Ngôi làng ven biển thơ mộng hệt như truyện tranh ở đảo Phú Quý ít người biết
Trải dài khắp mảnh đất chữ S của Việt Nam có rất nhiều hòn đảo, nhưng nét đẹp ở ngôi làng ven biển Phú Quý là một khung cảnh độc đáo không lẫn vào đâu được.
Phú Quý thời gian gần đây đang dần trở thành cái tên được nhiều bạn trẻ nhắc đến khi lựa chọn địa điểm du lịch biển đảo. Hòn đảo còn có tên là cù lao Thu hay cù lao Khoai Xứ, thuộc tỉnh Bình Thuận. Với diện tích chỉ vỏn vẹn 16km2, nhưng nơi đây đủ sức gây thương nhớ với bất kỳ ai từng đặt chân đến bởi vẻ đẹp mộc mạc, nguyên sơ của trời đất, biển mây và núi đá.
Phú Quý dù chỉ là một hòn đảo nhỏ nhưng hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, bình dị. (Ảnh: Luong Duc Anh)
Chỉ cần lên mạng và gõ tìm kiếm về đảo Phú Quý, bạn sẽ thấy được một loạt những hình ảnh đẹp đến nao lòng về khung cảnh mỹ lệ mà tạo hóa đã ban cho vùng đất này.
Những địa điểm thường được mọi người rỉ tai nhau khi đến với Phú Quý có thể kể ra một loạt danh sách dài như: hồ Vô cực, Bãi Nhỏ, Gành Hang, dốc phượt, núi Cao Cát, vịnh Triều Dương…
(Ảnh: Luong Duc Anh)
Tuy nhiên, ít người biết rằng bên cạnh vẻ mỹ miều của những biển xanh, cát trắng, núi non ấy, Phú Quý còn là một viên ngọc ẩn chứa sự nên thơ và yên bình rất đặc trưng của một ngôi làng ven biển.
Video đang HOT
Cảnh thanh bình trên những cung đường bao quanh đảo. (Ảnh: Chế Anh Toàn)
Hòn đảo với hơn 25 nghìn dân sinh sống dọc bờ biển vẫn giữ được nét hoang sơ hiếm có. Nếu như cảnh quan gần như được giữ trọn vẹn nét đẹp tự nhiên, thì lối sống chân chất, mộc mạc của người dân vùng biển vẫn được một bộ phận cư dân duy trì và gìn giữ qua các thế hệ. Và một trong những điểm khác biệt đó chính là lối kiến trúc nhà cửa và xây dựng ở các ngôi làng nơi đây.
(Ảnh: Chế Anh Toàn)
Chỉ cần dắt xe máy đánh một vòng quanh đảo rời xa khu vực trung tâm, bạn sẽ bắt gặp một dãy những căn nhà lát đá, phủ mộc màu xi măng đơn sơ nhưng đồng bộ tạo nên một khung cảnh rất nên thơ. Bên cạnh đó phải đặc biệt kể đến các bức tường rào quanh sân được đắp bằng đá độc đáo khiến người lữ khách như lạc vào một ngôi làng trong truyện tranh.
Những bức tường gạch, mái tôn đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của ngôi làng. (Ảnh: Phạm Trang)
(Ảnh: Phạm Trang)
Từ mọi con ngõ, đâu đâu cũng có thể nhìn thấy biển nhấp nhô từ đằng xa. (Ảnh: Sơn Đoàn)
Đứng từ các con dốc, hẻm nhỏ, nhìn xa xa ra là biển xanh phía trước mắt, chẳng cần mất quá nhiều công sức, bạn cũng có thể cho ra bộ ảnh đầy chất thơ về một Phú Quý vừa quen lại vừa lạ với mọi người.
Chẳng cần tạo dáng gì nhiều, chỉ cần đứng vào là có ngay ảnh đẹp. (Ảnh: Lê Trọng)
(Ảnh: Lê Trọng)
Hoặc chỉ cần đi bộ dọc quanh các con phố, căn nhà nơi đây để tận hưởng sự yên bình, nhìn ngắm sinh hoạt hằng ngày của người dân nơi đây cũng đủ để bạn cảm thấy tâm hồn mình thư thái vô cùng.
