Ngôi nhà bên ngoài kín như bưng, bên trong xanh mát trong lành ở Hải Phòng
Không chọn vẻ ngoài ồn ã phô trương, ngôi nhà của chị Thuỷ ở Hải Phòng cuốn hút bởi không gian xanh, hoà hợp trọn vẹn với thiên nhiên.
Ngôi nhà của KTS Nguyễn Minh Thuỷ không quá cầu kỳ, lộng lẫy, song từng góc nhỏ đều toát lên sự chăm chút, tinh tế của chủ nhân, đặc biệt hướng tới thiên nhiên là điểm ưu tiên hàng đầu của gia chủ. Chị tâm sự: “Tôi sinh ra trong một con phố nhỏ của Hà Nội, từ hồi bé khu vườn tuổi thơ của mình chỉ có ở những bài thơ trong sách. Lúc nào tôi cũng mơ đến một ngày được tái hiện khu vườn trong trí tưởng tượng ra ngoài đời thực. Giờ đây tôi đã mang đến được cho con một ngôi nhà với khu vườn xinh xinh thật, để nằm đọc sách, ngắm trăng, đốt pháo bông mùa hè, hay đơn giản là cắm trại ngay bên hiên nhà”.
3 năm trước, hai vợ chồng chị quyết định bỏ Hà Nội về Hải Phòng sống trong khu vườn bí mật này. Hàng ngày, các công việc của chị chỉ đơn giản là đi bộ từ nhà ở sang văn phòng, xuống vườn ngắm cây, ra hiên nhà uống trà, rồi lại sang văn phòng, ngắm cây và ra hiên nhà.
“Mình thích một tổ ấm có nhà trong vườn- vườn trong nhà, không gian sống và thiên nhiên không tách biệt mà giao hòa cùng nhau, để ánh sáng mặt trời và gió luồn khắp ngóc ngách của căn nhà. Mình nhớ những chiều nằm lười biếng đọc truyện ở trong phòng khách, bỗng ngước mắt lên thấy cả một bầu trời xanh lấp lánh qua tán cây bưởi ngay trên đầu, hay một bữa cơm nào đó cả nhà la lên vì nhìn thấy bạn bói cá sà xuống kiếm ăn ngay cạnh chân, hoặc những sáng chủ nhật hai mẹ con bật ít nhạc, rải chiếu, nằm thừ ra ở hiên nhà hít hà mùi hoa bưởi và luận bàn về mây bay… Đó là những giây phút bình yên, trong lành tuyệt đẹp, mà chỉ có thể cảm nhận khi ở nhà, không nơi nào khác mang đến được.
Nơi mình thích nhất là sân trong và hàng hiên – trái tim xanh của ngôi nhà, đồng thời là phễu hút và chia gió đi các phòng trong nhà, đảm bảo tốc độ gió cho sự thông gió tự nhiên, mát về mùa hè và đủ ánh sáng về mùa đông, mặt nước giúp điều hòa không khí….”, chị Thuỷ tâm sự.
Ngôi nhà nằm trong khu dân cư cũ khá đông đúc, mặt tiền hướng Tây nên gia chủ quyết định một mặt đứng khá kín đáo, tường 3 lớp cách nhiệt, giấu nội thất và kiến trúc độc đáo ở bên trong.
Video đang HOT
Ngôi nhà có mặt tiền giản dị, trang nhã.
Cây xanh phủ bóng xuống hồ nước trong mát, là nơi thư giãn của bọn trẻ con.
Khoảng sân rộng là nơi thư giãn của gia đình.
Một góc trong ngôi biệt thự./.
Chênh lệch điểm thi và học bạ ở Nghệ An, Long An cao nhất nước
Lần đầu tiên Bộ GD&ĐT công bố đối sánh điểm xét học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT của 63 tỉnh, thành phố.
Ảnh minh họa
Tối 27-8, Bộ GD&ĐT đã công bố đối sánh điểm thi tốt nghiệp và điểm học của 63 tỉnh, thành phố.
Đây là lần đầu tiên Bộ GD&ĐT thực hiện việc này để có căn cứ theo một chuẩn đầu ra chung của chương trình giáo dục phổ thông.
