Ngôi làng “không carbon” thân thiện với môi trường
BedZED là ngôi làng theo mô hình tiết kiệm năng lượng nằm ở vùng ngoại ô Hackbridge, London, Anh.
Ngôi làng có nhiều không gian xanh, sử dụng các vật liệu tái chế, các tính năng tiết kiệm năng lượng cũng như tái tạo ra các nguồn năng lượng sạch, mang lai nhiêu lơi ich bền vững cho con ngươi.
Những ngôi nhà ở đây được xây dựng theo một quy tắc vàng: không carbon. Nổi bật nhất là những chiếc quạt gió đầy màu sắc trên mái nhà, cung cấp lượng gió thụ động làm cho ngôi nhà luôn thoáng mát. Bên cạnh sáng kiến dùng quạt thông gió trên mái nhà, làng BedZED còn sử dụng các tấm pin thu năng lượng mặt trời, giúp tăng thêm 20% lượng điện. Khi dư thừa, nó mang lại lợi ích cho cả thành phố.
BedZED được xây dựng từ các vật liệu tự nhiên hoặc tái chế. Gần như toàn bộ thép trong tòa nhà được tái sử dụng, phần lớn đến từ công việc tân trang tại nhà ga Brighton. Mặc dù BedZED là khu phát triển mật độ cao, nhưng hầu hết các ngôi nhà đều có không gian ngoài trời riêng tư. Những khu vườn xanh mướt trên mái đươc tân dung đê lây nguôn năng lương ngoai ra đêu đươc phu băng môt lơp thảm xơ dừa Sedum rộng lớn va cây xanh giup giam thiêu bưc xa măt trơi xuông mai nha.
Việc lắp đặt các cửa sổ lớn giúp tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Vào mùa đông, để giữ ấm cho đôi chân, có hệ thống sưởi sàn từ nguồn điện hấp thụ được qua các tấm pin mặt trời. Hiệu quả của nước được tăng lên thông qua các thiết bị hiệu quả, thu gom nước mưa để xả nhà vệ sinh và làm sạch nước thải cục bộ.
Giao thông xanh được khuyến khích bằng cách không có đi ô tô đi trên những con đường, ưu tiên đi xe đạp và đi bộ, giảm chỗ đỗ xe ở vùng ngoại ô của khu vực, dịch vụ tổng hợp xe hơi và tích hợp tốt với hệ thống giao thông công cộng.
Video đang HOT
Tiết kiệm năng lượng lớn, không gian xanh phong phú, cộng đồng thân thiện và giá bán trên thị trường tiếp tục giữ cho ngôi làng BedZED mang tính biểu tượng ở nam London là nguồn cảm hứng cho các ngôi nhà không carbon trên toàn thế giới.
Mẹ Hà Nội tận dụng bìa các tông làm khủng long to bự, con trai thích thú chạy khắp nhà
Với các sản phẩm đồ chơi làm cho con chị Lục Huyền đều tự tay thiết kế và hoàn thành chỉ trong ít ngày.
Ngày nay, các sản phẩm đồ chơi dành cho trẻ nhỏ rất đa dạng, cả về mẫu mã, chất liệu cũng như hình dáng. Tuy nhiên, giá thành của các loại đồ chơi này cũng không hề ít.
Chị Lục Huyền (31 tuổi, Hà Nội) có cậu con trai Khải Anh năm nay mới lên 3 nên thường rất tốn kém trong chuyện chi tiền mua đồ chơi cho con. Điều đáng nói là trẻ nhỏ thường "cả thèm chóng chán", có những món đồ chơi chỉ thích thú ban đầu, sau đó sẽ "vứt xó" không động tới.
Vợ chồng chị Lục Huyền và con trai Khải Anh.
Chị Huyền thường mày mò làm những món đồ chơi độc lạ cho con, bé rất thích.
