Ngôi nhà mát rượi dưới nắng gắt mùa hè nhờ thiết kế mái hai tầng và ống khói 3 mét ở Thanh Hóa
Ngôi nhà với diện tích 80m được thiết kế phá cách đầy ấn tượng với mái 2 tầng và ống khói 3 mét, đủ để tạo không gian sống lý tưởng, mát mẻ dành cho gia đình trẻ.
Cặp vợ chồng trẻ và hai con nhỏ là người dân tộc Thái, sống ở một huyện vùng cao của tỉnh Thanh Hóa. Với mong muốn được sống trong không gian truyền thống mang đậm tinh thần của người Thái, cặp vợ chồng trẻ đã dành nhiều thời gian để trò chuyện, thảo luận với kiến trúc sư để đưa ra những ý tưởng phù hợp.
Các kiến trúc sư cũng lấy cảm hứng từ căn nhà sàn để tạo nên ngôi nhà với mái lớn phủ lên toàn bộ không gian rộng rãi, đặc biệt là không chia phòng, không vách ngăn để các thành viên có thể thoải mái gắn kết, sinh hoạt cùng nhau.
Vì thế, dù chuyển từ nhà sàn sang căn nhà mới, mọi người trong gia đình vẫn giữ được lối sống, thói quen sinh hoạt lâu đời.
Khoảng không gian rộng lớn của núi rừng nhìn từ trên cao.
Ngôi nhà với mái rộng trở thành điểm nhấn nổi bật giữa bản làng.
Đường đi vào nhà.
Đội ngũ thiết kế bao gồm kiến trúc sư Hà Đức Cương, Nguyễn Viết Lộc, Hà Văn Bằng đã để ý tới hai yếu tố, một là bối cảnh tự nhiên, hai là bối cảnh văn hóa.
Khu đất xây dựng nằm trong một bản làng xa xôi của huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa nên các kiến trúc sư đánh giá cao yếu tố văn hóa và khí hậu nơi đây. Người dân địa phương thường sống trong những căn nhà sàn.
Đặc điểm nổi bật của loại hình nhà này chính là không gian rộng rãi, không vách ngăn, các thành viên sinh hoạt cùng nhau. Không gian ấy cũng được bao bọc bởi mái che rất lớn khá đặc trưng của nhà sàn.
Vì thế, khi người địa phương có xu hướng chuyển sang nhà xây, chủ nhà cũng muốn tạo không gian mới mẻ cho gia đình nhưng vẫn đặt yêu cầu cần giữ lối sống, tập quán lâu đời của họ.
Ngôi nhà giản dị vẫn đẹp bình yên giữa không gian xanh mát xung quanh.
Từ “đề bài” được giao, các kiến trúc sư Cuong.buildingworkshop đã chuyển tải tinh thần của nhà sàn vào căn nhà mới, đó là thiết kế mái lớn và không gian sinh hoạt chung rộng rãi. Kiến trúc sư cố gắng tái lập một kiến trúc đầy ấn tượng từ tổ chức mặt bằng đến hình thái phần mái.
Diện tích xây dựng mặc dù khá hạn chế, chỉ khoảng 80m2 nhưng bằng sự nỗ lực và sáng tạo của mình, căn nhà mới đã được hoàn thiện với điểm nhấn ấn tượng. Do hình thái mái dạng tam giác và có đường chéo hướng ra đường nên phần mái nhìn từ xa có cảm giác rất rộng.
Mái được thiết kế ấn tượng.
Lối vào nhà.
Không gian đơn giản, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống.
Video đang HOT
Góc hiên nhà rộng rãi.
Khoảng hiên nhà đầy nắng.
Về yếu tố khí hậu, khu vực này chịu tác động của gió Lào nên mùa hè vô cùng khắc nghiệt, khô nóng. Căn nhà vì thế được thiết kế mặt dài nhất là đường chéo quay về hướng Đông Nam để đón gió mát, cao dần về hướng Tây để tạo điều kiện sinh ra bóng đổ mát mẻ hơn ở vùng phía Đông, nơi có sân và hiên.
