Ngôi nhà không có đàn ông
Dù tốt xấu thế nào, gia đình vẫn là chiếc nôi đã nuôi mình lớn, vẫn là bến bờ mà lúc nào đó mình sẽ trở về.
Kính gửi chị Hạnh Dung,
Em là cô gái sống trong một gia đình chỉ toàn đàn bà. Bà ngoại em từ lâu lắm rồi đã không nhớ, không nói ông ngoại bỏ đi đâu với ai, bà nuôi mẹ và dì lớn lên.
Đến mẹ và dì, lấy chồng xong, có con rồi trước sau cũng đều ly hôn. Vậy là nhà bà ngoại có hai con gái và một đàn bốn đứa cháu gái. Em là con út, lớn lên đã thấy nhà mình như vậy. Mới đây, chị Hai, con gái lớn của dì, cũng giận chồng, đưa con về nhà ở với mẹ. Con chị cũng là một bé gái.
Em không có ý gì với gia đình mình nhưng khi người yêu của em đưa em về nhà giới thiệu, mẹ anh hỏi chuyện nhà, em có sao kể vậy.
Sau đó, nghe nói mẹ anh ấy rất “ấn tượng” về gia đình em. Bà cảnh báo rằng, ai cưới em làm vợ sẽ khổ, bởi nhà em chỉ có một bề con gái. Bà cũng nhiều lần nói rằng, coi chừng sống lâu trong gia đình như vậy rồi thì thành cái nếp, hễ có chuyện gì là xách giỏ về nhà mẹ, rồi ly hôn… Nói chung là đủ thứ lo lắng, phòng ngừa.
Từ bữa đó, em để ý thấy đúng là cũng ít hoàn cảnh như nhà mình. Mà trong nhà em đúng là nhiều khi suy nghĩ, nói năng với nhau cũng khác nhà người ta.
Em đang định thuê nhà ở riêng. Như vậy, sẽ không ai nói rằng nhà em sao chỉ toàn đàn bà, cũng không ai phân tích kiểu ờ thì ít nhiều gì em cũng bị ảnh hưởng, “giỏ nhà ai quai nhà nấy”, vừa không phiền lòng cho những người phụ nữ khác trong nhà. Em tính vậy được không chị?
Bảo Hân (TP.HCM)
Video đang HOT
Em là cô gái sống trong một gia đình chỉ toàn đàn bà. Ảnh minh họa
Em Bảo Hân thân mến,
Em có khi nào nói chuyện với mẹ, với dì, với các chị em khác trong gia đình về chủ đề này không? Mình cũng cần chia sẻ suy nghĩ với mọi người. Từ cách mọi người nhìn nhận, đánh giá thực tế chuyện nhà của mình, em sẽ hiểu hơn, từ đó sẽ giúp người khác, như bạn trai em chẳng hạn, hiểu hơn về gia đình em.
Dù tốt xấu thế nào, gia đình vẫn là chiếc nôi đã nuôi mình lớn, vẫn là bến bờ mà lúc nào đó mình sẽ trở về. Chẳng nên coi như không có chuyện đó trong nhà, để rồi tạo ra cách cư xử theo kiểu mọi người đều biết nhưng ai cũng nhắm mắt làm ngơ hoặc thân ai nấy lo.
Em cứ thoải mái nói chuyện này với mẹ, nếu có động chạm một chút cũng là tự mình động đến thịt da mình thôi, không có gì đáng ngại đâu. Em nên chọn thời điểm để mẹ con có thời gian nói chuyện nhiều với nhau, có không gian riêng tư để bộc bạch nỗi lòng.
Chuyện quyết định thuê nhà ở riêng là chuyện của em, trên cơ sở em muốn độc lập, muốn tự do trong cuộc sống, chứ không nên vì em muốn tránh né hình ảnh “toàn đàn bà” của gia đình. Em có tránh né cũng chỉ được một thời gian; làm sao để cắt bỏ, xóa hẳn hình ảnh gia đình ra khỏi cuộc sống của mình.
