Ngôi làng ở Trung Quốc “vào được nhưng không ra được”, chuyên gia kinh ngạc: Người xưa quả thực cao tay!
Ngôi làng này giống như một cái mê cung trong truyền thuyết, tìm đâu cũng không thấy lối ra.
Vào thời Gia Khánh đế triều Thanh, có một toán cướp hơn trăm người, sát khí đằng đằng định xông vào một ngôi làng bên chân núi cướp bóc. Những tưởng sẽ thu được một mẻ hời, nào ngờ khi vào đến trong làng, bọn cướp không thể nào ra được. Ngôi làng này giống như một cái mê cung trong truyền thuyết, tìm đâu cũng không thấy lối ra.
Tức giận, chúng quyết định châm lửa đốt sạch ngôi làng, nhưng bất ngờ, không biết từ đâu muôn vàn thiên la địa võng rơi xuống chụp lên đầu những tên cướp này, khiến chúng không thể chạy thoát được. Tất cả những tên cướp đều bị bắt sống giao nộp cho quan phủ.
Hóa ra, người dân trong làng đã sớm có sự chuẩn bị từ trước, chỉ chờ cho những tên cướp này đi vào bên trong, thì tất cả mọi người xông đến.
Câu chuyện ly kỳ này kể về một ngôi làng có tên là Cao Kỷ (“kỷ” trong từ “trường kỷ” nghĩa là cái ghế) ở tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc. Sở dĩ có tên là Cao Kỷ vì ngôi làng có ba mặt được bao quanh bởi núi, một mặt đối diện với nước, giống chiếc ghế.
Nghe đến ngôi làng nức tiếng “vào được mà không ra được”, nhiều chuyên gia địa chất, lịch sử cho rằng: chỉ là một ngôi làng nhỏ bé, làm gì có chuyện vào được mà lại không ra được?
Một chuyên gia quyết định đến khảo sát ngôi làng. Khi đến nơi, quả thực ông đã không có cách nào ra được, đi mãi mà vẫn thấy như trở lại chỗ vừa đến. Phải nhờ có sự giúp đỡ của người trong làng, ông mới có thể đi ra.
Ao nước giữa ngôi làng “mê cung” (Ảnh: Sohu)
Vậy rốt cuộc điểm quyết định của ngôi làng “mê cung” này ở đâu?
Video đang HOT
Sau một thời gian dài khảo sát, chuyên gia rốt cuộc cũng tìm ra được quy luật trong thiết kế của ngôi làng.
Ngôi làng này có 48 con đường nhỏ, trên mỗi con đường nhỏ này, mọi thứ đều có cách bài trí giống y hệt nhau, bởi vậy nên đi đến đâu cũng thấy giống nơi vừa đi qua. Không chỉ có vậy, cứ cách một đoạn đường lại có xây một ngôi miếu nhỏ, lại có vẻ ngoài giống y hệt nhau.
Nếu không phải những người dân sống trong làng, đã quá quen thuộc với từng ngóc ngách chắc chắn không thể phân biệt nổi.
Sau khi vẽ xong thiết kế của ngôi làng, chuyên gia còn phát hiện ra một điều thú vị: nếu lấy ao nước giữa làng làm trung tâm, kết hợp với 5 con đường chính trong làng, sẽ tạo thành kết cấu hình hoa mai, chia ngôi làng ra làm 5 khu vực nhỏ. Trong 5 khu vực nhỏ này lại có những con đường chồng chéo giống y hệt nhau.
Kết cấu “hoa mai” khiến ngôi làng thêm đặc biệt (Ảnh: Hoa mai đỏ Trung Quốc)
Người dân trong làng cho biết, ngôi làng này đã có lịch sử hàng trăm năm. Năm Hồng Vũ thứ 13 (1380) nhà Minh, những người đầu tiên đến lập làng đã thiết kế ra kiểu kiến trúc hoa mai này. Có thể nhận ra rằng đây chính là thiết kế mê cung để chống cướp.
Ngoài ra, người xưa còn lưu truyền một loại khí cụ giúp trao đổi, truyền đạt thông tin nhanh chóng ở trong làng, song loại khí cụ này đã bị thất truyền do người trưởng làng đã mất trong chiến tranh.
Ngôi làng Italy đẹp như tranh vẽ nhưng bí mật quá khứ ít ai ngờ tới
Từ những năm 1990, một ngôi làng Italy nằm giữa những ngọn đồi hoang vu ở Aurunci miền trung Italy đã được tôn vinh vì sự trường thọ của người dân ở vùng đất này.
Trong nhiều năm, các nhà khoa học và du khách đã tới ngôi làng nhỏ khám phá những điều gì giúp người dân ở đây có thể sống tốt trong thập kỷ thứ 10 hoặc 11.
