Ngôi mộ cổ Ai Cập 3.800 tuổi mỗi năm phát sáng một lần?
Đặc điểm độc đáo nhất của ngôi mộ cổ chính là kiến trúc của nhà nguyện khi mỗi năm một lần, vào ngày đông chí, toàn bộ không gian sẽ bừng sáng rực rỡ.
Ngôi mộ cổ có nhà nguyện hướng về phía mặt trời mọc vào ngày đông chí (22/12) có thể là ngôi mộ cổ nhất thuộc loại này ở Ai Cập.
Nhóm khảo cổ học đã phát hiện thấy ngôi mộ độc đáo này ở gần thành phố Aswan nằm trong nghĩa địa cổ Qubbet el-Hawa. Công trình được xây dựng dưới triều đại thứ 12 của Ai Cập cổ đại.
Nhà nguyện sáng rực vào ngày đông chí nhờ thiết kế hoàn hảo (Ảnh: Lives).
Trước đó, đây là nơi an nghỉ của 2 người đứng đầu các thành bang cổ đại với chức vụ là thống đốc. Những kẻ trộm mộ đã tới lấy đi hầu hết những món cổ vật quý giá, đồ tạo tác và cả 2 xác ướp. Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, bản thân ngôi mộ tuổi đời 3.800 năm này vốn là một báu vật.
Bên trong mộ cổ còn có một nhà nguyện. Nơi này ban đầu đặt tượng của vị thống đốc xây dựng lăng mộ. Nhưng công trình chưa bao giờ được hoàn thành. Lý do vì sao đến nay vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tên vị thống đốc xây dựng ngôi mộ vẫn chưa được biết. Trong khi vị còn lại có tên là Heqaib III theo dòng chữ cổ tìm thấy tại lăng và ghi chép lịch sử để lại. Họ từng phụ trách thị trấn Elephantine gần đó ở những thời điểm khác nhau.
Các chuyên gia nhận định, đặc điểm độc đáo nhất của ngôi mộ cổ chính là kiến trúc của nhà nguyện. Mỗi năm một lần, vào ngày đông chí, toàn bộ nhà nguyện lại bừng sáng rực rỡ.
Hiện tượng tưởng như kỳ bí này thật ra là khoa học thuần túy. Theo tính toán của các kỹ sư thời Ai Cập cổ đại, họ đã tính toán tỉ mỉ khi xây dựng lối vào nhà nguyện sao cho tia nắng mặt trời ngày đông chí chiếu thẳng vào trong. Chỉ trong đúng ngày đó, mặt trời có thể chiếu thẳng hoàn toàn và thắp sáng không gian bên trong.
Video đang HOT
Những công trình cổ đại cho thấy trí tuệ của người Ai Cập cổ sớm sở hữu nhiều kiến thức sâu rộng trong các lĩnh vực (Ảnh: Independent).
Điều này được coi là một minh chứng cho thấy những người Ai Cập cổ đại sớm sở hữu những kiến thức uyên thâm trong lĩnh vực toán học và hình học không gian, qua đó giúp họ tạo nên nhiều kỳ quan lớn trong đó có ngôi mộ này.
Ngôi mộ cổ lần đầu được phát hiện vào năm 1885 do nhà Ai Cập học Ernest Alfred Thompson Wallis Budge tìm thấy. Nhưng tới tận giai đoạn 2008-2018, các chuyên gia mới tiến hành khai quật. Kết quả phân tích cho thấy tuổi đời của công trình khoảng 3.800 năm.
Ai Cập vẫn đang nỗ lực phục hồi lĩnh vực du lịch chủ chốt của mình, thông qua việc công khai hàng loạt những phát hiện ngành khảo cổ gần đây.
Trước đó, ngành du lịch mũi nhọn của nước này bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc nội chiến xảy ra từ năm 2011, rồi tiếp đó bị giáng thêm đòn mạnh do Covid-19 gây nên.
Sự thật về thần chết của Ai Cập cổ đại, ai nghe cũng giật mình
Người Ai Cập được biết đến là những người chú trọng tới cái chết và sự sùng kính đối với nhiều vị thần. Vậy bạn đã từng hỏi ai là thần chết của Ai Cập cổ đại chưa?
