Ngôi nhà có ba “oan hồn”
Một ngôi nhà nhỏ nằm trên mặt tiền đường liên ấp bị bỏ hoang được nhiều người dân ở ấp Phước Thạnh, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre gọi là “ngôi nhà ma” kể từ khi vụ án mạng rùng rợn xảy ra. Cả ba mẹ con chủ nhà bị giết chết trong một đêm. Linh hồn những người xấu số chỉ được ngậm cười khi cơ quan CSĐT vào cuộc truy bắt hung thủ đưa ra trừng trị trước pháp luật.
Vụ án mạng rùng rợn
Rạng sáng 28/6/2007, em Trần Thanh Phú (11 tuổi, ngụ ấp Phước Thạnh, xã Thạnh Phước) đến tiệm tạp hóa của chị Phạm Thị Thúy Phượng (SN 1965) kêu cửa để mua bánh ăn nhưng không ai trả lời. Thấy cánh cửa chỉ khép hờ, Phú tò mò rủ đám trẻ trong xóm chui vào bên trong xem thử rồi bất ngờ hốt hoảng chạy thục mạng trở ra, miệng la ú ớ. Nghe vậy, bà Nguyễn Thị Ba (SN 1936, là mẹ chồng chị Phượng, ở gần đó) qua xem thì phát hiện chị Phượng đã bị giết chết trong tư thế nằm ngửa ngay trên tấm nệm ở khu nhà sau; hai cháu Trần Thị Mỹ Linh (SN 1993) và Trần Quốc Cường (SN 1995) là con chị Phượng cũng đã bị thảm sát ngay tại căn buồng ngủ kế bên.
Khám nghiệm hiện trường, CA ghi nhận: các nạn nhân chết do bị nhiều vết đâm, chém nghiêm trọng ở vùng đầu, mặt và cổ, gây mất nhiều máu. Tại hiện trường, ngoài mớ gối, mền dính đầy máu, CA không phát hiện dấu vết lục soát nào. Người nhà nạn nhân cho biết: trước khi gặp nạn, chị Phượng đeo chiếc nhẫn 1 chỉ vàng 24K và nhiều tiền để trong giỏ xách mua bán. Sau khi vụ án xảy ra, những thứ tài sản trên không còn. Cơ quan CSĐT đã tập trung lực lượng chia thành nhiều mũi quyết bắt bằng được hung thủ.
Ngôi nhà bán tạp hóa – nơi xảy ra vụ trọng án
Tìm hiểu các mối quan hệ tình cảm của gia đình nạn nhân, điều tra viên Cao Văn Anh phát hiện nạn nhân Phạm Thị Thúy Phượng có chồng đã chết cách đó năm năm do bạo bệnh, đang sống với bốn người con, trong đó hai con trai lớn đi làm thuê ở xa, nhà chỉ còn lại chị Phượng cùng hai con nhỏ là Linh và Cường. Ba mẹ con sống nhờ vào tiệm tạp hóa, cuộc sống chỉ đủ đắp đổi qua ngày. Từ khoảng tháng 4/2006, Phượng có quan hệ tình cảm và chung sống như vợ chồng với Phạm Đức Nguyên (tên thường gọi là Sáu Biên, SN 1956, ngụ ấp Thạnh Thọ, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, Bến Tre) – người đàn ông có tất cả bảy bà vợ nhưng hàng ngày vẫn ở riêng một mình và tiếp tục mở rộng quan hệ lăng nhăng với nhiều người đàn bà góa bụa như Phượng.
