Ngôi nhà của 300 em trẻ mồ côi
Bức hình Hồ Sỹ Linh và Chủ tịch Làng trẻ em SOS quốc tế Helmut Kutin treo trang trọng trước cửa văn phòng Làng trẻ em SOS Gò Vấp, TP HCM. Bà Đặng Thị Hường, Giám đốc ở đây giới thiệu: “Em Linh tốt nghiệp thạc sĩ luật và hiện làm việc tại Australia”.
Linh và các bạn trẻ thành đạt khác được xem là chỗ dựa tinh thần của 272 em nhỏ mồ côi ở làng trẻ SOS Gò Vấp. Những em đang thiếu thốn cả miếng cơm manh áo lẫn hơi ấm gia đình và luôn khát khao về một ngày mai tươi sáng.
Các em nhỏ làng trẻ em SOS bên chiếc chăn ấm áp tình người.
Làng trẻ em SOS Gò Vấp có 20 nhà gia đình và một lưu xá thanh niên. Ngôi làng này có quy mô lớn nhất trong các Làng trẻ em SOS tại Việt Nam. Mỗi nhà gia đình có một mẹ SOS đảm nhiệm nuôi dưỡng từ 7 em đến 12 em. Các em trai khi đến 14 tuổi sẽ được chuyển tới lưu xá cách đó một km.
Hoàn cảnh của các em thuộc làng trẻ đều rất đáng thương, hầu hết là trẻ mồ côi hoặc cha mẹ không có khả năng chăm sóc. Em mẹ mất vì bệnh lao, cha đi tù, ra tù rồi cũng mất; có em thì cha bị HIV lây sang mẹ; có em khổ vì cha bị mẹ và người tình giết chết…
Không gia đình, không người thân, đau thương của các em giống như Chủ tịch Helmut Kutin từng chia sẻ: “Nỗi bất hạnh lớn nhất của một đứa trẻ là không thuộc về đâu cả. Thiếu thức ăn, quần áo và giáo dục còn dễ dàng cho một đứa trẻ đương đầu hơn là việc bị cô đơn, không có nhà và không thuộc về ai”.
Dì Thu, Trưởng ban giáo dục dặn dò những vị khách đến đây: “Đừng hỏi chuyện các em về quá khứ, hãy bỏ lại những gì đã làm em các đau lòng, nhắc lại sẽ rất buồn, hãy nói chuyện về hiện tại, tương lai, những gì các em đang phấn đấu”.
Video đang HOT
Các em đang nhận được bù đắp vật chất cũng như tinh thần từ những người mẹ, người dì trong làng SOS, từ tấm lòng hảo tâm trong xã hội. Tình thương của người mẹ SOS là cảm xúc để em Nguyễn Thị Hồng Thắm vẽ lên bức tranh “Mẹ che mưa cho em đi học”. Em chia sẻ: “Con vẽ bức tranh này vì mỗi khi trời mưa, mẹ Lê hay che ô đưa con sang học trường Hermann Gmeiner Gò Vấp bên cạnh”.
Là một đứa trẻ bị bỏ rơi, được đưa vào đây năm 2009, em Thắm đã gạt bỏ những mặc cảm, tủi thân của quá khứ để vui sống, học tập. Em được các mẹ yêu mến vì ngoan ngoãn và liên tục là học sinh giỏi 3 năm qua, ngoài ra em còn vẽ đẹp và rất có năng khiếu văn nghệ. Cô bé khát khao sau này sẽ trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho nhiều người.
Còn cô bé có đôi mắt sáng và gương mặt thông minh Hồ Thị Kim Nhỏ lại khiến mọi người phải trầm trồ khi ngắm bức tranh “Ước mơ làm cô giáo”. Đó là những nét vẽ mềm mại và tinh tế, khắc họa một lớp học sinh động với bảng đen, phấn trắng. Kim Nhỏ vào làng SOS Gò Vấp từ năm 2008, mẹ em đã mất, cha vô danh. Nỗi buồn còn phảng phất trong đôi mắt em nhưng trên hết vẫn là sự lạc quan, vui vẻ và những nỗ lực trong học tập để em thực hiện ước mơ trở thành cô giáo của mình.
Nhiều gương mặt, nhiều ước khác tại Làng trẻ em SOS Gò Vấp đã và đang minh chứng: với vòng tay yêu thương và sự hỗ trợ từ cộng đồng, các em đang dần xóa đi sự mặc cảm, tự ti để hướng tới tương lai.
