cách xử lý không gian khéo léo, mọi góc nhỏ đều nhận được đầy đủ ánh sáng mặt trời.
Các khu vực chức năng được bố trí linh hoạt. Ở mỗi tầng đều có thiết kế giếng trời. Vì nhà hướng Tây nên kiến trúc sư thiết kế thêm tấm xốp cách nhiệt ở phần tường để giảm nhiệt, ngăn tiếng ồn, giảm chi phí thi công.
Toàn cảnh ngôi nhà phố.
Không gian nhà phố được chọn lọc tất cả những giải pháp thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi dành cho gia đình trẻ nhưng vẫn luôn đảm bảo mang lại cuộc sống thoải mái, tiện nghi với các khu vực đa năng, tích hợp thông minh.
Bà nội trợ 26 tuổi "thắt lưng buộc bụng" chi tiêu tiền ăn chỉ 500 ngàn/tuần cho gia đình 3 người ở Hà Nội
Dù ở giữa Hà Nội nhưng vợ chồng nhà anh chị Thùy Chi ở Quang Lãm, Thanh Oai không mấy dư giả khi đồng lương công nhân còn hạn hẹp. Vì thế việc phải chi tiêu tiền ăn ở mức 500 ngàn đồng/tuần là bắt buộc phải khéo co vì nhà anh chị có 3 thành viên.
Khi nhắc tới việc chi tiêu tiền ăn cho các gia đình trẻ ở giữa Hà Nội, chị Thùy Chi 25 tuổi ở Quang Lãm, Thanh Oai cho rằng, tùy vào hoàn cảnh và điều kiện sống của từng gia đình mà mỗi nhà có cách chi tiêu hợp lý. Thường thì có nhiều tiền sẽ chi tiêu nhiều, nhưng có ít như nhà chị sẽ buộc phải thắt lưng buộc bụng mà khéo co cho đủ.
Theo người vợ trẻ này cho biết, nhà chị có 2 vợ chồng và 1 con nhỏ lên 3 tuổi. Tuy nhà không phải đi thuê trọ nhưng mỗi tháng thu nhập của vợ chồng chị quá thấp: " Vợ chồng mình đều là công nhân may nên lương tháng tổng cộng của 2 vợ chồng đi làm đều cũng chỉ được khoảng 10 triệu. Trong đó vợ chồng mình phải gửi 3 triệu về quê thuê người chăm sóc mẹ chồng đang ốm. Còn 7 triệu thì lo tiền ăn, tiền học cho con và phải dành dụm khoảng 2-3 triệu để phòng khi nhà có việc. Do đó, mình không dám chi tiêu quá tay suốt mấy năm nay".
Ban đầu, chị Thùy Chi cũng cảm giác như bản thân không thể thực hành tiết kiệm được khi có mức lương quá thấp. Nhưng sau nhiều lần chi tiêu, chị cũng tự rút ra bí quyết của riêng mình để chỉ tiêu khoảng 500 ngàn/tuần cho tiền ăn.
" Ngày trước mình đi chợ ít nhất cũng phải 100 ngàn/ngày mới đủ. Thế nhưng sau khi lên kế hoạch tiết kiệm, thắt chặt các khoản chi tiêu, mình chỉ lên con số 70 ngàn đồng/ngày như hiện nay. Tính ra 1 tuần mình chi tiêu bữa ăn hằng ngày cho gia đình chỉ với 500 ngàn. Dù tiết kiệm nhưng mình vẫn cố gắng đầy đủ chất dinh dưỡng cho gia đình 3 người", chị Thùy Chi thú nhận.
Để thực hiện điều này, bà mẹ trẻ 1 con áp dụng triệt để bí quyết đi chợ và làm bữa ăn cụ thể hàng ngày như sau:
Đi chợ đầu mối và chợ quê xa
Để có thể mua được thực phẩm giá rẻ, chị Chi thường xuyên phải đi chợ đầu mối ở Hà Đông và các chợ quê, cách xa nơi chị ở vài km. Đi chợ đầu mối và các chợ quê mua gia cầm và rau củ quả đều rẻ.
Ảnh minh họa.
" Gà mình toàn mua cả con chỉ với giá 55-60 ngàn đồng/kg thay vì toàn phải mua 100-110 ngàn đồng/kg như ở chợ cóc gần nhà. Mình cũng mua cá trôi, cá chép chỉ với giá 45-50 ngàn đồng kg thay vì phải mua giá 65 ngàn đồng. Nhất là cá nhỏ mua rất rẻ. Rồi vụn thịt bò, gân bò giá 1kg cũng chỉ 120 ngàn đồng/kg. Rau thì 10 ngàn 3 bó rau muống to đùng. Bí, khoai tây vài ngàn đồng kg, mình mua cả vài kg. Nói chung mình cứ mua gà vịt cả con, cá cả cân, rau củ quả mua nhiều về sơ chế rồi chia ra từng bữa. Khi đi làm về chế biến vừa tiện, vừa rẻ lại ngon", chị Thùy Chi kể.