Cũng không cần tránh né đến vậy đâu em. Gia đình toàn đàn bà không hẳn là xấu. Nếu mọi người yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, gia đình ấy đáng kính trọng, đáng ngưỡng mộ chứ.
Có chút khác biệt nào đó trong cách nghĩ, cách nói năng, thói quen sinh hoạt… cũng là chuyện bình thường; nghĩ tích cực hơn, đó còn là chuyện “phong cách riêng” của gia đình mình.
Em không cần tranh luận với những định kiến của người ngoài về gia đình mình, cũng đừng để những định kiến ấy làm mình khó chịu, đối phó. Hạnh phúc là chuyện của mỗi người, em hãy tìm kiếm hạnh phúc ấy và chia sẻ với người mình yêu thương.
Điều quan trọng là em và bạn trai em yêu nhau, quyết định đến với nhau. Gia đình hai bên cũng có vai trò nhưng không phải là những người quyết định. Mạnh mẽ lên em nhé!
Đầu năm vợ chồng cãi nhau nảy lửa vì thực hiện quy tắc 50/20/30 không thành
Trên Facebook, nickname Huyền Anh bày tỏ sự mệt mỏi vì vợ chồng lại mất đoàn kết vì tiền. Chị Huyền Anh cho rằng, chồng không chịu thấu hiểu bởi chị đã quá khó khăn khi đối mặt với quy tắc 50/20/30 khi có con trong thời điểm có dịch COVID-19.
Ngày mới lấy nhau, Huyền Anh và chồng đã thường xuyên có những cuộc cãi vã vì bất đồng quan điểm trong chi tiêu. Huyền Anh lớn lên trong gia đình có điều kiện kinh tế tốt nên quen chi tiêu thoáng tay trong khi anh Thống chồng chị lại rất tằn tiện bởi hoàn cảnh không cho phép.
Mới kết hôn nhưng vợ chồng lại liên tục lục đục vì chuyện chi tiêu, chưa đầy năm mà Quỳnh Anh đã nhiều lần bỏ về nhà mẹ. Thấy hôn nhân của con bất ổn, mẹ Quỳnh Anh đã gọi cả hai đến tìm ra cách thức giải quyết, cứu vãn hôn nhân. Cả hai đã thuận theo tư vấn của bà, áp dụng chi tiêu theo quy tắc 50/20/30.
Quy tắc chi tiêu 50/20/30 mẹ Quỳnh Anh khuyên là một hướng dẫn phân chia tỷ lệ, để cả hai chi tiêu phù hợp với mục tiêu tiết kiệm của mình.
Quy tắc ngân sách 50/20/30
Theo đó, quy tắc chi tiêu 50/20/30 được thực hiện như sau: 50% thu nhập chi cho những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, bao gồm tiền ăn, tiền ở, chi phí đi lại và các hóa đơn tiện ích như điện, nước; 20% thu nhập cho mục tiêu tài chính bao gồm tiết kiệm, trả nợ và quỹ dự phòng; 30% thu nhập dành cho chi tiêu cá nhân bao gồm tiền điện thoại, thực phẩm giải trí, du lịch, mua sắm,...
Khi có bầu Quỳnh Anh cũng vẫn phải theo quy tắc đó để thực hiện. Ngày Quỳnh Anh sinh con cũng là thời điểm dịch COVID-19 xuất hiện. Đến nay con đã hơn 1 tuổi, có dịp cần dùng nhiều đến tiền, anh Thống lại làm cô sụp đổ vì những lời chì chiết đay nghiến chi tiêu quá mức, vượt quy tắc đề ra.
Sinh con mới thấm cuộc sống cần bao nhiêu thứ phải tiêu. Quỳnh Anh đã hạn chế tối đa việc chi tiêu cho mình để dành cho con nhưng chồng đưa tiền về hạn chế quá, trong khi có con lại xuất hiện dịch phát sinh thêm nhiều thứ mà cô không thể nhớ hết để ghi chép lại.