(Ảnh: Lê Trọng)
Nếu như có dịp đến Phú Quý, đừng quên dạo quanh các khu nhà ven biển nơi đây nhé, đảm bảo sẽ vừa có ảnh đẹp vừa được khám phá một góc bình yên rất đỗi đặc biệt ở hòn đảo này!
Ngôi làng nổi tiếng giàu có ở Nam Định, toàn dinh thự, lâu đài như trong phim
Làng Phú An (Nam Định) dù chỉ dài 2 km nhưng tại đây, nhà cao tầng, biệt thự mọc san sát nhau, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào nghề vận tải đường thủy.
Huyện Nam Trực nằm ở cửa ngõ phía Nam thành phố Nam Định, phía Bắc giáp với thành phố Nam Định; phía Đông giáp huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) lấy sông Hồng làm ranh giới; phía Tây giáp với huyện Vụ Bản, huyện Nghĩa Hưng; phía Nam giáp với huyện Trực Ninh.
Tại Nam Trực, có nhiều làng nghề sau này được lưu truyền và phát triển thành các nghề nổi tiếng. Một trong số đó chính là nghề vận tải đường thủy. Nghề này cực kỳ phát triển tại làng Phú An, xã Cát Thành. Dân cư ở đây 80% làm nghề vận tải đường thủy.
Thời điểm năm 2010, làng Phú An đã có 3 người đầu tư đóng tàu vận tải lớn có tải trọng đến 5.500 tấn để tham gia thị trường vận tải biển xuyên quốc gia. Từ 1-2 con tàu ban đầu, nhiều hộ đã phát triển cả đội tàu. Đến thời điểm hiện tại, đội tàu tại làng lên đến hàng chục đến cả trăm chiếc.
Đội tàu vận tải của làng Phú An đã có mặt trên khắp các dòng sông nội địa từ Bắc vào Nam. Thời gian vận chuyển mỗi chuyến hàng đã lên đến hàng tháng, thậm chí vài tháng mới hoàn thành. Ước tính, nghề vận tải biển của làng Phú An tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 1.500 lao động.
Thu nhập từ nghề vận tải biển đã khiến cho cư dân ở đây đổi đời. Thu nhập của người lao động ở đây không thua kém gì ở những thành phố lớn, dù họ chỉ phục vụ cho địa phương. Theo tính toán, mỗi chuyến tàu sông sau khi trừ chi phí (dầu, thực phẩm, trả lương, khấu hao) cho thu nhập thực tế khoảng 100 triệu đồng/tháng; còn tàu biển mỗi tháng có thu nhập thực tế từ 500 - 600 triệu đồng/tháng.
Làng Phú An (Nam Định) chỉ dài 2 km, nhưng trên đó nhà cao tầng, dinh thự san sát. Có đến 60% số hộ xây được biệt thự, nhà cao tầng trị giá thấp nhất từ 2 tỷ đồng.
Nhà cao tầng, biệt thự hiện đại tại khu vực này có đủ kiểu kiến trúc, từ mái vòm, mái cong, thiết kế cầu kỳ theo phong cách kiến trúc lâu đài châu Âu với trị giá từ vài tỷ, thậm chí cả trăm tỷ đồng mọc lên san sát tưởng chừng như chỉ có trong các bộ phim điện ảnh quốc tế cũng có đến cả chục căn.
Tại làng tỷ phú này, vì đa số người dân phải Phú An sống bám biển, quanh năm lênh đênh biển nên làng xóm thường xuyên vắng vẻ, đặc biệt là những thanh niên, trai tráng. Nhịp sống ở đây khá tách biệt với những làng lân cận.
Từ ngôi làng vô danh, mục nát bỗng lột xác ngoạn mục nhờ sự bùng nổ sắc màu Không ai có thể ngờ được rằng, chỉ nhờ việc sơn lại các ngôi nhà, ngôi làng này đã "đổi đời". Kampung Pelangi trước đây là một ngôi làng vô danh nằm ở đảo Java, phía nam Semarang, Indonesia. Nơi này từng là một ngôi làng nghèo nàn với những ngôi nhà mục nát, cũ kỹ với tông màu trầm buồn heo hút....