Thỉnh thoảng Nguyên đến nhà Phượng ở vài ngày rồi về. Có lần Nguyên bị Quốc Anh (con trai thứ của Phượng) đánh dằn mặt hòng cấm việc qua lại của mẹ. Đêm 24/5/2007, Nguyên đến gọi Phượng ra ngoài nói chuyện, chứ không vào nhà. Mặc dù đang quan hệ với Nguyên nhưng Phượng vẫn còn qua lại với nhiều người đàn ông khác. Người có quan hệ với Phượng sâu đậm nhất là P.V.D (SN 1970, ngụ xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại) – một thợ hồ đã có vợ con. Sau đợt bão số 9, nhà bị sập, vợ con D. về quê ngoại sinh sống, D. sống chung với cha ruột ở nhà kế bên. Sau đó D. đến xã Thạnh Phước được khoảng một tháng rưỡi. Nhiều lần đến tiệm mua thuốc hút và uống nước, D. nảy sinh tình cảm với Phượng. Trước khi chết khoảng nửa tháng, Phượng đã thay lòng đổi dạ đi yêu T.V.E (SN 1972, ngụ xã Mỹ Hưng, huyện Thạnh Phú, Bến Tre) – một thợ sửa máy. Biết được sự việc, D. đã tìm E. đe dọa: “Nếu anh thương chị tôi thì thương cho thiệt tình, nếu không sẽ mang tai họa đó!”. Sau đó khoảng năm ngày, Phượng gọi điện bảo E. qua nhà nói chuyện thì bất ngờ gặp D. đang đứng đập cửa nhà nói: “Nhà này ai xây cho em ở?”. Thấy vậy, E. bỏ về. Từ đó về sau E. không qua lại với Phượng nữa. Tiếp tục làm rõ thời gian sinh hoạt của D. và E., CA không phát hiện bất kỳ dấu hiệu nghi vấn nào.
Hai người con trai của nạn nhân là Dư và Quốc Anh cho biết: trước khi xảy ra vụ án mạng, nhà chị Phượng đã nhiều lần bị kẻ gian đột nhập lấy trộm giày dép, dầu ăn, thuốc lá, mì tôm, sữa và thùng tiền có 3,4 triệu đồng khiến Phượng bị cụt vốn mua bán.
Theo nhiều người dân địa phương, Phượng tính tình khó chịu, thường hay cự cãi với khách đến mua đồ vì những chuyện vặt vãnh không đâu. Thậm chí khi nhà bị mất trộm, Phượng đã vô cớ chửi mắng luôn cả anh T.V.S (em chồng Phượng) vì nghi ngờ, đến nỗi bị anh này tức giận chửi mắng và đánh cảnh cáo.
Phạm Đức Nguyên
Video đang HOT
Vạch mặt tên giết người
Đến ngày 30/6/2007 cơ quan CSĐT đã có đủ chứng cứ chứng minh Phạm Đức Nguyên chính là hung thủ đã cướp tài sản và lấy đi sinh mạng của ba mẹ con chị Phượng.
Biết được Phượng có quan hệ với những người đàn ông khác, Nguyên vô cùng ghen tức. Lúc 21 giờ ngày 27/6/2007, Nguyên từ nhà ở ấp Thạnh Thọ, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri chạy xe Honda 67 qua đò Bến Thủ sang thăm Phượng. Lúc này nhà Phượng chỉ có ba mẹ con. Nguyên đi thẳng vào nhà nằm xem phim, Phượng thì dẫn xe của Nguyên vào dựng ở nhà dưới rồi đi nấu mì tôm để cả hai cùng ăn. Khoảng 23 giờ, Linh và Cường vào buồng ngủ. Nguyên và Phượng cùng giăng mùng trải nệm dưới đất ngủ chung ở khu nhà sau. Sau buổi ái ân mặn nồng, bất ngờ Phượng chủ động đòi chia tay vì đã có người yêu khác. Bị “tạt nước sôi vào mặt”, Nguyên nổi cáu lớn tiếng đòi lại 10 triệu đồng đã đưa cho Phượng mượn trước đó nên dẫn đến cự cãi.