Lâu nay, Osiris thường được coi là thần của thế giới ngầm hoặc thần chết của Ai Cập, nhưng vấn đề này không hề đơn giản như vậy.
Nhà nghiên cứu Andrea Kucharek nói: "Sẽ là sai lầm khi gọi Osiris là thần chết. Ông không mang lại hoặc gây ra cái chết, mà là chủ quyền của những người đã chết. Ông cũng là cũng là một vị thần của sự sống, đảm bảo khả năng sinh sản của thực vật, động vật và con người."
Người Ai Cập cổ đại xem Osiris như một vị thần đặc biệt. "Osiris là một điều khác thường trong số các vị thần Ai Cập. Bản thân ông ấy đã chết và được phục hồi cuộc sống trong trạng thái biến hình mới, nhờ sự trợ giúp của các nghi lễ được thực hiện."
Những người đã qua đời ở Ai Cập hy vọng trải qua quá trình biến hình và phục hồi tương tự, bằng các nghi lễ đã được thực hiện cho Osiris. Vì vậy, theo một nghĩa nào đó, ông ấy phục vụ như một hình mẫu.
Một số vị thần Ai Cập khác có liên quan đến người chết, chẳng hạn như Anubis, Horus, Hathor và Isis. Nhưng nếu gọi bất kỳ ai trong số họ là thần chết đều không hợp lý.
Anubis đầu chó là một vị thần đặc biệt quan trọng gắn liền với người chết.
Anubis đảm nhận nhiều vai trò trong quá trình chết đi của con người. Đôi khi thần giúp mọi người đi vào thế giới bên kia, quyết định số phận của họ lúc ở đó, và có khi thần chỉ đơn giản là bảo vệ một xác chết. Vì thế, Anubis được xem là thần ướp xác và thần linh hồn người chết.
Là vị thần cai quản quá trình ướp xác, Anubis còn chịu trách nhiệm trừng phạt những người phạm một trong những tội ác tồi tệ nhất ở Ai Cập cổ đại: tội cướp mộ. Người ta cũng tin rằng thần Anubis sẽ bảo vệ và tôn trọng người chết, mang họ đến một thế giới bên kia yên bình và hạnh phúc.
Nhà Ai Cập học Martin Bommas nói rằng: "Người Ai Cập cổ đại không sùng bái cái chết. Do đó, họ không tôn thờ thần chết". Một giáo sư nghiên cứu về Ai Cập khác cũng nói rằng "Có một vị thần Ai Cập cổ đại được gọi là 'Thần chết, Vị thần vĩ đại', nhưng vị thần này hiếm khi được chứng thực, nó là sự hiện diện xấu xa, không phải là vị thần mang lại lợi ích."
Một trong số rất ít trường hợp mà vị thần bí ẩn này được ghi lại xuất hiện trên một tờ giấy cói có niên đại khoảng 3.000 năm trước, đến triều đại thứ 21. Giấy cói này cho thấy hình ảnh một "con rắn có cánh với hai cặp chân và đầu người, đuôi của nó kết thúc bằng đầu chó rừng".
Chữ viết trên đó cho biết vị thần này được gọi là "thần chết, vị thần vĩ đại tạo ra các vị thần và loài người". Có thể người viết giấy này đã cố gắng tạo ra "Thần chết" nhưng nó không được công nhận.
Nói tóm lại, người Ai Cập có rất nhiều vị thần và người chết cũng được đề cập đến. Song, một vị thần tượng trưng cho cái chết vẫn chưa thực sự được thừa nhận rộng rãi.
Phiến đá phủ bụi nghìn năm được kỳ vọng mở toang bí mật Ai Cập cổ đại Ai Cập cổ đại luôn có sức hút mạnh mẽ đối với trí tưởng tượng của mọi thế hệ nhưng lại bị chôn vùi trong tầng tầng lớp lớp quá khứ bởi vô số nguyên nhân. Bí mật bị phủ bụi ngàn năm Phần lớn những thông tin hiện hữu như một sự đương nhiên về xác ướp, kim tự tháp và lăng...