Hơi ấm, sự sẻ chia từ cộng đồng là động lực giúp các em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Để giúp các em nhỏ ở Làng SOS Gò Vấp có cuộc sống hiện tại, mới đây, công ty điện tử LG Việt Nam đã phát động chương trình “Góp áo may chăn, mang niềm vui đến” nhằm quyên góp áo cũ để may thành chăn, tặng cho Làng trẻ em SOS Gò Vấp, TP HCM và Làng trẻ Hòa Bình, Thanh Xuân, Hà Nội.
Đơn vị tổ chức sẽ sắp xếp để ghép các mảnh áo, tạo thành chiếc chăn tựa như một tác phẩm mỹ thuật nhỏ nhiều màu sắc, có chủ đề. Vì vậy, những sản phẩm này không chỉ mang lại hơi ấm mà còn khơi dậy trí tưởng tượng, sáng tạo, mang ước mơ cho các em nhỏ nơi đây.
Đại diện LG trao chăn cho làng trẻ em SOS Gò Vấp, TP HCM.
Chương trình đã nhận được 64.876 chiếc áo gửi đến để ủng hộ. Những chiếc áo này đã được LG Việt Nam giặt sạch, phân loại chất liệu để may thành chăn và tổ chức trao tặng cho các em ở Làng trẻ em SOS Gò Vấp vào ngày 27/12.
Tình nguyện Phan Thiết - Mang Noel đến với trẻ nghèo
Tối ngày 23/12/2012, Câu lạc bộ Sinh viên Tình nguyện Phan Thiết đã tổ chức chương trình từ thiện với chủ đề "Noel yêu thương 2012" .
Tập trung tại Trung tâm Đào tạo Chí Công vào lúc 17h00, hơn 20 bạn trẻ của Câu lạc bộ Sinh viên Tình nguyện Phan Thiết đã chuẩn bị quà bánh, trang phục. Tại đây, các bạn đã được phân chia thành các đội để phát quà tại các khu vực đã khảo sát từ trước - nơi có nhiều trẻ em lang thang và người già không nơi nương tựa.
Chuẩn bị xuất phát
Len lỏi vào dòng người tấp nập, các bạn tình nguyện viên cũng đã tìm thấy được các em - những mầm xanh nhỏ bé đang cố gắng mưu sinh vì cuộc sống xã hội. Phần quà trao tay với biết bao xúc cảm và bao nhịp đập nhân sinh. Chúng tôi có dịp nhận ra rằng "Khi cho đi một cái gì đó tuy không lớn nhưng sao tôi nhận lại tình cảm và hạnh phúc nhiều quá". Chắc có lẽ đó là khoảng lặng trong cuộc đời tôi để tôi nhớ mãi về kỷ niệm này.
Rời phố xá tấp nập, chúng tôi cùng các bạn tình nguyện viên đến với những căn nhà nhỏ trong con hẻm sâu, bên trong là những cụ già đang sống một mình, không ai chăm sóc. Khi món quà trao tay, lời cảm ơn và chia sẻ của các cụ đã khiến chúng tôi chạnh lòng, giọt nước mắt lăn dài trên má.
Sau hơn 2h lặn lội trong dòng người tấp nập của đêm Giáng sinh, trở về Trung tâm, khi trò chuyện với chúng tôi, bạn Trung - Chủ nhiệm Câu lạc bộ cho biết: "Đây là chương trình Noel đầu tiên mà chúng mình tổ chức, đối tượng chúng mình hướng đến là trẻ em và người già, mặc dù biết những hoàn cảnh như thế này còn rất nhiều nhưng chúng mình chỉ có khả năng 50 phần quà thôi. Chúng mình hy vọng rằng, năm sau và năm sau nữa, những chương trình như thế sẽ được nhân rộng thành chương trình thường niên của nhiều tổ chức hơn nữa. Góp phần động viên và an ủi họ giúp họ vượt qua khó khăn này".
Kết thúc 1 đêm Giáng sinh đầy ý nghĩa, ai trong chúng tôi cũng có những kỷ niệm vui buồn nhưng trên hết đó là nhịp đập trong tim của mỗi tình nguyện viên Câu lạc bộ Sinh viên Tình nguyện Phan Thiết.
Theo xahoi
Giải quyết hồ sơ hành chính tại nhà Ngày 22.12, UBND Q.1 (TP.HCM) công bố số điện thoại đường dây nóng để giải quyết hồ sơ hành chính tại nhà đối với người già neo đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi, người bệnh... không đi lại được, hoặc không đủ sức khỏe để đến trụ sở quận hoặc các phường. Theo đó, những trường hợp trên khi có nhu cầu...