Bị Phượng thẳng tay xua đuổi và còn dùng cây chổi bông cỏ đánh đuổi, Nguyên lồng lộn đi ra phía sau lấy một con dao nhọn trên kệ bếp chém nhiều nhát vào đầu, mặt và cổ Phượng cho đến khi nạn nhân tắt thở. Nghe tiếng động, hai cháu Cường và Linh giật mình thức dậy và kinh hoàng chứng kiến cảnh tượng hãi hùng. Hoảng sợ, cả hai em cùng bỏ chạy vào buồng. Để che giấu hành vi của mình, Nguyên cầm dao đuổi theo rồi nhẫn tâm sát hại hai đứa trẻ vô tội. Gây án xong, Nguyên cầm dao vào nhà tắm rửa tay, bỏ dao trong lu nước rồi quay trở ra gỡ lấy chiếc nhẫn trên tay Phượng bỏ vào túi quần. Tiếp theo, Nguyên dẫn xe máy ra trước nhà bằng cửa chính. Thấy túi xách đựng tiền bán hàng hóa của chị Phượng treo trên vách tường, y gỡ xuống máng vào xe rồi thong dong rời hiện trường, chạy về hướng xã Bảo Thạnh. Trong lúc dừng “trút bầu tâm sự”, Nguyên lấy hết tiền trong túi xách gồm 703.500 đồng rồi ném chiếc giỏ và tiếp tục chạy xe về nhà vợ lớn ở ấp 2, xã Long Mỹ, huyện Giồng Trôm. Đến 23 giờ ngày 28/6/2007, gã đã bị cơ quan CSĐT triệu tập để thẩm tra và bắt giữ về hành vi “giết người, cướp tài sản”.
Xét thấy hành vi của Nguyên là đặc biệt nguy hiểm, bộc lộ rõ bản chất côn đồ hung hãn, chỉ vì ghen tuông nhất thời đã nhẫn tâm giết chết cả nhà người yêu, nhất là hai cháu nhỏ, ngày 28/1/2008 TAND tối cao đã tuyên phạt Phạm Đức Nguyên mức án tử hình dành cho những tội ác mà gã đã gây ra
Theo 24h
Kỳ bí trấn yểm bằng oan hồn trinh nữ ở Việt Nam
Xung quanh những khu mộ cổ, nhà cổ, người dân bản địa thường truyền tai nhau những câu chuyện ly kỳ, rùng rợn về việc trấn yểm bằng... gái đồng trinh.
Khu mộ đá cổ và lời trấn yểm oan hồn trinh nữ
Nhiều người nói khu mộ cổ Đống Thếch tồn tại hàng trăm năm giữa cánh đồng xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, Hòa Bình là khu địa linh, chôn cất thân xác của dòng họ "danh gia vọng tộc" Đinh Công xứ Mường. Khi tiến hành mai táng, những quan lang đã cho người sử dụng trinh nữ để yểm bùa và tẩm thuốc độc khiến những kẻ trộm mộ phải chịu sự trừng phạt đau đớn.
Tất cả các ngôi mộ cổ Đống Thếch đều được chôn với những cột đá cao từ 1-3m, phía đầu mộ đá to, chân mộ chôn đá nhỏ, hai bên được bao bọc bởi hàng rào đá xếp ken dày. Dưới những ngôi mộ cổ, ngoài ngững đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, những vị quan lang xứ Mường khi chết còn di chúc cho người hầu chôn sống các cô gái xinh đẹp còn trinh theo mình. Những trinh nữ bị chôn sống này ngoài nhiệm vụ hầu hạ các chủ nhân, còn được xem như thần giữ của.
Trước khi chôn, các cô gái được tắm rửa sạch sẽ, ăn của ngon vật lạ và ngậm sâm khi chôn. Sau này khi khai quật mộ, người ta phát hiện ra rất nhiều hình nộm người mà theo truyền thuyết, các hình nộm này đều được yểm bùa, ngâm trong thuốc độc, ai chạm vào, chất độc sẽ ngấm vào người cho đến chết.
