Ngôi làng lạ giữa Thủ đô: Nuôi lợn không cho đàn bà con gái vào xem
Lợn là một vật nuôi gần gũi với con người, nhưng lợn được tôn vinh thành vật tế và được gọi bằng ông, bằng ngài lợn thì chỉ có ở 17 thôn của xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Và cách họ những chú ỉn được biến thành ông lợn cũng vô cùng độc đáo…
Khắt khe chọn người mát tay
Để tìm hiểu về những ông lợn của xã La Phù, chúng tôi đã về đình làng La Phù. Ông thủ từ Nguyễn Phan Hùng, năm nay 74 tuổi, sau khi mời tôi miếng trầu đã chậm rãi giới thiệu về lịch sử ngôi đình và lễ rước lợn độc nhất vô nhị của người dân nơi đây.
Theo các cụ cao niên trong làng La Phù, lễ rước “ông lợn” là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc giữ vững bờ cõi. Đã từ lâu, cứ vào đêm 13 rạng sáng 14 tháng Giêng (âm lịch), người dân ở xã La Phù lại náo nức tổ chức lễ tế, hội rước “ông lợn”.
“Ông lợn” trong lễ rước ở La Phù. Ảnh: T.L
Tục truyền rằng, mỗi khi Đức Thánh Tam Lang tập hợp quân sĩ đánh giặc, người dân thường thổi xôi, thịt lợn để khao quân. Ông được vua Lê Đại Hành, vua Trần Thái Tông, vua Lê Thái Tổ và vua Quang Trung ban sắc phong…
Vị tướng tài ba đã “hóa” vào lúc 0 giờ ngày 13, rạng sáng 14 tháng Giêng. Từ đó, cứ đến ngày này hàng năm, người dân xã La Phù lại tổ chức lễ hội rước lợn khao quân, qua đó tưởng nhớ Tĩnh Quốc Tam Lang…
Trước kia La Phù chỉ có 6 giáp nên chỉ có 6 lễ lợn. Nhưng hiện tại thì đã có 17 thôn, mỗi thôn đều có một phần lễ, nên mới có việc khi rước lợn ra đình lễ, chỉ có 6 ông lợn được chầu ở trong hậu cung. Còn 11 ông lợn thì bày ngoài dòng nước – tức là hai bên tả – hữu phía ngoài của đình làng.
Theo ông Hùng, việc chọn người đăng cai nuôi lợn phải hết sức kỹ càng, trước hết người nhận phần lễ này phải thành tâm với việc làng, ai không thành tâm thì lợn đều bị chết trước ngày lễ ít ngày (cách đây 2 năm đã có trường hợp xảy ra như thế). Gia chủ phải song toàn, vợ chồng hòa thuận khỏe mạnh, có cả con trai và con gái ngoan ngoãn, biết đối nhân xử thế, không hiềm khích gì với hàng xóm láng giềng, chịu khó làm ăn.
Video đang HOT
Điều đặc biệt nữa là trong gia đình không chịu tang giới, nếu sắp tới ngày lễ mà gia đình người đăng cai nuôi lợn xảy ra việc tang hoặc điều gì đó không lành như tai nạn… thì phải chuyển cho người khác vinh dự này.
Đông đảo người dân tham gia lễ hội rước lợn. Ảnh: zing
Cụ Trần Chúc (80 tuổi), người đã nhiều năm trong Ban kiểm tra lễ lợn trong hội La Phù, cho biết: Lợn nuôi để làm lễ phải chọn rất kỹ, trước tiên phải là lợn đực thì mới gọi là ông lợn được. Lợn trắng, không có một sợ lông đen nào. Mặt lợn vuông nở, mõm ngắn, mông vai cân đối, thân trường, đuôi dài vừa phải, chân móng sò chứ không được móng hài. Lợn nặng từ 50 – 80kg thì tiếp tục nuôi thêm một năm nữa.
Sau khi tìm đủ được cả người nuôi mát tay cùng gia cảnh song toàn và lợn giống đủ tiêu chuẩn thì sẽ đưa vào quy trình nuôi lợn lễ cho mùa hội năm tiếp theo.
Độc đáo lợn lễ
Theo ông Nguyễn Công Tâm (69 tuổi) – Phó ban khánh tiết đình La Phù, nói về lợn lễ có rất nhiều điều mà chỉ có thể lý giải bằng… tâm linh.
Các ông lợn được chăm sóc trong suốt một năm, thức ăn ngon (chủ yếu là cám gạo, rau sạch). Đặc biệt, đến tháng cuối cùng trước khi diễn ra lễ hội, các ông lợn đều được cấp 50kg gạo nếp cái hoa vàng, nấu cháo hoa cho ăn, để sau này thân hình ông lợn được thơm tho sạch sẽ. Chỗ ở của ông lợn phải cao ráo, không để lợn đầm trong nước thải và phân mà ngày nào cũng phải tắm cho lợn thật sạch.
