Ngôi nhà cổ và thiên tình sử của đại gia miền Tây
Với sự kết hợp kiến trúc xây dựng Đông – Tây, nhà cổ “Người tình” Huỳnh Thủy Lê (1906-1972) không chỉ mang vẻ đẹp hiện đại xen lẫn nét cổ kính, nơi đây còn lưu giữ thiên tình sử vượt thời gian mang tên Thủy Lê – Duras.
Năm 1917, ông Huỳnh Cẩm Thuận (sinh năm 1862), một thương nhân người Hoa giàu có xây dựng ngôi nhà theo kiểu biệt thự trệt, lợp ngói âm dương, có vị trí đắc địa mang tính cộng đồng cao: “Nhất cận thị, nhị cận lân, tam cận giang, tứ cận lộ”. Nghĩa là nhà phải gần chợ, cùng xóm người Hoa, phía trước có sông và gần các trục đường chính, hiện nay là nhà cổ tại số 225A Nguyễn Huệ, khóm 1, phường 2, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Nhìn từ ngoài, mặt tiền trên nhà được trang trí các mảnh sành, sứ, khuôn bông. Khung nhà xây bằng các khối đá xanh, nền lót gạch bông với độ men dày, bóng loáng như gạch bông ở cố đô Huế. Vách nhà xây bằng gạch dày 20 cm, mỗi bên gồm năm cửa sổ bằng gỗ có khung bao, song sắt, mái che mưa nắng. Nóc nhà hình mũi thuyền cong vút mang đậm nét văn hóa sông nước phương Đông. Giữa nóc nhà là cặp lưỡng long tranh châu.
Mặt ngoài ngôi nhà cổ có kiến trúc phương Tây pha trộn kiểu Hoa. Ảnh: CATP HCM
Cửa trước ngôi nhà thiết kế theo lối kiến trúc La Mã thời kỳ phục hưng thế kỷ XVII gồm cửa vòm, cột vuông gắn hoa văn, phù điêu. Cửa chính rộng 1,77 m và hai cửa hai bên nhỏ hơn cửa chính đều có hình vòng cung. Khung cửa phụ làm bằng gỗ, cửa lá sách kiểu Pháp, bên trên có hai câu đối chữ Hán: “Cảm tình” và “Thuận ý”.
Khung cửa chính được bao bằng đá xanh, bên trên có bức hoành phi chạm trổ hoa văn, sơn son thiếp vàng với ba chữ Hán: “Huỳnh Cẩm Thuận”. Phía ngoài có hai cánh cửa bằng gỗ gõ mật, phía trong là 15 thanh gỗ tròn dựng song song, gió có thể lùa vào làm thông thoáng ngôi nhà. Khi ngủ trưa, chủ nhà không cần đóng cửa ngoài mà chỉ cần kéo khung song lại cũng đảm bảo an toàn nên khung cửa này còn gọi là “khung cửa ngủ trưa”, đây là nét độc đáo của ngôi nhà.
Trong nhà có bàn thờ Quan Công, hoành phi, câu đối, bao lam thành vọng bày trí hài hòa tạo nên vẻ đẹp sâu lắng nhưng chẳng kém phần trang nghiêm, cổ kính. Trên trần nhà, chính giữa có hình con rồng, bốn góc là bốn con dơi ý nói lên quyền uy và phước thọ. Bên phải và bên trái trần nhà có hai chữ “song hỷ”.
Video đang HOT
Trên bao lam thành vọng giữa nhà là bức hoành phi sơn son thiếp vàng với bốn chữ Hán: “Trung Tây giao hòa”. Hai bên là hai cây cột tròn bằng cây gõ có hai tấm liễn mang câu đối: “Cầm tâm khôi thế nghiệp. Thuận ý cơ cừu nghĩa” với ý nghĩa ông Thuận luôn lo nghĩ tạo dựng sự nghiệp cho con cháu đời sau.
Ngôi nhà cổ trên lưu giữ thiên tình sử mang tên Thủy Lê – Duras. Là con trai thứ hai của ông Thuận, Huỳnh Thủy Lê là nhân vật chính trong tiểu thuyết từng làm rung động không ít trái tim độc giả với tựa đề Người tình do bà Manguerite Duras người Pháp viết. Câu chuyện đưa người đọc về miền Nam Việt Nam thập niên 30 thế kỷ trước – nơi minh chứng cho thiên tình sử mặn nồng và đầy trắc trở của Thủy Lê và Duras.
Thời đó, do làm ăn thất bại, gia đình Duras phải sống trong cảnh nghèo khó. Sau nhiều năm lưu lạc từ Bắc vào Nam, cuối cùng mẹ bà nhận làm hiệu trưởng trường Nữ tiểu học tại Sa Đéc rồi định cư nơi đây. Vì bệnh tật, cha bà qua đời, bỏ lại bốn mẹ con sống trong cảnh túng thiếu. Anh trai bà nghiện ngập nặng thường lấy cắp tiền trong nhà, em trai thì tính tình nhu nhược, yếu đuối. Riêng bà được học nội trú ở Sài Gòn.
Trên chuyến xe đò đi qua phà Mỹ Thuận về Sài Gòn học, vẻ đẹp mê hồn của cô gái 16 tuổi đang lơ đễnh nhìn sông nước đã khiến trái tim Huỳnh Thủy Lê xao xuyến. Ông tìm cách làm quen và ngỏ ý đưa bà Duras về Sài Gòn bằng xe riêng của mình. Chuyến xe định mệnh dài hơn trăm cây số đã khiến hai trái tim xa lạ bỗng lỗi nhịp. Từ đó, Thủy Lê thường đưa đón bà đi học, ăn uống những nơi sang trọng, dạo chơi phố xá Sài Gòn. Thời gian sau, ông thuê hẳn một ngôi nhà cho bà Duras ở để hai người xây tổ uyên ương. Không thề thốt, không hứa hẹn, hai người cứ lặng lẽ sống như vợ chồng.