Đi chợ đầu mối và các chợ quê mua gia cầm và rau củ quả đều rẻ. (Ảnh minh họa)
Bữa sáng ăn đơn giản nhưng vẫn đủ chất
Vì nhà có ít tiền nên vợ chồng chị Chi không bao giờ đi ra ngoài hàng ăn. Ngược lại, bao giờ chị cũng dậy sớm chuẩn bị bữa sáng tại nhà với cơm rang trứng, xôi lạc, xôi đỗ, bánh mỳ pate gan tự làm hoặc cơm trắng ăn với thức ăn thừa tối hôm trước còn. Có lúc, để thay đổi thì chị nấu mì gói, mì gạo nấu với một chút thịt băm để ăn hay bún trắng chấm nước mắm chanh ớt.
" Bữa sáng nào cả nhà cũng ăn qua loa như vậy thôi nhưng lúc nào cũng no bụng, đủ chất. Riêng con nhỏ ăn xong thì uống thêm hộp sữa tươi nữa là ổn", chị Thùy Chi nói.
Vì nhà có ít tiền nên vợ chồng chị Chi không bao giờ đi ra ngoài hàng ăn. Ảnh minh họa
Bữa tối ăn đậu trứng tăng hơn 1 chút
Với số tiền ăn 70 ngàn đồng cho cả 1 ngày ăn uống của gia đình 3 người thì người vợ này khẳng định cũng phải chấp nhận ăn đạm bạc. Chẳng hạn như nhà người khác ăn bữa chính toàn thịt cá thì nhà chị chủ yếu ăn đậu phụ, cá rán, trứng. Vì thế phải cố gắng thay đổi thực đơn hàng ngày, bởi nếu không ăn như vậy sẽ rất chán.
" Vợ chồng mình ăn bữa trưa tại công ty nên chỉ ăn bữa sáng và tối ở nhà thôi. Con đi lớp nên cũng ăn bán trú ở lớp. Trong bữa chính thì mình lúc nào cũng có 1 món rau, một món mặn là chủ lực. Có hôm thì thêm 1 món xào nữa. Mình hay làm món cá hoặc thịt kho đậm. Có thể kho cùng củ cải, trám. Hoặc ăn đậu phụ sốt cà chua, đậu phụ nhồi thịt hay ăn gân bò hầm khoai tây... Nói chung là các món không quá đắt tiền nhưng có thể ăn được cả ngày", chị Chi giãi bày.
Với số tiền ăn 70 ngàn đồng cho cả 1 ngày ăn uống của gia đình 3 người thì người vợ này khẳng định cũng phải chấp nhận ăn đạm bạc một chút. Ảnh minh họa,
Cách 2 ngày mua đồ tráng miệng theo mùa
Do tiền đi chợ tính ra chỉ có 70 ngàn đồng/ngày nên 2-3 ngày chị Chi mới đi chợ đầu mối mua 1 ngày đồ tráng miệng. Đồ tráng miệng có thể là mía, củ quả gì rẻ mà ngon như củ đậu, mắc cọp, quả dứa, chuối, nhãn...
Chịu khó mang đồ từ quê ra mỗi lần về quê
Cứ cách tuần, vợ chồng chị Chi thường về nhà bà nội hoặc bà ngoại ở cách đó gần 20km. Mỗi lần về, chị Chi cũng thường cố gắng lấy các loại rau trong vườn nhà hoặc đi chợ ở quê để mua thêm thực phẩm.
" Đồ ở quê vừa rẻ vừa chất lượng. Cứ 2 tuần về quê 1 lần mình lại mang đồ lên. Mình có thể mua xương, thịt, cá cho vào tủ đá. Rau củ quả lấy lên ăn khoảng 3 ngày sau đó mua bổ sung thêm. Mua đồ ở quê cũng rẻ hơn hẳn chợ đầu mối trên này", chị Chị khẳng định.
Cứ 2 tuần về quê 1 lần chị lại mang đồ lên. Ảnh minh họa
Nhờ áp dụng triệt để bí quyết chi tiêu tiền ăn trên mà suốt từ đầu năm đến giờ, tiền ăn nhà chị Chi không bao giờ vượt quá 2,5 triệu/tuần: " Thường mình chỉ tiêu 70 ngàn đồng/ngày tiền thức ăn thôi. Mỗi tháng tính ra hết 2 triệu đồng. Song ngày chủ nhật, thỉnh thoảng mình cho chồng con ăn bữa lẩu tươi hoặc làm thịt nướng ngon ngon ăn. Vì thế, 4 ngày cuối tuần mình cũng tiêu hết khoảng 500 ngàn đồng nữa. Tổng tiền ăn là 2,5 triệu đồng. Số tiền này tuy ít ỏi nhưng phù hợp với điều kiện kinh tế và mức sống nhà mình nên mình phải cố gắng duy trì".
Nữ doanh nhân làm nhà từ máy bay Boeing 747 Trên mảnh đất đồi rộng 22 hecta ở Malibu, một nữ doanh nhân muốn có một ngôi nhà với phần mái uốn cong, "trôi nổi" giữa không trung. Sau khi nghiên cứu các phương án, kiến trúc sư đưa ra ý tưởng lấy cánh máy bay làm mái nhà. Họ tìm đến bãi máy bay cũ ở California và mua một chiếc Boeing...