Ngôi mộ ‘kinh hoàng’ nhất Trung Quốc: Liên quan mật thiết đến Tần Thủy Hoàng, phải mất 10 năm mới đào được quan tài
Chủ nhân ngôi mộ được xác định có liên quan mật thiết đến Tần Thủy Hoàng cùng với các chiến binh đất nung trong lăng mộ của ông.
Một ngày nọ vào năm 1976, lão nông họ Triệu ở quận Phượng Tưởng, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, đẩy một chiếc xe chở đất để sửa lại tường nhà của mình. Khi đang đào, ông phát hiện một khối đất lạ.
Màu sắc và hình dạng của lớp đất này khác biệt so với khu vực xung quanh. Lớp hoàng thổ đào được có màu vàng và màu đỏ, được trộn lẫn với sỏi và rất cứng.
Vài ngày sau, dân làng bàn tán xôn xao về sự việc này. Tình cờ các nhà khảo cổ của Viện khảo cổ tỉnh Thiểm Tây đang điều tra ở gần đó, sự nhạy cảm nghề nghiệp khiến các chuyên gia nhận định chắc chắn có điều gì đó không ổn.
Nhóm khảo cổ nhanh chóng chạy đến quận Phượng Tường để khảo sát thực địa. Qua nghiên cứu sơ bộ, họ nhận ra lớp đất này được trộn thủ công bằng tay. Kết quả khảo sát cho thấy bên dưới là một công trình ngầm khổng lồ có diện tích rộng bằng hai sân bóng rổ!
Lăng mộ của tổ tiên Tần Thủy Hoàng
Sau quá trình khai quật, danh tính của chủ nhân ngôi mộ đã được làm sáng tỏ. Các chuyên gia kết luận đây là lăng mộ của Tần Cảnh Công, tổ tiên của Tần Thủy Hoàng.
Quá trình khai quật tốn nhiều công sức và thời gian. (Ảnh: Kknews).
Phải đến 10 năm sau, vào năm 1986, việc mở đường vào các hầm mộ và lối đi bên trong mới hoàn thành. Trong quá trình dọn dẹp, các di tích văn hóa dần được tìm thấy giữa các lớp đất đá.
Toàn bộ lăng mộ có hình chữ “Trung” (È13;), dài 300m từ bắc xuống nam, có diện tích hơn 5.000m2, lớn gấp 20 lần ngôi mộ Hán nổi tiếng nhất của Mã Vương Đôi.
Video đang HOT
Quan tài “ruột vàng khắc chữ” bằng gỗ bách trong buồng chính là hình thức mai táng cấp cao nhất được phát hiện vào thời Chu và Tần cho đến nay ở Trung Quốc. Để ngăn nước ngầm gây mục nát, quan tài được đúc và bịt kín bằng hợp kim chì, thiếc và sắt trắng.
Trong quá trình đúc kim loại, gỗ không bị cháy, và vật đúc rất mịn, cho thấy công nghệ nắm bắt tỷ lệ hợp kim và nhiệt độ đúc thời đó rất thuần thục.
Việc khai quật Lăng mộ Tần Cảnh Công có thể nói là tốn nhiều thời gian và công sức. Từ năm 1976 đến năm 1986, cuộc khai quật đã kéo dài 10 năm và tạo nên một kỷ lục chưa từng có của ngành khảo cổ Trung Quốc. Trong lăng mộ có tới 80.000m khối đất. Để bảo vệ di tích văn hóa thì không thể dùng các công cụ hiện đại để đào bới mà chỉ có thể khai quật thủ công.
Lăng mộ của Tần Cảnh Công có các lối đi và buồng lăng Đông và Tây. Đường vào mộ phía Đông dài 156,1m, đường vào lăng phía Tây dài 84,5m. Buồng chính dài 59,4m, rộng 38,8m, sâu 24,5m và có ba bậc tam cấp. Lăng mộ được xây dựng theo mô hình càng xuống đáy càng thu nhỏ, vì vậy nó được gọi là “Kim tự tháp ngược của phương Đông”.