Kết quả đối sánh cho thấy, Nghệ An, Long An là 2 địa phương có trung bình điểm trung bình thi tốt nghiệp của thí sinh (điểm thi) và trung bình điểm trung bình học bạ tương ứng với các môn thi (học bạ) cao nhất với 1,7.
Tiếp đó là các địa phương Quảng Ninh, Phú Yên, Hà Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng với phần chênh lệnh lần lượt là 1,69; 1,67; 1,65; 1,61 và 1,59.
Các địa phương có chênh lệch ít nhất lần lượt là Bình Dương, Ninh Bình, Bạch Liêu với mức chênh lệch chỉ ở con số 0,32; 0,45 và 0,54.
Nhận xét về việc đối sánh điểm thi và học bạ, ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, cho biết về tổng quan, kết quả đối sánh giữa điểm trung bình học bạ và trung bình điểm thi là khá tốt. Hai trường dữ liệu này có độ vênh, có tỉnh nhiều, có tính ít, nhưng cơ bản là tương thích và tuyến tính với nhau.
Một số tỉnh ở vùng khó khăn có điểm thi thấp hơn điểm học bạ, khoảng chênh lệch giữa hai trường dữ liệu này cũng rộng hơn so với vùng thuận lợi. Tuy nhiên xét tổng thể thì kết quả điểm thi và điểm học bạ vẫn có sự tuyến tính với nhau khi cả 2 đều đứng vị trí tốp cuối của cả nước.
Việc điểm thi thấp hơn học bạ ở một số tỉnh vùng khó khăn thầy cô cho điểm học sinh có phần linh động hơn động viên để các em có động lực tiếp tục cố gắng.
Việc thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và đánh giá trong quá trình dạy học đều căn cứ theo một chuẩn đầu ra chung của chương trình giáo dục phổ thông. Do đó, nếu tỉnh nào kết quả còn thấp và cũng vì thế có sự chênh lệch giữa điểm học bạ và điểm thi còn cao thì cần tiếp tục điều chỉnh quá trình dạy học để nâng cao hơn nữa chất lượng và đánh giá trong trường học sát với yêu cầu chất lượng.
Từ việc đối sánh kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm học bạ, có thể khẳng định rằng khi học sinh cả nước cùng tham dự một kỳ thi với chung đề thi, thì việc đánh giá học sinh sẽ sát hơn trình độ của các em; qua đó đồng thời cung cấp nhiều thông tin để các nhà trường, địa phương và ngành giáo dục điều chỉnh việc dạy và học phù hợp hơn từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, địa phương và toàn ngành.
Theo quy định về đánh giá học sinh hiện hành thì ngoài đánh giá điểm trung bình từng môn học phải đánh giá tổng thể các môn học để ra điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình cả năm.
Dựa trên nguyên tắc đó, Bộ GD&ĐT thực hiện đối sánh điểm thi và học bạ theo hướng so sánh điểm trung bình của tổng 9 môn thi với điểm trung bình học bạ lớp 12 của tổng 9 môn học tương ứng, theo các môn thi thực tế mà mỗi học sinh lựa chọn.
Cụ thể: học sinh chọn thi bài thi môn KHXH sẽ tính trung bình các điểm thi tốt nghiệp của 6 môn thi (Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) và đối sánh với trung bình các điểm học bạ của 6 môn học tương ứng ở lớp 12.
Việc đối sánh chỉ dừng lại ở lớp 12 bởi phạm vi kiến thức trong đề thi tốt nghiệp THPT 2020 chỉ tập trung ở lớp học này.
Thủ khoa các khối thi đến từ đâu? Thủ khoa của các tổ hợp xét tuyển A, B, C, D1, A1 đến từ Hải Phòng, Thái Bình, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Nam Định, Ninh Bình, Bình Thuận, Hà Nội, Quảng Ninh. Ảnh minh họa Theo phân tích dữ liệu điểm thi của Bộ GD&ĐT, trong nhóm 10 thí sinh có điểm tổ hợp xét tuyển khối A...