Với kiến trúc nhiệt đới, việc tạo ra nhiều bóng đổ tại các vùng ở của con người là hết sức quan trọng, vùng ở đây bao gồm trong nhà, vùng chuyển tiếp (mái hiên) và vùng ngoài trời.
Công trình hoàn thiện lấy cảm hứng từ nhà sàn truyền thống.
Không gian bên trong được kết nối các khu vực chức năng.
Mặt khác, các kiến trúc sư chú ý đến vấn đề thông gió. Do có độ ẩm cao nên kiến trúc sư tạo nhiều điều kiện để căn nhà được thông gió ngang và thông gió đứng.
Thông qua mặt bằng có thể thấy, các không gian sinh hoạt chung và riêng của công trình được giống gió ngang rất tốt. Các kiến trúc sư sử dụng khái niệm “Bay window” để thông gió xuyên phòng cho các phòng ngủ.
Bất kỳ phòng ngủ nào cũng có 2 cửa sổ để gió tươi mát từ bên ngoài có thể vào và ra khỏi phòng. Điều đó cũng giúp thải nhanh lượng CO2 và bổ sung Oxy cho các phòng ngủ cũng như tăng vận tốc dòng không khí.
Mọi người trong gia đình có thể gắn kết như sống ở nhà sàn.
Với thông gió đứng, các kiến trúc sư đã linh hoạt áp dụng một kỹ thuật trong kiến trúc “Thermal Chimney” (ống khói nhiệt). Chiếc mái vốn đã cao, bổ sung trên đỉnh một ống khói nhiệt để tăng hiệu quả thông gió, trên đỉnh ống khói là lối gió ra.
Kiến trúc sư cũng khéo léo gắn vật liệu tôn và inox cho ống khói để giúp vùng không khí loãng và nóng hơn so với mặt đất, tạo vùng áp thấp.
Nhờ đó, không khí mát vào trong nhà trao đổi khí và sau đó được hút về hướng ống khói nhiệt. Do thông gió thông qua hiệu ứng chênh áp nên căn nhà vẫn luôn được trao đổi nhiệt ngay cả những ngày không có gió.
Không gian mát mẻ, thông thoáng.
Các kiến trúc sư của Cuong.buildingworkshop tin rằng, việc tối ưu hóa bóng đổ, thông gió, căn nhà tạo ra tiện nghi nhiệt rất tốt, giải quyết được vấn đề gió Lào. Cũng nhờ đó, phần mái của công trình, xuất phát từ một vấn đề kỹ thuật mà tạo ra một hình thái đặc trưng, không thuần túy ở vấn đề hình khối.
Hình ảnh: Hà Đức Cương
Vợ chồng 9X chi 5 tỷ cải tạo penthouse, dành hẳn 150m2 làm khu vườn trên cao để "chill" tại gia
Tầng 1 của căn penthouse phục vụ không gian sinh hoạt, trong khi gần như toàn bộ diện tích tầng 2 được sử dụng làm không gian xanh.
Những căn penthouse cao cấp thường được xem là "biệt thự trên không". Có thể thấy, nó hội tụ đủ mọi yếu tố của 1 cuộc sống trong mơ như không gian thoáng đãng, tiện ích đẳng cấp, vị trí đắc địa...
Căn hộ penthouse của gia đình chị Trang - anh Dũng thuộc khu đô thị Ecopark với tổng diện tích sử dụng 2 sàn gần 300m2, phù hợp cho gia đình 5 - 6 người. Anh chị mua và nhận nhà dưới hình thức căn hộ dạng thô hoàn toàn. Vì anh Dũng là kiến trúc sư nên đã cải tạo lại rất nhiều để có được căn hộ đúng nhu cầu và sở thích của gia đình.
