Ngôi nhà gỗ hình cái cây độc đáo ở Bali
Ngôi nhà rộng 64m2 có hình dáng giống một cái cây, nằm lọt thỏm giữa khu vườn nhiệt đới đầy các loại cây cỏ và hoa trái, mang lại không gian bình yên hiếm thấy cho gia chủ.
Sau 4 tháng thi công, ngôi nhà cây độc đáo mang tên Treehouse C đã thành hình. Nó nằm ở Penestanan – một ngôi làng nhỏ ngay bên rìa thị trấn Ubud, Bali (Indonesia). Nơi này cách trung tâm Ubud khoảng 15 phút đi bộ, vốn được mệnh danh là “ngôi làng họa sĩ” từ thập niên 30.
Bao quanh bởi các nhà hàng ấm cúng nằm giữa những cánh đồng lúa màu mỡ, Penestanan là một khu vực yên tĩnh với mức sống cao. Treehouse C là ngôi nhà nguyên bản đầu tiên được xây dựng, là một phần của dự án nhà Bukit Sari.
Kết cấu nhà gồm phần trụ lõi làm từ 4 cây cột, được giằng bởi một chiếc cầu thang. Trần nhà và sàn nhà được đỡ bởi các dây cáp làm từ thép vô cùng chắc chắn kéo dài từ phần trụ lõi. Điều này giúp giảm tiết diện cấu kiện và các phần khác của toàn bộ ngôi nhà.
Các KTS của Stilt Studios không chỉ tạo nên vẻ ngoài lơ lửng đáng nhớ của ngôi nhà. Họ còn mang đến mặt tiền thoáng mát với khung và những tấm cửa sổ mỏng, giúp ngôi nhà giảm bớt tải trọng.
Treehouse C được chia thành hai phần: bếp và phòng khách, phòng ngủ và khu vực ngồi nghỉ. Cả hai được kết nối với nhau bằng một phòng tắm. Ngôi nhà rộng 64m2 có thể dễ dàng chứa được 2-4 người. Vào những ngày đẹp trời, chủ nhà có thể ngắm cảnh bình minh tuyệt đẹp, với mặt trời ló rạng phía sau núi Agung.
Video đang HOT
Hệ thống khu vườn nhiệt đới xung quanh được thiết kế và thực hiện bởi True Nature Nusantara – một công ty thiết kế cảnh quan có trụ sở ở Bali. Đơn vị này chuyên áp dụng các nguyên tắc thiết kế theo hướng nông nghiệp vĩnh cữu, cho phép tạo nên những cảnh quan có thể ăn được.
“Mục đích của chúng tôi khi xây dựng khu vườn này là tạo ra một mê cung mơ mộng và hoang dại, tràn ngập các loài cây cối và hoa lá rực rỡ mà không cần tốn quá nhiều công chăm sóc”, Bodhi Denton – CEO True Nature Nusantara – cho biết.
“Nơi đây có nhiều chỗ để bạn ngồi xuống, nghỉ ngơi và tận hưởng khung cảnh bình yên của ruộng đồng”.
Khu vườn nhiệt đới này có vô số loài hoa, cây cảnh, cây ăn trái và thảo dược. Ở góc vườn còn có một chiếc áo nhỏ.
Ngôi nhà thời gian 470m2 ở Kon Tum: Mọi ngóc ngách đều mang đậm phong cách kiến trúc nhiệt đới tiêu tán tài lộc, gia đình bất hòa
Pha trộn giữa nét cổ điển và hiện đại, ngôi nhà 470m2 ở vùng Tây Nguyên này là nơi lý tưởng để quay về, để thả mình vào hương cỏ cây và nắng vàng mỗi cuối ngày mệt mỏi.
Dự án tọa lạc tại thành phố cao nguyên Kon Tum - nơi được dòng sông Đăk Bla bồi đắp phù sa màu mỡ. Nhà được xây dựng trên lô đất có diện tích 8,4x56m, trên trục đường tiềm năng. Vì mang đậm làn hơi của sự cổ điển, bất chấp dòng chảy thời không nên ngôi nhà có cái tên vô cùng cô đọng là "Time House" - Ngôi nhà Thời Gian.
Cửa vào
Trong khi các công trình kiến trúc khác ở địa phương đang dần mất đi bản sắc kiến trúc nhiệt đới, thậm chí mang tác động tiêu cực của tiếng ồn và khói bụi vào không gian sống, thì dự án này lại đi theo hướng ngược lại: Quan tâm đến những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và xã hội, đồng thời giữ cho phong cách kiến trúc địa phương không bị mai một.