Nếu trong quá trình chăm sóc suốt một năm, những ông lợn có dấu hiệu ốm, bỏ ăn thì không được dùng thuốc thú y chữa mà người đăng cai nuôi phải ra đình La Phù thắp hương làm lễ, xin các ngài độ cho ông lợn có sức khỏe. Ông Tâm nói, có rất nhiều lần bà con nuôi lợn lễ đã gặp phải tình huống này và đều ra đình thắp hương và đã khỏi.
Trong quá trình nuôi, gia chủ tuyệt đối không cho người lạ, đàn bà con gái vào xem lợn, sợ mất vía lợn sinh ra ốm thì cả làng cả xóm mất lộc. Và việc nuôi lợn lễ phải giữ kín với hàng xóm láng giềng cũng như người thiên hạ, phải đến khi đưa lợn đi hiến sinh thì mới được công khai.
Các cụ trong ban khánh tiết của đình La Phù đang bàn luận về ông lợn lễ. Ảnh: G.T
Đến ngày làm lễ thì những ông lợn thường đạt trọng lượng từ 250kg đến hơn 300kg nhưng vẫn có thân hình cân đối. Theo cụ Chúc, nếu ai không trực tiếp chứng kiến lễ hiến sinh các ông lợn thì rất khó tin. Đến ngày làm lễ, các ông lợn được thắp hương ở chuồng nuôi. Hết lễ thì gia chủ mở cửa chuồng, những ông lợn đi theo đoàn rước ra chỗ để hóa kiếp.
“Chưa bao giờ người dân thôn La Phù phải bắt trói lợn cả, những ông lợn đều trong tư thế tự nguyện để người ta lấy huyết và hóa kiếp cho mình. Khi lấy huyết cũng không phải trói hay bịt mồm lợn lại, mà chỉ cần khoảng 3 người giữ nhẹ là được. Hàng trăm năm qua chưa ai lý giải được việc này” – cụ Chúc tiết lộ.
Trong quá trình hóa kiếp các ông lợn phải thật lưu ý khâu vệ sinh, nhà chủ phải giữ lại một ít lông của ông lợn mình nuôi để khi làm lễ thì đốt, và lấy một ít huyết để khi làm lễ thì ra đổ ở miếng ấn cửa đình với mong muốn sức có khỏe và làm ăn may mắn cũng như mưa thuận gió hòa…
Cụ Chúc cũng cho biết thêm, khi các ông lợn đã được làm sạch sẽ thì các xóm sẽ tổ chức trang trí. Phần mắt, mũi, tai và móng được gắn những bông hoa. Sau đó lợn được đặt lên kiệu, các phần nội tạng cũng đã được làm sạch và bày vào trong phần bụng các ông lợn, đi kèm với đó là 50kg gạo xôi (mà khi làm gạo nếp chỉ có con gái chưa chồng chọn gạo đồ xôi). Phần áo khoác của các ông lợn là quan trọng nhất, làm từ chính phần mỡ chài trong bụng lợn được bóc ra một cách cẩn thận, không được làm rách. Thường những ông lợn nào được phủ lớp áo phẳng, trắng trẻo thường đạt giải cao trong hội thi.
Theo quan niệm của người dân La Phù, nếu ông lợn của xóm mình thắng trong cuộc thi thì sẽ đem lại may mắn nhiều hơn trong năm đó cho cả xóm. Đoàn rước kiệu các ông lợn của các xóm thường thu hút hàng nghìn người tham dự. Do La Phù là làng nghề truyền thống sản xuất bánh kẹo và dệt len, người dân có điều kiện về kinh tế nên các đám rước tổ chức rất to, hoành tráng.
Sau khi những ông lợn được công đồng về đình làng, đến 24 giờ đêm 13 tháng Giêng, các cụ cao niên trong ban khánh tiết sẽ làm lễ và công bố chấm điểm đối với các ông lợn của 17 xóm. Đến sáng ngày hôm sau, những ông lợn được xẻ thịt và chia cho toàn bộ dân làng cùng ăn, khép lại một mùa lễ hội đặc sắc. Và bà con lại tiếp tục chuẩn bị những ông lợn cho năm sau.
Theo Danviet
Bác bán nước mía và tài xế taxi đỡ sản phụ đẻ rơi giữa đường
Trên đường đến bệnh viện sinh con, người mẹ trẻ không may bị vỡ ối sớm, phải dừng xe sinh nở ngay bên vỉa hè phố Vũ Phạm Hàm (Hà Nội).
Mới đây, câu chuyện hy hữu về hành trình đi đẻ của cặp vợ chồng anh Lại Thành Luân và chị Phan Thị Hiền (28 tuổi, La Phù, Hoài Đức, Hà Nội) nhận được sự chú ý đặc biệt của dư luận. Theo đó, trên đường đến bệnh viện Phụ sản Hà Nội để nhập viện, chị Hiền không may vỡ ối sớm, anh Luân và những người đi đường trở thành những người đỡ bất đắc dĩ. Rất may nhờ sự giúp đỡ của mọi người, em bé chào đời mạnh khỏe, người mẹ cũng bình an vô sự.