Cải tạo penthouse 300m2
Bộ sofa được chủ nhà mang về từ Phật Sơn, Trung Quốc
Điển hình như để có được góc view rộng và thoáng, anh chị cho đập bỏ toàn bộ bức tường gạch phòng khách, thay bằng tường kính nguyên tấm. Hoặc là thu gọn hộp kỹ thuật để có thêm không gian cho tủ giày, đập bỏ bức tường ban công phòng ngủ master để cơi nới thêm, tạo không gian rộng rãi, thoáng mát. Không gian thờ tự tâm linh được đưa lên tầng mái để giữ sự riêng tư, cách biệt... Toàn bộ phần cải tạo này đều được sự cho phép của ban quản lý và nằm trong quy định cải tạo đã đề ra.
Để tạo ra một căn hộ ưng ý, hài hòa, trước đó anh chị đã định hình phong cách và các tiêu chí riêng cho căn penthouse nhà mình. Trước hết, là về độ tuổi và sở thích, anh chị đi theo phong cách nội thất hiện đại. Tiêu chí thứ 2 là tính cách và phong cách sống, cả hai đều thích sự đơn giản nhưng sang trọng. Đặc biệt, nó phải là một căn hộ gọn gàng về đồ đạc lẫn nội thất; một không gian sống cởi mở, thoáng mát, tạo cảm giác thư thái. Cuối cùng, thiết kế hướng đến sự tinh gọn nhưng đột phá, cá tính, đơn giản nhưng theo một cách riêng biệt.
Không gian phòng khách với tường kính bao trọn góc view
Góc chill ngắm view thành phố
Phòng làm việc
Tầng 1 được ưu tiên cho không gian sinh hoạt chung, bao gồm phòng khách và bếp. Để tạo điểm nhấn cho phòng khách, anh Dũng chọn cách ốp trần gỗ chia nan. Trần và tường được ốp gỗ tạo thành 1 mảng liền nhau như vậy là chi tiết khá kỳ công. Điểm ấn tượng trong phòng bếp là bàn ăn và bàn đảo dài hơn 3m. Bàn ăn được làm bằng gỗ nhưng vẫn có chi tiết phá cách là chân bàn bằng sắt.
Khu vực bếp với bàn đảo dài hơn 3m
Không gian phòng ngủ master cũng được bố trí và hoàn thiện khá kĩ. Thay vì chia phòng ngăn giường ngủ và khu vệ sinh, nền khu vệ sinh cá nhân được tôn lên để chia không gian, tạo điểm nhấn. Ngoài ra, việc ngăn cách bằng kính, mở giếng trời lấy ánh sáng tự nhiên giúp phòng ngủ master thêm rộng rãi và thoáng mát.
Phòng của con
Phòng ngủ master
Vườn cây, ao cá "ngự" trên tầng 30
Gần như toàn bộ diện tích tầng 2 được sử dụng làm không gian xanh. Điều này là do anh Dũng thích trồng và chăm sóc cây. Mặt khác, không gian sinh hoạt ở tầng dưới đã đủ đối với các thành viên và nhu cầu hàng ngày của gia đình nên khi đưa vào thiết kế và cải tạo, vợ chồng chị không làm thêm phòng sinh hoạt bên trên.
Chia sẻ về điều này, vợ chồng chị Trang cho rằng: " Một căn hộ được bố trí đủ và hợp lý sẽ mang lại cảm giác thư thái nhất mỗi khi về nhà. Việc bố trí quá nhiều phòng khiến gia đình cảm thấy thừa thãi vì không dùng đến, nó tốn kém trong quá trình đầu tư, sử dụng, mà quan trọng nhất là lại không đúng nhu cầu ".
Diện tích sử dụng trên cao của căn hộ là 150m2, trong đó 40m2 dùng cho không gian thờ cúng và thang bộ lưu thông, còn lại 110m2 là diện tích sử dụng cho không gian sân vườn, bể cá, vườn nướng BBQ.