Ngay trong môi trường hiện đại, gia chủ vẫn quyết định giữ lại giếng nước cổ đã có từ bao đời nay. Giếng nước nằm trong khung kính bên cạnh bàn ăn, góp phần tạo nên bầu không khí ấm cúng xung quanh chiếc giếng, đồng thời giúp kết nối con người với thiên nhiên lại với nhau, thắt chặt hơn tình cảm các thành viên trong gia đình nhưng không hề phá vỡ sự riêng tư của họ.
Chiếc giếng trong khung kính
Bên cạnh điểm nhấn thẩm mỹ là chiếc giếng nước được bao phủ bởi cây xanh, phòng ốc và các khu chức năng cũng được bố trí như một dòng chảy bất tận, tách biệt với không gian hỗn độn, ồn ào ngoài phố xá đông người kia.
Dãy phòng ở hành lang
Nội thất ở phòng khách và góc thư giãn đều làm bằng gỗ mộc mạc, góp phần đề cao phong cách đồng quê gần gũi, giữ nguyên bản sắc mà dự án theo đuổi.
Phòng khách thoáng khí
Góc thư giãn và tầng gác phía sau
Nhà bếp tối giản
Ngôi nhà sử dụng các không gian xanh trong nhà làm vùng đệm nhằm ngăn tiếng ồn và khói bụi một cách thông minh. Cấu trúc mặt đứng hai lớp không những giảm bớt tác động của bức xạ gay gắt trực tiếp từ phía Tây, mà còn đón được ánh sáng và gió tự nhiên vào không gian sống.
Nhà vệ sinh
Phòng ngủ
Khu chức năng đầu tiên là không gian sinh hoạt chung, bao gồm khoảng thông tầng lớn liên thông với không gian đọc sách và bàn thờ phía trên gác.
Căn gác rộng và thoáng khí luôn tràn ngập những tia nắng đổi hướng 24/24 khiến cả ngôi nhà trở nên sinh động và thu hút hơn. Việc sử dụng tường gạch mộc, gốm sứ thủ công kết hợp với gỗ tự nhiên và ngói âm dương giúp không gian trở nên thanh thoát và gần gũi hơn cả. Bằng cách nào đó, những vật liệu này đã phảng phất rõ màu sắc đặc trưng vùng cao nguyên này.
Một góc trên gác
Trước cửa các phòng riêng là một hành lang dài, mở ra không gian tĩnh tại hơn bao giờ hết với những mảng xanh mát mắt chạy dài dọc hết hành lang. Ở đây, ta lại bắt gặp một chiếc giếng nước cổ kính tô điểm thêm phong cách địa phương của dự án.
Lối vào hành lang nằm bên cạnh bàn ăn.
Hành lang
Hàng lang với thông gió chạy suốt giúp hấp thụ tối ưu ánh sáng và gió tự nhiên, không ngừng thanh lọc và làm mới không gian sống.
Hệ thống nan gỗ, gạch thông gió, giếng trời giúp phòng ốc và khu chức năng dễ dàng tiếp cận với thiên nhiên mà vẫn đảm bảo sự riêng tư cho từng không gian. Đi dọc hết ngôi nhà là một bãi cỏ lớn, có bàn ghế và lò nướng phục vụ cho những buổi tụ tập ăn BBQ cuối tuần, đồng thời cũng đủ rộng cho trẻ em vui chơi thoải mái.
Khu vườn sau nhà
Time House là sự hòa phối nhịp nhàng của không gian và thời gian. Mái ấm này kết hợp sử dụng vật liệu cũ - mới một cách khéo léo, xử lý vật liệu tự nhiên ở mức độ vừa đủ để không làm mất đi sự mộc mạc vốn có. Đúng như tên gọi, "Ngôi nhà Thời gian" như sợi dây vô hình kết nối hiện tại, quá khứ và tương lai lại với nhau. Sự chan hòa giữa con người với con người, sự gắn kết giữa con người với môi trường xung quanh chính là giá trị cốt lõi mà dự án đã cố gắng đạt được.
Cải tạo ngôi nhà hình tam giác ở Sài Gòn hoàn toàn mới Ngôi nhà 150 m ở quận Tân Phú, TP.HCM được cải tạo thành không gian sống hoàn toàn mới, mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho chủ nhà. Nhà Tam Giác tọa lạc tại TP.HCM, được thiết kế bởi kiến trúc sư Khuôn Studio. Sảnh đậu xe phía trước sân nhà rộng, thoáng, liên thông với không gian sinh hoạt bên trong....