Ông Huỳnh Thủy Lê và bà Manguerite Duras. Ảnh: CATP HCM.
Chuyện vỡ lở, Thủy Lê mời gia đình bà Duras lên Sài Gòn chơi, sau đó ông xin cha được cưới Duras. Tuy nhiên, theo phong tục người Hoa, khi người nữ trót trao thân cho người nam thì họ không được lấy nhau. Gia đình ông Thủy Lê thuộc tầng lớp thượng lưu, còn gia đình bà Duras thì nghèo khó. Chính những định kiến nghiệt ngã này đã đẩy hai con người đó rời xa mãi mãi.
Theo thời gian, hai gương mặt căng tràn tuổi xuân hôm nào đã hằn nhiều vết nhăn tuổi tác. Một lần, Thủy Lê đưa vợ con sang Pháp du lịch, ông tìm cách liên lạc qua điện thoại với Duras. Bà Duras như nghẹt thở khi nhận ra giọng nói thân quen năm nào. Từ đầu dây, Thủy Lê nói rành rọt: “Tôi vẫn yêu em như thuở nào”.
Vài phút trò chuyện ngắn ngủi, ký ức về mối tình năm xưa bỗng ùa về, bà viết nên tiểu thuyết Người tình để tưởng nhớ một thời mặn nồng của mối tình đầu. Tiểu thuyết được nhiều độc giả đón nhận và đã được chuyển thành phim vào năm 1990. Từ đó, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê được du khách trong ngoài nước đến tham quan và nghe kể về thiên tình sử sống mãi với thời gian.
Theo VNE
Thêm một ngôi nhà cổ ở thủ đô "chờ" sập đe dọa 18 hộ dân
Bác Đỗ Thị Hiền (trú tại nhà số 119 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội) có phản ánh về việc ngôi nhà số 119 và 125 Hàng Bạc đã xuống cấp nghiêm trọng.
Những bức tường của nhà cổ bị lở và bong tróc
Theo tìm hiểu của PV, hai ngôi nhà trên thuộc diện bảo tồn cấp quốc gia, được Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) cấp giấy chứng nhận và tiến hành theo dõi. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây nhiều vấn đề bất cập xảy ra khiến người dân lo ngại về tính an toàn của ngôi nhà cổ.
"Ngôi nhà đã xuống cấp lắm rồi, nhưng nó là nhà cổ, thuộc diện bảo tồn nên chúng tôi phải chờ chủ trương, chính sách của các cấp, chứ không dám tùy tiện sửa chữa.", bác Hiền thở dài, chỉ tay vào những mảng tường vôi mục nát.
Cùng chung nỗi lo với nhà bác Hiền, bác Lê Ngọc Tuấn (chủ nhà số 125 Hàng Bạc) cho hay, gia đình bác nhiều năm qua không dám sửa chữa gì, chỉ mới quét vôi ve, sơn sửa bên trong chứ không đụng đến kết cấu ngôi nhà.
Điều đáng nói ở đây, trong khi mối lo lắng về độ an toàn của hai ngôi nhà cổ còn chưa được giải quyết thì mới đây tại số 121 - 123 Hàng Bạc lại có công trình tiến hành tháo dỡ nhà cũ, mỗi lần công nhân tiến hành đập tường cũ là hai ngôi nhà của bác Hiền và Tuấn lại rung bần bật khiến mọi người rất hoảng sợ.
Để minh chứng cho những gì mình nói, bác Hiền chỉ tay lên trần nhà, nơi có mảng tường mới rụng xuống và những tấm ốp trần bắt đầu cong vênh và bóc ra khỏi trần nhà.
Hiện tại 18 người sống trong hai ngôi nhà cổ đang nơm nớp nỗi lo nhà sập
Đặc biệt, việc công trình liền kề với hai ngôi nhà cổ còn đang tiến hành đào hầm cũng đang khiến 18 con người sinh sống nơm nớp lo sợ vì ngôi nhà cổ có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
Chuyện lo ngại không hẳn là không có căn cứ bởi chỉ cách đây khoảng 2 năm, vào ngày 19/10/2010 trên phố Hàng Mã (gần Hàng Bạc), nửa đêm, cả một ngôi nhà 5 tầng đột nhiên sụp đổ hoàn toàn sang phần móng của công trình xây dựng nhà bên cạnh.
Sự việc tương tự hoàn toàn có thể xảy ra trên với những ngôi nhà 119 và 125 nếu chủ công trình xây dựng số 121-123 không có những biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công.
Hiện tại, các hộ dân sống trong nhà số 119 và 125 đã có đơn kiến nghị tới các cơ quan chức năng. UBND phường Hàng Bạc cũng đã tổ chức cuộc họp giữa các hộ liên quan song vẫn chưa đi đến thống nhất.
Theo xahoi
Nơm nớp nỗi lo sống trong ngôi nhà trăm tuổi "chờ" sập Ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi thuộc diện bảo tồn cấp quốc gia đã có những dấu hiệu xuống cấp. Nay nhà hàng xóm phá dỡ nhà cũ để đào móng, khoét đất xây tầng hầm, khiến cho nỗi lo sập nhà ngày ngày "đeo bám" các hộ dân. Trong đơn kêu cứu gửi tới các cơ quan chức năng, bà Đỗ...