Chia sẻ với phóng viên, anh Thành Luân cho biết, đây là người con thứ hai của gia đình. Chưa đến ngày sinh như dự kiến nhưng khoảng 5 giờ sáng 14.8, vợ anh đã đau bụng âm ỉ, có dấu hiệu sắp sinh. Đến khoảng 7 giờ, cơn đau tăng lên càng dữ dội nên anh Luân quyết định đưa vợ đến bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Tuy nhiên khi gọi tổng đài, các hãng taxi đều báo hết xe. Linh cảm vợ sắp đẻ nên anh Luân buộc phải lấy xe máy, đèo vợ nhập viện gấp. Đến phố Vũ Phạm Hàm, chị Hiền vỡ ối và cảm giác em bé đang ra.
"Tôi liên tục trấn an vợ: " cố lên vợ, sắp đến nơi rồi" nhưng vợ bảo: "Hình như em bé ra rồi". Bản thân tôi lúc đó không hề nghĩ vợ sẽ đẻ ngay giữa đường nhưng khi dừng xe kiểm tra thì nhìn thấy đầu em bé đang ra thật.", anh Luân nhớ lại.
Dù lo lắng nhưng trước tình huống cấp bách, anh Luân cố gắng giữ bình tĩnh nhờ tới sự giúp đỡ của những người xung quanh. Rất may, một người bán nước mía đã nhanh chóng ra trợ giúp, đỡ đẻ cho chị Hiền. Ca sinh nở diễn ra ngay bên vỉa hè, nhiều người đi đường cũng tình nguyện dừng lại giúp đỡ. May mắn, chị Hiền sinh nở khá dễ dàng, chỉ mất khoảng 7 giây là em bé đã chào đời. "Lúc đó tôi rất run, vừa động viên vợ cố gắng, vừa cầu nguyện bình an cho hai mẹ con. Nghe tiếng khóc chào đời của con tôi hạnh phúc vỡ òa, lúc đó tôi cuống đến nỗi chỉ biết cởi áo đang mặc ủ ấm cho con", anh Luân xúc động kể.
Vợ sinh con ngay trên đường, ông bố trẻ cởi áo ủ ấm cho con. Ảnh: Thành Luân
Ông bố này cho biết, khi sinh bé xong, vợ anh - chị Hiền vẫn tỉnh táo và hoàn toàn khỏe mạnh. Chị liên tục hỏi anh: "con có khỏe không? Có giống Hàu không?" (Hàu là con trai đầu lòng của anh chị - PV). Em bé sinh ra ngay trên vỉa hè nặng 2.9kg, chưa được cắt dây rốn nên sau đó được mọi người gọi taxi chuyển hai mẹ con nhập viện gấp.
Chia sẻ về câu chuyện đặc biệt của gia đình mình, anh Luân xúc động viết trên trang cá nhân: "Chào em bé của bố! Con là một cô gái thật đặc biệt. Đặc biệt từ lúc biết tin có con đến cả cách con sinh ra cũng vậy. Chúc con mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn. Cảm ơn ekip đỡ đẻ cho con cô Phương Thảo - bác bán nước mía - anh taxi và một số diễn viên khác". Ông bố này cũng hài hước cho biết, con họ Lại được sinh ra trên phố Vũ Phạm Hàm, nên có thể sẽ cân nhắc việc đặt tên con là Lại Phạm Hàm để ghi nhớ ngày đặc biệt này.
Bên dưới chia sẻ, rất nhiều bạn bè gửi lời chúc mừng và bày tỏ sự cảm phục bởi sự bình tĩnh, phi thường của hai vợ chồng anh Luân, chị Hiền trước tình huống cấp bách. Bên cạnh đó, không ít bình luận gửi lời cảm ơn, trân trọng đối với lòng tốt, sự nhiệt thành của những người xung quanh.
Anh Luân cho biết đến giờ anh vẫn còn run và xúc động. Anh không nghĩ trường hợp éo le trên lại rơi vào đúng gia đình mình. "Bình thường hai vợ chồng đều cẩn thận. Trước hôm sinh tôi cũng đưa vợ đi khám, bác sỹ cũng dự báo là sinh sớm nhưng hai vợ chồng không nghĩ lại gấp gáp đến vậy.
Tình huống phát sinh bất ngờ quá nhưng rất may là mọi người xung quanh giúp đỡ rất nhiệt tình. Cô bán nước dù không có kinh nghiệm đỡ đẻ nhưng cũng tình nguyện ra giúp, rồi những người đi đường cũng dừng lại hỏi han, động viên và gọi taxi giúp", anh Luân tâm sự.
Theo Hà Trang (Dân trí)
Đặc sản Tết: Vào vựa phật thủ khủng nhất miền Bắc, tư thương "cân" cả vườn Mỗi cây có 50 - 60 quả, cây "đẻ" nhiều lên tới hàng trăm quả khiến những vườn phật thủ của người dân Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) cho thu nhập hàng trăm triệu đồng một vụ, nhất là dịp cận Tết Nguyên Đán. Còn gần 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên Đán, nhưng 90% những vườn phật thủ đều được...