Mặc dù các nhà khảo cổ tìm thấy có tới 247 hố cướp trong lăng mộ Tần Cảnh Công, vẫn còn hơn 3.500 di vật văn hóa được khai quật. Một số lượng lớn đồ gốm bằng ngọc và đồng được tìm thấy có giá trị lịch sử lớn.
Di vật được tìm thấy trong lăng mộ. (Ảnh: Kknews).
Trong quá trình khám phá, sự xuất hiện 186 bộ xương cốt của các tử sĩ đã khiến khu khảo cổ toát lên một bầu không khí u ám.
Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, 160 trong số các tử sĩ đã chết tự nguyện, trong khi những người còn lại có thể là tù binh chiến tranh hoặc nô lệ. Họ là những người được chọn để mai táng trong lăng mộ của Tần Cảnh Công do quan niệm về cuộc sống ở thế giới bên kia của người xưa.
“Sử ký” và “Sách ca” đã ghi lại rằng Tần Cảnh Công đã giết khoảng 177 người để đưa vào lăng mộ. Việc khai quật được hơn 180 bộ hài cốt bên trong đã cho thấy xã hội của nhà nước Tần thời nô lệ, chứng minh tính chính xác của “Sử ký” và “Sách ca”.
Tình trạng các bộ xương cho thấy khung cảnh lúc đó đẫm máu và tàn khốc như thế nào. Hình thức chôn cất bằng người và ngựa thật này là tiền thân của các chiến binh và ngựa đất nung của Tần Thủy Hoàng.
Ngọn núi xuất hiện cột khói đen, bên trên có 4 thi thể nằm la liệt, chuyên gia nói 1 câu khiến ai cũng lạnh sống lưng!
Thi thể của 4 kẻ lạ mặt đã mở ra bí ẩn về lăng mộ thời Tây Hán bị chôn vùi hơn 2000 năm.
Vào năm 2009, một cột khói đen đột nhiên xuất hiện ở núi Đại Vân, huyện Hu Dị, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Khi người dân chạy đến nơi bốc khói đen nghi ngút thì phát hiện 4 xác chết nằm la liệt. Vụ việc này nhanh chóng được các cơ quan chuyên môn vào cuộc và sự thật được 'vén màn'.
Thảm án của 4 kẻ xấu số
Câu chuyện bắt đầu vào cuối năm 2008, một nhóm người lạ đến núi Đại Vân. Họ gồm có 6 thành viên, do một người tên là Triệu Kiến Tân dẫn đầu. Triệu Kiến Tân thực ra là tên trộm mộ chuyên nghiệp có tiếng trong giới, hắn từng trộm nhiều mộ cổ nên bị cơ quan công an truy nã.
Triệu Kiến Tân và nhóm của hắn đến núi Đại Vân là bởi đã nhận được một tin tức rằng có một ngôi mộ lớn của nhà Hán ở đây. Sau khi xác nhận, hắn lập tức triệu tập một nhóm để tìm kiếm cơ hội làm ăn.
Cả nhóm đã tìm kiếm trên núi Đại Vân trong hơn một tháng và cuối cùng xác định được vị trí của lăng mộ. Sau đó, chúng sử dụng những dụng cụ đã chuẩn bị sẵn và bắt đầu đào hố. Vì lăng mộ này được trang bị nhiều cơ chế chống trộm nên Triệu Kiến Tân phải mất rất nhiều công sức mới đào được.
Khi gần đào đến lăng mộ thì một vụ tai nạn đã xảy ra: Một người trong số chúng vì nóng vội đã dùng thuốc nổ khiến không khí trong hang cạn kiệt, những người bên trong bị ngộ độc và ngạt thở vì khói sinh ra từ vụ nổ.
Hiện trường hố trộm của nhóm mộ tặc (Ảnh: Sohu)
Khi khói đen bốc lên có 4 người trong hang, trong đó có Triệu Kiến Tân đã tử vong, lúc này 2 người ở trên nhận ra có chuyện không hay nên vội vàng kéo lên. Khi những cái xác được lôi ra ngoài, chúng vô cùng kinh hãi cuối cùng chọn cách trốn thoát, để lại hiện trường 4 xác chết.