Khu mộ cổ Đống Thếch
Có những lời đồn rùng rợn về khu mộ cổ Đống Thếch, rằng có gia đình liều mạng đưa hài cốt người thân táng vào khu mộ địa này, lập tức cả nhà phát điên. Chỉ đến khi một bà mỡi lập đàn cúng tế, sai gia đình đưa hài cốt người thân ra chỗ khác, mọi người mới lại được yên.
Hoặc người ta cũng đồn đại, khu mộ cổ được xem như vùng đất thiêng, ai vào đây trót lấy dây quấn xung quanh hoặc dùng dao chém vào các cột đá sẽ bị thánh thần làm cho mê mẩn đầu óc không biết đường ra. Nếu không có người khác phát hiện và tìm cách "giải cứu" thì sẽ vĩnh viễn biến mất một cách khó hiểu trong khu mộ rộng chỉ "một tầm tiếng hú".
Những câu chuyện truyền tai rùng rợn đó còn chưa rõ thực hư. Tuy vậy, có thể khẳng định chắc chắn rằng khu mộ cổ Đống Thếch mang giá trị văn hóa, khảo cổ lớn lao cho các nhà nghiên cứu văn hóa Mường. Chỉ có điều, trong suốt một thời gian dài, khu mộ cổ đã không còn nguyên vẹn vì bị bọn trộm không tiếc tay đào bới tìm cổ vật.
8 oan hồn trinh nữ trong ngôi "nhà ma"?
Quá trình tháo dỡ ngôi nhà cổ có tuổi thọ gần 100 năm của cụ Nghị Dong ở làng Si, thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương để xây dựng công trình của huyện gặp nhiều chuyện kỳ quái.
Vị cán bộ huyện kí quyết định tháo dỡ ngôi nhà của cụ Nghị Dong để xây dựng công trình của huyện bị chết cuối năm 2011. Trong quá trình thi công, mặc dù nền đất dưới ngôi nhà rất mềm nhưng hai máy xúc đầu tiên đều bị chết máy và gẫy hai răng ở phần gầu xúc.
Những người thợ xây trong quá trình dùng giàn khoan tay để khoan lỗ nhồi cọc bê tông thì phát hiện ra 2 cái chum, bên trong có đựng xác người. Sau đó, người ta cũng phát hiện ra cái chum thứ 3, định cho máy xúc vào đào, nhưng gầu xúc cứ chạm đất là bị khựng lại. Công nhân thấy vậy thì bỏ công trình đấy không dám làm tiếp.
Chủ công trình có mời thầy cúng về làm lễ thì được thầy cúng cho hay, dưới mảnh đất này có 8 cái chum, đựng 8 xác người theo trận đồ bát quái để "yểm" long mạch. Vì thế mới có chuyện máy cẩu hỏng liên tục khi đang thi công công trình và vị lãnh đạo ký quyết định phá bỏ ngôi nhà bị "vật" chết.
Chiếc mũi khoan bị gãy khi thi công công trình
Người dân quanh khu vực công trường cho biết, suốt mấy đêm liền, đơn vị mời thầy cúng về làm lễ, trong ngoài được canh gác cẩn mật. Dân chúng quanh vùng kéo tới xem đặc kín khu vực trước cổng công trường. Trước khi làm phép, thầy pháp sư còn dặn dò những người xung quanh, xem xong thì bấm nhau đi về chứ đừng gọi tên kẻo những oan hồn trinh nữ được trấn yểm nơi đây theo về bắt người. Sau khi làm lễ, vị pháp sư khẳng định, đã trục hết 8 oan hồn trinh nữ ở đây, mọi người cứ yên tâm.
Nói về những chuyện ly kỳ quanh căn nhà cổ khi bị tháo dỡ, ông Nguyễn Đình Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Sách khẳng định, chuyện căn nhà cổ bị "yểm" bằng oan hồn trinh nữ và vị cán bộ huyện bị "vật" chết chỉ là tin đồn thất thiệt. Tuy vậy, người dân trong vùng vẫn bán tín bán nghi về những câu chuyện truyền miệng, còn những người già thì tỏ ra tiếc nuối vì ngôi nhà cổ không được giữ lại.