Khu vườn trên cao được thiết kế đạt đủ các tiêu chí: Ăn - Chơi - Thư giãn. Một góc vườn phục vụ cho việc trồng rau sạch ăn uống. Một khoảnh vườn khác trồng các loại hoa nở quanh năm như cây mộc, nhài, càng sinh động hơn với hồ cá Koi tạo điểm nhấn. Và đương nhiên là không thể thiếu một không gian vườn nướng BBQ trên cao để tiệc tùng mỗi cuối tuần. Vì vậy, không còn gì thư giãn hơn mỗi buổi tối được ngắm thành phố từ tầng 30, xung quanh hoà quyện hương thơm các loại hoa, trong khi nhâm nhi ly rượu vang ưa thích.
Cầu thang dẫn lên khu sân vườn
Khu vực thờ tự
Việc thi công sân vườn trên penthouse chắc chắn gặp nhiều khó khăn hơn bình thường. Vấn đề lo ngại đầu tiên là làm thế nào để không bị thấm, ngấm nước từ bể cá và sân vườn xuống tầng dưới. Vì vậy, hệ thống thoát nước phải được kiểm tra rất kĩ, bên cạnh đó công đoạn xử lý chống thấm cũng được chú trọng và kiểm soát, kiểm tra chặt chẽ trước khi đi vào sử dụng. Việc xử lý chống thấm chỉ cần lơ là, không kĩ càng một chút thôi là sẽ để lại hậu quả, sau này rất khó giải quyết.
Khó khăn tiếp theo khi thi công sân vườn trên cao chính là việc vận chuyển cây cối và đất trồng lên tầng 30. Với biệt thự mặt đất, việc thi công sân vườn rất dễ dàng, nhưng với penthouse, lại là cả một sự tính toán. Sân vườn cần hoàn thiện đầu tiên ngay sau khi xử lý chống thấm xong. Còn đất trồng phải được vận chuyển lên tầng 30 qua thang máy, đóng thành từng bao nhỏ, sau đó phân bổ đúng như thiết kế đã bố trí công năng để tránh việc bổ sung sau này, sẽ gây khó khăn cho việc thi công tầng dưới.
Khu vườn trên cao với vườn cây, ao cá
Không gian tiệc nướng BBQ
Sau khi đổ đất xong, anh Dũng phải vận chuyển cây lên ngay. Nếu trồng cây sau khi tầng 1 đã hoàn thiện sẽ gây bẩn, va chạm, hỏng xước đồ đạc bên dưới. Trước đó anh chị đã phải tính toán chiều cao, độ rộng, độ phủ của cây để có thể cho vừa vào thang hàng của tòa nhà. Khâu lựa cây cũng khá kỳ công bởi nó phải phù hợp với không gian và địa hình ở tầng 30. Có những loại cây gia đình rất thích nhưng cũng không thể lựa chọn vì nhiều yếu tố không thuận lợi.
Tổng chi phí hoàn thiện căn hộ hết gần 5 tỷ. Chỉ riêng khu vực sân vườn đã tốn 3 tháng cải tạo với chi phí gần 1.8 tỉ cho các việc như: Cải tạo mặt bằng, đập phá lan can, mua đất trồng cây, chi phí vận chuyển đất, chi phí cây trồng và vận chuyển,... May mắn là mọi thứ đều nằm trong tính toán và kế hoạch nên anh chị rất hài lòng với không gian sống của gia đình.
Nguồn: DDA Group
"Lột xác" nhà cấp 4 thành tổ ấm khang trang với chưa đến 1 tỉ đồng Gia đình nào cũng mong muốn có một căn nhà đẹp cho tổ ấm của mình sinh sống. Tuy nhiên, số tiền bỏ ra để được một nơi ở đầy đủ tiện nghi lại hợp thẩm mỹ chắc chắn không hề nhỏ. Nhất là đối với các cặp vợ chồng trẻ thì vấn đề kinh tế lại càng khó khăn hơn. Căn nhà...