Khói đen bốc ra từ núi nhanh chóng được dân làng địa phương chú ý, khi đến nơi thì phát hiện 4 người đã tử vong.
Vén màn sự thật về chủ nhân lăng mộ
Sau khi tìm ra vấn đề, nhân viên an ninh đã bàn giao ngôi mộ cho nhân viên khảo cổ. Sau hơn một năm khai quật, ngôi mộ của nhà Hán ở núi Đại Vân đã được đã được khám phá, diện tích lăng lên tới 250.000m2, các chuyên gia sau đó khẳng định đây là nhóm mộ cổ thời Tây Hán. Và "bên trong còn nhiều thi thể hơn nữa!"
Câu nói của chuyên gia khiến đội khảo cổ lạnh người. Quả thực, bên trong có 3 ngôi mộ lớn và 13 ngôi mộ phụ chứa các thi thể.
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy quần áo bằng chỉ vàng, quan tài bằng ngọc bích 'ruột vàng' trong Lăng số 1 và số 2.
Toàn cảnh khu lăng mộ được tìm thấy (Ảnh: Baidu)
Bộ y phục bằng chỉ vàng là món đồ cao quý vào thời nhà Hán, thuộc về hoàng đế hoặc hoàng tử. Quý tộc thời kỳ đó chỉ có thể sử dụng quần áo bằng sợi bạc hoặc sợi đồng.
Quan tài ngọc cũng là đồ dùng độc quyền của hoàng đế. Hiện ở Trung Quốc chỉ mới khai quật được 2 chiếc quan tài bằng ngọc bích. Ruột vàng là một kiểu quan tài hiếm có trong các lăng mộ, hiện tại cũng mới chỉ tìm thấy 14 bộ trên khắp Trung Quốc.
Trong số hàng vạn di vật văn hóa quý giá được khai quật, có một di vật quý hiếm. Nó được gọi là Giang Đô Vương mâu, là một loại vũ khí dài có lưỡi ở hai bên, có hình dạng giống như một thanh kiếm và được trang bị một tay cầm dài. Quá trình sản xuất món vũ khí này vô cùng phức tạp, đến nay, bí quyết chế tạo đã bị thất truyền.
Các nhà khảo cổ đã dựa vào các con dấu và ấn Giang Đô xác định rằng chủ nhân của ngôi mộ là con trai thứ năm của Hán Cảnh Đế Lưu Khải, Giang Đô vương Lưu Phi.
Lưu Phi sinh năm 168 TCN, mẹ ông là Trình Cơ, người rất được hoàng đế sủng ái. Khi Lưu Phi được 15 tuổi, cuộc nổi loạn của Bảy Vương quốc nổi tiếng xảy ra. Ông không ngần ngại xông pha trận mạc, lập công dẹp loạn, được phong là Vương phủ Giang Đô, thái ấp ở Quảng Lăng (nay là Dương Châu, Giang Tô).
Vào tháng 12 năm 128 TCN, Lưu Phi chết vì bệnh ở tuổi 41. Có lẽ vì Giang Đô Vương có đóng góp lớn cho đất nước và trung thành với tổ tiên nên Hoàng đế nhà Hán đã cho phép ông được hưởng đãi ngộ cao nhất.
Phục dựng xác ướp công chúa Trung Hoa 4.000 năm tuổi, các nhà khoa học ngỡ ngàng vì nhan sắc 'lai Tây' quá đỗi khác lạ Đây là một người da trắng, mắt tròn, mi mắt hoàn hảo, tóc dài và có những nét giống người châu Âu hơn là người Trung Quốc. Vào năm 1939, nhà khảo cổ người Thụy Điển Bergman Folke đã có một phát hiện đáng chú ý ở khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc). Đó là một tập hợp rất nhiều ngôi mộ...