Với lý do đó, chị Huyền bắt đầu nảy ra ý tưởng tự làm đồ chơi cho con bằng vật liệu tái chế, có sẵn trong nhà, vừa để tiết kiệm chi phí mà lại "đổi mới". Thật ngạc nhiên, các món đồ chơi mẹ tự chế lại nhận được sự phấn khích rất lớn từ bé Khải Anh. Thậm chí con còn chơi rất lâu, lại càng là động lực để bà mẹ trẻ mày mò.
2 món đồ chơi được bà mẹ 8X tự tay làm đó chính là con khủng long và chiếc xe bus, đều được làm từ vỏ thùng bìa các tông nước khoáng và thùng mì tôm.
Con khủng long rỗng phía trong, bé Khải Anh có thể chui vào, đi lại chơi quanh nhà.
" Công việc của mình chủ yếu làm ở nhà, thời gian rảnh cũng nhiều nên có thể tự làm ra những món đồ chơi độc lạ cho con.
Mình bắt đầu bằng việc lên mạng tìm đọc hiểu cách làm. Sau đó cắt thùng bìa các tông ghép lại với nhau tạo thành hình con vật hay chiếc xe mong muốn. Kế đến là lấy giấy A4 dán lên và tô màu nước theo ý thích của mình.
Với xe bus cũng giống như con khủng long đều làm như vậy. Đèn xe bus thì mình cắt giấy cuộn tròn rồi dán cho nó lồi ra. Làm như vậy con sẽ thích hơn là vẽ đèn" - chị Huyền cho hay .
Chiếc xe bus do chính tay chị Huyền thiết kế.
Sản phẩm này Khải Anh cũng có thể tự lái được.
Cũng theo mẹ Lục Huyền, công đoạn cắt ghép xe hay con khủng long thì rất nhanh, chỉ khi dán giấy a4 lên và tô màu thì lâu vì phải đợi màu khô mới làm tiếp, không thì sẽ nhoè.
"Vừa trông con vừa làm nên với mỗi sản phẩm mình phải mất 2 ngày mới hoàn chỉnh".
Ngoài làm đồ chơi, chị Lục Huyền cũng học theo các bà mẹ khác trên mạng xã hội làm nhà cho con bằng bìa các tông. Để ngôi nhà được vững chắc và khi bé chui vào không bị đổ, mẹ Lục Huyền đầu tư tiền mua hẳn loại thùng bìa các tông đựng tủ lạnh ở các siêu thị, còn cứng và khá mới mất 220 nghìn đồng.
Ngôi nhà nhỏ của Khải Anh
"Để làm nhà cho con các mẹ có thể tận dụng các thùng bìa các tông có sẵn trong nhà cũng được nhưng mình muốn ngôi nhà vững chãi nên đi mua thùng bìa còn mới, còn cứng.
Về mẫu thiết kế nhà, mình lấy ý tưởng từ ngôi nhà bằng bìa các tông của một người chị họ (mua sẵn ngoài hàng 900 nghìn). Sau đó mình kẻ vẽ trên thùng bìa của mình, dùng máy cắt của bà nội để cắt.
Để ngôi nhà trông đẹp mắt hơn, mình dùng dao dọc giấy cắt tỉa mái và tường nhà những hình ngôi sao, ông trăng... Nhìn ở phía trong nhà rất đẹp.
Sau khi ngôi nhà thô đã được dựng lên, mình dùng sơn, sơn bên phía ngoài tường nhà, mái nhà các hình thù ngộ nghĩnh để ngôi nhà trông đẹp mắt hơn.
Cũng giống như sản phẩm là chú khủng long hay xe bus, bé Khải Anh rất thích ngôi nhà mẹ làm cho, thường xuyên chui vào trong đó để ngồi chơi (cười). Có hôm cầm chăn gối vào đó ngủ cũng chẳng chịu ra nữa".
Nhà thông minh tự sinh năng lượng Một ngôi nhà ở Berlin (Đức) được xem là "tiêu chuẩn của nhà hiện đại" bởi nó hội tụ thiết kế thông minh kết hợp với tính bền vững và thân thiện với môi trường. Ngôi nhà thông minh này không chỉ đẹp về mặt thẩm mỹ mà còn đạt hiệu quả cao về tính linh động và có lợi cho sức khỏe...