Cảnh quan tuyệt đẹp của ngôi làng. Ảnh:CNN
Ngày nay, Campodimele nổi tiếng chính vì những dấu vết của người xưa. Tuy nhiên, điều bí mật là những người xưa sống ở ngôi làng không còn ở đây nữa. Thay thế vào đó, ngôi làng lại có sức hút kỳ lạ. Dòng tiền lớn đổ vào tân trang lại ngôi làng và đã biến nó thành một trung tâm lịch sử ấn tượng.
"Trước đây, tôi thường đi bộ mỗi buổi sáng đến các khu nhà sinh hoạt của làng, tập trung cùng bạn bè, hàng xóm và những người quen. Chúng tôi trò chuyện tại quán bar hoặc ngồi trên ghế dài ngắm cảnh thung lũng", ông Benito Spirito - một người địa phương 81 tuổi nói trên CNN.
Ngôi làng nhìn từ xa. Ảnh:CNN
"Cuộc sống đang trở nên nhộn nhịp hơn, ngôi làng giờ đây có nhiều khách du lịch. Hiện tại, tôi không còn đi đâu nữa và mọi thứ đang trở nên trống rỗng. Thật buồn", ông Benito Spirito nói.
Nằm giữa Rome và Naples trên tàn tích của khu định cư bộ lạc người Italy, tên gọi của ngôi làng Campodimele có nghĩa là "thảo nguyên của mật ong" bởi trước đó nơi này là trung tâm sản xuất mật ong.
Các bậc thêm bằng đá dẫn lên nhà
Vào cuối thế kỷ trước, các tin đồn về sự đặc biệt của nó đã khiến ngôi làng trở thành điểm đến thu hút các nhà khoa học, bác sĩ, giáo sư đại học và khách du lịch. Những du khách muốn đến đây để tìm hiểu về công thức bí mật giúp những người dân làng sống lâu và khỏe mạnh.
Sau nhiều năm nghiên cứu, giới khoa học đã kết luận rằng các già làng đã hưởng lợi từ không khí trong lành giàu oxy của biển và núi rừng không hề ô nhiễm, cùng với đó là chế độ ăn nhiều đậu, lối sống giản dị của người dân. Chính cách thức sinh hoạt lành mạnh đã giúp người dân nơi đây có một sức khỏe tốt và sống lâu.
Khi sự nổi tiếng của ngôi làng tiếp tục lan rộng, du khách nước ngoài háo hức đổ về làng để khám phá khung cảnh bầu trời và không khí trong lành của ngôi làng trên đỉnh đồi đẹp như một bức tranh vẽ. Ngôi làng có các con hẻm nhỏ lát đá cuội được bao quanh bởi những bức tường thời trung cổ dày và những ngọn tháp cổ. Theo hãng CNN, du khách thích thú gặp những già làng trăm tuổi ngồi trên ghế dài nhìn ra thung lũng Liri, chống gậy hay trò chuyện ở trung tâm của ngôi làng kiên cố.
Các cụ bà ngồi ở ngưỡng cửa nói chuyện hay tán gẫu và mỉm cười với khách ghé thăm. Gà kêu trên đường và các thành viên khác trong gia đình chăm sóc vườn rau trồng.
20 năm sau, tất cả đã thay đổi.
Dân số ngôi làng hiện tại giảm xuống chỉ còn 450 người, bằng một nửa so với 30 năm về trước. Hầu hết những người cao tuổi đã chuyển đến nơi khác hoặc đã chết.
Theo CNN, một ngôi làng lịch sử từng rất nhộn nhịp trong lối sống sinh hoạt của người dân địa phương nhưng giờ đây chỉ là nơi ở của một vài hộ gia đình.
Giờ đậy, ngôi làng đã được tân trang lại. Ảnh:CNN
Hiện tại Campodimele đã được tân trang kỹ lưỡng hơn. Đường phố của làng giờ đây đẹp như một bức tranh vẽ. Các ngôi nhà được bố trí lại gọn gàng và ngăn nắp, sơn lên các tông màu phấn hồng, vàng và kem trong khi vỉa hè và cửa số tỏa sáng.
Các mái nhà cũ nát đã được sửa lại. Các con phố cũ không bằng phẳng và các bậc thềm gồ ghề đã được mài nhẵn.
Quảng trường Campodimele giờ đây trở nên trống rỗng vì thiếu các cụ già.
Ngắm kiến trúc cổ trong những ngôi làng biệt thự ở miền Bắc Nét độc đáo của những ngôi làng này là còn nhiều căn biệt thự xây dựng theo kiến trúc Pháp có tuổi đời cả trăm năm. Được mệnh danh là "làng biệt thự", làng Cựu (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) có tuổi đời lên đến 500 tuổi. Những ngôi biệt thự mang kiến trúc nửa Tây, nửa ta, nửa gotic...