Ngôi mộ cổ bị kẻ trộm khoắng sạch đồ tùy táng nhưng sót lại thứ cực giá trị: Muốn cũng không tài nào trộm được!
Bên trong lăng mộ có một kho báu vô cùng giá trị nhưng dù thèm muốn bọn trộm cũng ‘lực bất tòng tâm’. Đó là thứ gì?
Vào những năm 1980, một ngôi mộ cổ lớn được phát hiện tại huyện Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Diện tích của ngôi mộ cổ này lên đến hơn 400 mét vuông. Theo quy cách mộ thời cổ đại chủ nhân của ngôi mộ này có thể là một quý tộc hoặc bạo chúa rất giàu có.
Khi ngôi mộ cổ lần đầu tiên được phát hiện, các chuyên gia rất phấn khởi vì quy mô của ngôi mộ cổ này vô cùng lớn. Tuy nhiên, chưa vui mừng được bao lâu, chuyên gia ngay lập tức phát hiện ra ngôi mộ này đã bị những kẻ trộm mộ tìm đến trước thời điểm chuyên gia phát hiện ra.
Văn bia được tìm thấy (Nguồn: Kknews)
Dù vô cùng thất vọng nhưng các chuyên gia vẫn tiến hành khai quật với hy vọng có thể tìm thấy những tài liệu có liên quan hỗ trợ cho việc nghiên cứu lịch sử.
Thông qua văn bia được tìm thấy, các chuyên gia xác định được danh tính của chủ nhân ngôi mộ là Lâu Duệ (531-570) – thừa tướng của triều đại Bắc Tề đồng thời cũng là cháu trai của Hoàng hậu Lâu Chiêu Quân (501 – 562) thời bấy giờ.
Theo sử liệu, Lâu Duệ mặc dù là một vị tướng lập được nhiều chiến công tuy nhiên lại rất tham lam. Trong thời gian giữ chức ông đã tham ô rất nhiều của cải của triều đình. Song dựa vào thân thế là cháu của hoàng hậu nên những hành động này đều được nhà vua “nhắm mắt làm ngơ”.
Bảo vật may mắn thoát khỏi tay bọn trộm mộ (Nguồn: Kknews)
Một người ham tiền như vậy, sau khi chết chắc chắn sẽ có không ít đồ tùy táng, dấu vết của bọn trộm mộ quá nhiều nên chuyên gia chỉ tìm thấy được một tượng gốm hình con bò bằng gốm đỏ bị vứt lăn lóc dưới đất.
Có lẽ kẻ trộm mộ cho rằng vật này không có giá trị nên đã bỏ đi, nhưng thực chất con bò gốm đỏ là một di tích văn hóa có giá trị nghiên cứu lịch sử cực kỳ cao nên hiện nay đã trở thành di tích văn hóa cấp I của Trung Quốc.
Ngoài con bò bằng gốm đỏ ra, có một thứ báu vật vô cùng giá trị mà bọn trộm dù muốn cũng không thể mang đi, đó là bức tranh tường trong lăng mộ .
Bức họa có niên đại từ thời Nam Bắc triều (420-589), khắc họa lại hoàn cảnh sống của người dân với hình ảnh vô cùng sống động, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với các chuyên gia nghiên cứu lịch sử triều đại Bắc Tề.
Các chuyên gia tiến hành bảo quản bức tranh (Nguồn: Kknews)
Mặc dù đã bị bọn trộm mộ đào xới nhiều lần nhưng màu của tranh khắc trên tường vẫn rất rõ nét, sống động khiến các chuyên gia vô cùng ngạc nhiên. Hiện nay, tranh được các chuyên gia bảo quản một viện bảo tàng ở Sơn Tây và được xếp vào danh sách những bảo vật quốc gia bị cấm mang ra nước ngoài triển lãm.
Vào lăng mộ trộm cổ vật như đi chợ, đang ăn mừng sau thắng lợi 3 tỷ NDT, cả nhóm đã gặp báo ứng không ngờ!
Những tên trộm tưởng rằng khoản tiền khổng lồ thu được từ những món cổ vật trong mộ cổ sẽ giúp chúng ăn sung mặc sướng cả đời, nào ngờ quả báo lại đến vào lúc không ngờ.
