Ngôi làng phủ tuyết trắng ‘đẹp như cổ tích’ ở Trung Quốc
Nằm cách thành phố Cáp Nhĩ Tân ( Trung Quốc) khoảng 280km, làng cổ Tuyết Hương gần đây trở thành điểm đến hấp dẫn nhờ khung cảnh tuyết trắng như tranh vẽ, đặc biệt khi đêm về.
Anh Lưu Chấn Huy, hướng dẫn viên du lịch tuyến Trung Quốc, chia sẻ làng tuyết này cách trung tâm thành phố Cáp Nhĩ Tân khoảng 280km, mùa Đông di chuyển mất khoảng 5 giờ. Ảnh: Lưu Chấn Huy
Được biết, làng Tuyết Hương phủ tuyết suốt 7 tháng trong năm. Mùa lễ hội diễn ra từ tháng 12 đến cuối tháng 2, thời điểm các ngôi nhà trong làng được trang trí bằng đèn lồng đỏ và tổ chức nhiều hoạt động trình diễn, lễ hội độc đáo. Ảnh: Lưu Chấn Huy
Anh Huy trong chuyến khám phá làng Tuyết Hương vào tháng 12-2024. Ảnh: Lưu Chấn Huy
Theo chia sẻ của hướng dẫn viên này, thời điểm cuối năm, ngôi làng cổ này trở thành điểm đến sôi động, thu hút lượng lớn du khách từ khắp nơi đổ. Ảnh: Lưu Chấn Huy
Làng nằm ở độ cao 1.500 mét so với mực nước biển. Vào mùa Đông, tuyết có thể dày đến 2 mét. Ảnh: Lưu Chấn Huy
“Với lớp tuyết dày và mịn, toàn bộ làng Tuyết Hương chìm trong sắc trắng tinh khôi, đẹp như cổ tích, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới”, anh Huy nói. Ảnh: Lưu Chấn Huy
Video đang HOT
Khi màn đêm buông xuống, Tuyết Hương trở nên lung linh, huyền ảo với ánh sáng rực rỡ từ các loại đèn màu. Ảnh: Lưu Chấn Huy
Du khách còn có thể tham gia đốt lửa trại và dùng bữa tối ấm cúng cùng người dân địa phương. Ảnh: Lưu Chấn Huy
Toàn bộ hàng rào, cây cối quanh nhà đều được phủ một lớp tuyết dày, trắng mịn trông như những cây nấm khổng lồ. Ảnh: Lưu Chấn Huy
Khung cảnh ban đêm của làng cổ Tuyết Hương đẹp tựa một bức tranh, mang lại trải nghiệm khó quên cho những ai từng ghé thăm. Ảnh: Lưu Chấn Huy
Ngôi làng cổ trên vách núi đá của người Naxi ở Trung Quốc
Ngôi làng cổ Bảo Sơn, Vân Nam, nằm ở miền Tây Nam Trung Quốc được xây dựng chỉ trên một tảng đá khổng lồ, nhìn giống như một chiếc nấm trổ ra giữa vách đá.
Bảo Sơn (còn gọi là Bảo Sơn Thạch Đầu) là một ngôi làng cổ trên núi đá cao. Ngôi làng cao 1.720 mét so với mực nước biển, ẩn sâu trong hẻm núi sông Jinshajiang (Kim Sa Giang), cách thành cổ Lijiang khoảng 7h xe chạy. Đây là ngôi làng của người dân tộc Naxi tỉnh Vân Nam tập trung sinh sống.
Làng Bảo Sơn Thạch Đầu được xây dựng từ năm 1277 đến 1294, cuối triều đại Tống và Nguyên, đến nay đã có trên 800 năm lịch sử. Đây là nơi cư trú sớm nhất của tổ tiên người Naxi ở Lệ Giang.
Trên con đường từ thành cổ Lệ Giang đến thành Bảo Sơn, xe đi qua núi tuyết Yulong (Ngọc Long Tuyết Sơn). Dãy núi cao vời vợi, chạy dài theo tuyến đường. Đỉnh núi phủ đầy tuyết trắng ánh lên trong nắng, tạo nên một cảnh sắc diễm lệ.
Ngôi làng có 2 con đường để ra/vào, một lối theo đường bộ từ trên núi đi xuống; một lối theo đường thủy từ dòng Kim Sa Giang đi lên.
Những ngôi nhà được xây bằng đất và đá, xếp lớp nhấp nhô và dốc, lưng dựa vào núi, mặt hướng ra sông. Nhìn từ xa, ngôi làng nằm giữa lưng chừng núi trông như một cây nấm khổng lồ.
