Ngồi một giờ tăng 14% nguy cơ mắc bệnh tim
Cuộc sống hiện đại “bắt” con người ngồi cả ngày, đây chính là một nguy cơ lớn đối với hệ tim mạch. Nhiều người cố gắng tập thể dục để “vớt vát” được phần nào, song các nhà khoa học cảnh báo trong trường hợp này tập thể dục cũng không thể cứu vãn được.
Một nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng mỗi ngày một người lớn ngồi một tiếng sẽ có 14% nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Các nhà khoa học còn nói rằng việc tập luyện thể dục thể thao vẫn không thể cải thiện được tình hình bởi chỉ một giờ tập thể dục không có sức “đánh bại” nhiều giờ ngồi.
Nghiên cứu được các nhà khoa học của trường Đại học Tim mạch Mỹ ở Diego, bang California thực hiện đã cung cấp những bằng chứng về tác hại của lối sống ngồi nhiều. Năm ngoái, một nghiên cứu khác của Mỹ cũng đã đưa ra cảnh báo rằng việc thụ động có nguy cơ tử vong cao như hút thuốc và đây chính là nguyên nhân gây tử vọng cao thứ sáu ở nước Anh.
Các nhà khoa học đã quan sát mức độ hoạt động của 2.031 người lớn có độ tuổi trung bình là 50. Họ so sánh với thời lượng những người này dành cho việc ngồi mỗi ngày cùng nồng độ các chất trong mạch máu có khả năng gây bệnh tim.
Video đang HOT
Theo đó trung bình mỗi người lớn ngồi trên 12 giờ mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mỗi giờ ngồi như thế sẽ tăng 14% nguy cơ mắc bệnh tim. Những người thường xuyên chạy bộ, tập thể dục vẫn có nguy mắc bệnh như thường.
Tiến sĩ Jacquelyn Kulinski, một chuyên gia về y dược tim mạch, người đứng đầu nhóm nghiên cứu đã đưa ra lời khuyên rằng những người làm việc văn phòng nên đứng dậy và đi lại sau một giờ ngồi vào bàn làm việc: ” Giảm thời lượng ngồi chỉ cần một hoặc hai ngày cũng đủ giúp cải thiện tình hình sức khỏe tim mạch”.
Mặc dù nghiên cứu cho rằng việc tập thể dục không thể cải thiện được tình hình, song Jacquelyn Kulinski nói rằng: “Tập thể dục vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện tình hình sức khỏe. Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là bạn cần phải vận động càng nhiều càng tốt, ví dụ thay vì ngồi ăn, bạn có thể đi lại trong khi ăn, đi lại trong khi nghe điện thoại, sử dụng thang bộ thay vì đi thang máy. Và nếu công việc bắt bạn ngồi nhiều, bạn không ngồi trước ti vi nhiều khi ở nhà”.
Theo Daily Mail
Mắc trầm cảm và tiểu đường làm tăng nguy cơ mất trí
Nghiên cứu mới cho thấy một người mắc bệnh trầm cảm và tiểu đường sẽ làm tăng rủi ro mất trí, theo trang tin y khoa WebMD.
Tiểu đường và trầm cảm làm tăng nguy cơ mất trí - Ảnh (minh họa): Shutterstock
Trong cuộc nghiên cứu, các chuyên gia thuộc Trường Y Đại học Washington (Mỹ) đã xem xét rủi ro mất trí ở hơn 2,4 triệu người tại Đan Mạch từ tuổi 50 trở lên bị tiểu đường loại 2, trầm cảm hoặc cả hai bệnh, và so sánh họ với những người không mắc bệnh.
Nhóm nghiên cứu cũng đã xem xét những điều kiện y khoa tồn tại trước đó, chẳng hạn như các vấn đề mạch máu não, các biến chứng liên quan đến thận và nhiều bệnh khác.
"Sau khi xem xét tất cả những yếu tố trên, chúng tôi ghi nhận việc mắc trầm cảm và tiểu đường làm tăng rủi ro mất trí đến 107%", tiến sĩ Dimitry Davydow, tác giả nghiên cứu, cho biết.
Cũng theo ông Dimitry Davydow, mối liên hệ đặc biệt ở những người trên 65 tuổi. Trong nhóm tuổi đó, 1/4 trường hợp mất trí xuất phát từ việc bị trầm cảm và tiểu đường.
Các chuyên gia cho rằng có thể bệnh tiểu đường tác động đến việc cung cấp máu đến não và có thể gây mất trí. Trong khi đó, mối liên hệ giữa trầm cảm và tiểu đường có thể có liên quan đến sự gia tăng chứng viêm vốn có xu hướng xuất hiện cùng với trầm cảm, và chứng viêm này cũng có thể dẫn đến chứng mất trí.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san JAMA Psychiatry, số ra mới nhất.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Ngồi nhiều gây hại tương đương với hút thuốc lá Đôi khi, công việc khiến bạn phải ngồi lỳ một chỗ. Điều này rất có hại cho sức khỏe. Bởi vậy, hãy tập cách rời xa chiếc ghế của bạn nhiều hơn. Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch Một nghiên cứu trênTạp chí Dịch tễ học (Mỹ) dựa trên thông tin của 185.000 người trong 14 năm...