Vợ chồng cãi nhau vì tiền, vợ là người mệt mỏi nhất bởi mọi tội lỗi lại bị đổ lên đầu - Ảnh minh họa.
"Trước đây, tôi vốn đã quen chăm sóc bản thân đi spa, mua sắm nhưng bây giờ thì gần như không thể nên đôi lúc cảm thấy bí bách vô cùng. Có con rồi cũng tự thấy mình cần phải thay đổi và tôi đã cố để cho cuộc sống gia đình nhẹ nhàng hơn nhưng kỳ thực chồng không hiểu được điều đó.
Mới đây, anh ấy có ý định đổi xe và hỏi tôi phần tích lũy thì gần như cả năm vừa rồi tôi không tích lũy được bởi phải chi cho con và có dịch chi tiêu cũng bị đội lên bởi những khoản mua sắn online có phí ship. Nhưng anh ấy gằn giọng trách móc. Điều tôi buồn và suy sụp nhất là khi anh ấy nói câu này: "Con vẫn bú sữa cô thì làm sao lại không có tích lũy được, trước dư 2 bây giờ cũng phải còn 1 chứ. Cô quen sống hoang tàn không sửa tính được rồi". Đó cũng là sai lầm của tôi, cứ tưởng khi có con tự chồng sẽ hiểu phải tiêu nhiều lên với mức thu nhập hiện tại thì không thể dư được. Nhưng anh ấy không chịu hiểu làm tôi thật sự thất vọng", Quỳnh Anh chia sẻ.
Bắt đầu từ đấy mối quan hệ vợ chồng trở nên xấu dần, Quỳnh Anh và chồng thường xuyên cãi vã rất gay gắt về vấn đề tiền bạc. Quỳnh Anh từ một tiểu thư trở thành một người phụ nữ tóc tai bù xù, không có khoản chi cho chăm sóc da mặt. Mệt mỏi vì chăm sóc con nhỏ, chồng lại không thấu hiểu, khiến đôi lúc cô nghĩ quẩn.
Đã nhiều lần định bụng ôm con về nhà bố mẹ đẻ nhưng trước đó từng chứng kiến mẹ gầy rộc đi, hai mắt thâm quầng vì lo cho hạnh phúc của mình Quỳnh Anh đành khựng lại. Có lúc cô cũng muốn gửi con cho mẹ nuôi rồi đi làm ăn thật xa nhưng nghĩ đến cảnh xa con thì cô lại không đành lòng. Rồi hai vợ chồng lại cãi nhau... Đúng là khi yêu thì đẹp, còn lại thì hôn nhân phức tạp và mệt mỏi hơn nhiều.
Cuộc sống là vậy, có chuyên gia tâm lý từng nói rằng, nhà nào cũng có một hũ mắm có điều ta xử lý nó thế nào mà thôi. "Vợ chồng cơm sôi bớt lửa" - nếu ai cũng cho mình là đúng thì cãi vã quanh năm không ngớt. Biết đặt mình vào vị trí của nhau thay vì ai cũng hằm hằm tiến về phía đối phương thì không thể nhìn được vấn đề nằm ở giữa. Mỗi người hãy lùi lại vài bước, tiết kiệm vài lời và dùng tình yêu từng có với nhau để suy ngẫm. Không ai sinh ra đã hiểu ai và cũng không ai có trách nhiệm phải làm hài lòng ai, chỉ có thấu hiểu cùng nhau tiến bộ, hôn nhân mới lâu bền.
3 'chiêu trò' khiến đàn ông thương nhớ khôn nguôi, ngày đêm thao thức, đặc biệt nhất là điều thứ 3 Chỉ cần chị em phụ nữ nắm vững 3 "chiều trò" này chắc chắn sẽ gieo thương nhớ vào tâm trí của đàn ông, khiến đàn ông mê đắm không rời và cưng chiều suốt đời. Không giận hờn vu vơ Sai lầm của vợ là nghĩ rằng chồng có thể nhớ hết những điều mình nhớ. Đàn ông thường có tư duy...