Người Naxi cần cù và dũng cảm đã sống ở đây hàng ngàn năm, chống chọi với cái nắng vào mùa hè và cái lạnh vào mùa đông. Họ lợi dụng nguồn nước dồi dào của dòng sông Kim Sa để làm ruộng bậc thang trồng lúa, ngô và sinh hoạt.
Một số ngôi nhà cổ làm bằng đá và gỗ vẫn còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn, với những bệ đá được làm thành giường ngủ, bể nước dẫn vào trong nhà, bàn thờ tổ tiên và bếp nấu ăn...
Làng có 3 ngôi nhà làm homestay. Homestay theo đúng nghĩa: ăn ở, sinh hoạt cùng chủ nhà. Đó là 3 ngôi nhà tương đối rộng rãi, xây dựng theo kiến trúc truyền thống của người Naxi, có view hướng ra sông và nhìn lên núi.
Các phòng ở đều nằm trên tầng 2, sạch sẽ thoáng mát. Món ăn do chủ nhà nấu, hoặc du khách tự chế biến theo khẩu vị của mình. Gà và thịt heo phơi là thực phẩm chính yếu, dễ mua nhất ở làng. Du lịch ở Bảo Sơn còn sơ khai, gần như chưa có dịch vụ gì.
Cả ngôi làng có một nhà hàng nhưng gần như không có khách. Du khách mang hành lý nặng, có thể thuê người dân mang vác hoặc thuê ngựa chở đến homestay. Con đường vào làng bằng đá ghập ghềnh, rất dốc, qua nhiều bậc thang và lối rẽ gấp khúc, cho nên chỉ có thể đi bộ mà không có bất cứ phương tiện khác thay thế.
Người Naxi thân thiện và hiền lành, ít nói và trầm tĩnh hơn bất cứ người Trung quốc nào mà tôi biết. Ngôi làng Bảo Thạch bây giờ là ngôi làng của những người già. Thanh niên trong làng hầu hết đã đi đến các thành phố để làm việc và sinh sống, để lại người già trong những ngôi nhà nhỏ. Phần đông chỉ trở về sum họp trong dịp tết.
Đến Bảo Sơn, du khách thường gặp từng nhóm người già ngồi ở cổng làng, ở sân hoặc bậc cửa, nghe hát dân ca qua những chiếc radio bé bằng bàn tay. Họ cười thân thiện và chào "ni hao" với bất cứ du khách nào. Du khách nên ở lại ít nhất một đêm để trải nghiệm cuộc sống và tận hưởng không khí và cảnh sắc nơi đây. Ban đêm, du khách được hòa cùng dân làng nhảy múa và hát những giai điệu truyền thống; thưởng thức rượu ngô với món thịt heo hầm vô cùng đặc biệt.
Đùi heo được treo ngoài trời, phơi trong cái nắng ban ngày và cái lạnh ban đêm, phơi qua nhiều ngày đêm liên tục. Thịt được hầm với một số gia vị như hoa hồi, thảo quả, ớt khô, hạt tê, khi ăn có mùi hương thơm nồng của gia vị; có vị chua dịu của thịt phơi và vị cay của ớt. Đó là một món ăn đặc biệt chỉ được dùng trong những dịp lễ tết hoặc đãi khách của gia chủ, dễ ăn và chắc chắn sẽ để lại dư vị ẩm thực cho du khách.
Ở Bảo Sơn, việc tích trữ thịt cũng quan trọng không kém việc dự trữ củi khô dùng cho mùa đông tuyết phủ.
Hãy chào ngày mới bằng một sớm mai đón bình minh, ngắm những tia nắng đầu tiên vượt qua dãy núi, trải dài qua dòng Kim Sa Giang và tỏa ánh sáng lung linh lên ngôi làng. Đó thực sự là một bức tranh đẹp; là một món quà vô giá mà Bảo Sơn tặng cho du khách.
Buổi chiều, du khách ngồi trên đài quan sát nằm ở vị trí cao nhất của ngôi làng, phóng tầm mắt ngắm toàn cảnh làng cổ và dòng sông xanh biếc, nghe giai điệu ngọt ngào ca khúc "Câu chuyện thành nhỏ" của ca sĩ Đặng Lệ Quân, cảm giác thời gian sẽ dừng lại chốn này!
Khám phá ngôi làng cổ với cái tên độc lạ từ thời nhà Minh Tồn tại lặng lẽ ở phía Tây Bắc của thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) là ngôi làng cổ xuất hiện từ thời nhà Minh với cái tên vô cùng độc đáo: Thôn Thoán Để Hạ. Thôn Thoán Để Hạ chứa đựng dấu ấn lịch sử xưa cũ, là địa điểm yêu thích của du học sinh ở Bắc Kinh khi muốn tìm...