Chôn sống gái đồng trinh làm thần giữ của?
Nhiều người dân xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, Hà Nội kể, dưới chân ngôi miếu nằm trên bốn tảng đá trắng ở đỉnh núi Bạch Tuyết có đến hàng tấn vàng bạc châu báu được chứa đầy trong một cái hầm đá rộng bằng gian nhà. Kho báu đó do người Tàu để lại từ hàng ngàn năm trước nhưng không ai có thể đột nhập để lấy đi bất cứ cái gì vì nó đã được yểm bùa bằng "linh hồn trinh nữ".
Một bà lão bán nước ở đầu làng Ninh Thượng kể lại, cách đây hàng ngàn năm trước, khi người Tàu đô hộ xứ này đã ra sức vơ vét vàng bạc, châu báu khắp nơi mang về núi Bạch Tuyết cất giữ. Đến khi rút về nước, vì số lượng của cải quá lớn không mang được hết, chúng liền xây dựng một cái hầm đá dưới ngôi miếu để chứa.
Trong quá trình xây dựng, chúng cho người đi lùng bắt một thiếu nữ tuổi 13 còn trinh trắng, xinh đẹp tuyệt trần về nuôi dưỡng suốt nhiều ngày. Bữa nào cô cũng được ăn sơn hào hải vị, tắm gội bằng nước thơm cho thân thể sạch sẽ, tinh khiết. Đến khi căn hầm được xây xong, bọn chúng đem chôn sống thiếu nữ đồng trinh kia ngay nơi cửa hầm cùng với một con rùa để làm "thần giữ của"...
Bà lão bán nước ở đầu làng Ninh Thượng kể lại nhiều câu chuyện ly kỳ về "kho báu đồng trinh"
Từ đó, có nhiều câu chuyện thần thánh được người dân ở đây truyền tai nhau xung quanh "kho báu đồng trinh" kỳ bí. Rằng, có mấy người bạo gan, hám của, thuê thợ thuyền đào bới, truy tìm kho báu dưới chân miếu thiêng, lúc đào thấy một con rùa đang nằm với hàng tấn vàng bạc chói lóa, sáng lòa dưới hố, khi mang lên toàn bùn đen, đất đỏ. Từ đó, gia đình mấy anh thợ đào khoán không suy vì cách này thì cũng lụi tàn vì cách khác, người thân đau ốm triền miên.
Cũng có người lại kể đã từng nhìn thấy trăn rắn, gà vàng, cóc bạc chui ra từ kẽ đá dưới chân ngôi miếu vào những hôm trời nổi gió, mưa dông. Nếu ai lỡ bắt mang về thì "Thánh vật" cho cả nhà sống cũng vật vờ như chết. Đến khi nào mang trả đồ vật, đồng thời phải "trai giới" dâng hương tế lễ đúng 7 ngày mới mong tai qua, nạn khỏi.
Tuy vậy, ông Vũ Tiến Tiu (SN 1957), Trưởng Ban kiến thiết thôn Ninh Thượng cho biết, những câu chuyện ly kỳ đó chỉ là tin đồn. Thanh niên thôn Cát Bàng xưa có đào xem thực hư "kho báu đồng trinh" thế nào, nhưng chỉ thấy toàn đất đá. Và người dân trong vùng kể lại, chưa có ai có kết cục bi thảm như lời đồn thổi.
Theo kiến thức
Chụp ảnh và phỏng vấn... ma nữ Một nhóm gồm các nhà điều tra về tâm linh được cho là đã tìm ra nhều bằng chứng về hiện tượng siêu linh tại Tháp Hổ Phách hay còn gọi là Tháp Vàng, ở Công viên Bờ biển phía Đông của Singapore. Theo một hãng truyền hình chiếu loạt phóng sự Singapore Haunted, nhóm điều tra này đã chụp được bức xạ...