Các món cổ vật trong các ngôi mộ cổ không chỉ giúp ích cho nghiên cứu khảo cổ mà còn có giá trị rất lớn. Do đó, không ít người bất chấp pháp luật lén trộm cổ vật để bán lại với giá cao. Trong đó có cả nhóm mộ tặc của lão Mạnh cùng với những vụ trộm khiến cho cả Trung Quốc phải sửng sốt. Lão Mạnh tên thật là Mạnh Mỗ Kiến, đã bắt đầu công việc của mình kể từ năm 1981.
Giá trị của các món cổ vật rất cao nên nhiều người bất chấp để đào trộm mộ. (Ảnh: Sohu).
Ở thời điểm đó, buôn bán cổ vật là việc hái ra tiền nhiều nhất, vừa hay bị thôi việc, lão Mạnh quyết định đi vào con đường trộm mộ.
Nghĩ là làm, lão Mạnh bắt đầu vụ trộm mộ đầu tiên và tìm thấy một túi tiền đồng. Sau khi bán được kha khá tiền, hắn quyết tâm đi theo nghề này. Sau hơn 30 năm lăn lộn trong nghề, lão Mạnh trở thành một tay sành sỏi trong việc thẩm định các món cổ vật.
Đồng thời hắn cũng là thủ lĩnh của một băng nhóm chuyên trộm mộ khét tiếng trên toàn bộ vùng Tây Bắc của Trung Quốc. Khả năng thẩm định của lão Mạnh cao siêu tới nỗi, chỉ cần nhìn thoáng qua một món cổ vật, hắn có thể xác định được nó thuộc triều đại nào. Thậm chí hắn có thể nhận biết được món đồ cổ đó đã được trùng tu hay chưa.
Nhiều món cổ vật có giá trị cao đã bị bán trên thị trường sau các vụ trộm. (Ảnh: Sohu).
Những vụ đạo mộ nổi tiếng mà lão Mạnh cùng đồng bọn đã tham gia có thể kể đến như vụ đào trộm 180 bức tượng bằng gốm đen trị giá gần 400.000 NDT trong những ngôi mộ cổ gần cao nguyên Địch Trại tại quận Bá Kiều thuộc Tây An vào năm 2001.
Một số di vật văn hóa được cảnh sát thu hồi sau khi bắt giữ băng nhóm của lão Mạnh. (Ảnh: Sohu).
Sau đó từ năm 2009 tới 2011, cả nhóm đã trộm được 2 chiếc bình bằng đồng, 1 chiếc gậy tròn bằng đồng tại tỉnh Cam Túc và thu về hơn 1 triệu NDT.
Từ năm 2012 đến 2016, nhóm của lão Mạnh đã trộm tại lăng mộ của Hán Tuyên Đế cướp đi 9 mảnh yếm ngọc, 1 người bằng ngọc, 1 con bò đồng, 2 đĩa đồng và nhiều di vật khác.
Sau đó, nhóm của lão Mạnh đã trộm nhiều lần tại các lăng mộ tại Cam Túc và Tây An và cướp đi vô số cổ vật giá trị. Tổng số tiền hắn và đồng bọn thu về sau những lần bán cổ vật lên tới 3 tỷ NDT. Vào năm 2017, khi đang ăn mừng chiến thắng sau vụ trộm mộ trên núi, Lão Mạnh cùng đàn em đã bị cảnh sát vây bắt.
Lão Mạnh cùng đồng bọn bị bắt khi đang tổ chức ăn mừng sau vụ trộm mộ. (Ảnh: Sohu).
Từ lời khai của hắn, cảnh sát đã tìm kiếm và thu hồi được hơn 250 di vật văn hóa. Vụ án của lão Mạnh là một trong tám vụ trọng án về những nhóm trộm di tích văn hóa mà Bộ Công An đã đưa vào danh sách truy quét trong năm 2017. Việc phá vụ án lão Mạnh đã mang lại ý nghĩa rất lớn với nỗ lực chống lại nạn buôn bán di tích văn hóa của Trung Quốc.
Thi hài tân nương 5 tuổi được phát hiện trong mộ cổ với nhiều trang sức vàng, hé lộ giai đoạn lịch sử đầy thương tâm thời Trung Quốc cổ đại Sự tàn khốc của xã hội phong kiến đã được phơi bày cùng với bí mật ngôi mộ cổ. Trong lịch sử hàng nghìn năm của Trung Quốc, phương thức tang lễ phổ biết nhất là chôn cất xác người chết. Người xưa thường đặt một số vật phẩm riêng biệt trong mộ để người chết có thể "hưởng thụ" sau khi chết....