Ngôi làng khiến nhiều người đỏ mặt khi gọi tên
Người Đức muốn tới tham quan nhà của Morzat, người Nhật muốn tới nơi Hitler được sinh ra, còn người Anh chỉ thích tới làng Fucking.
Khi nhà văn người Anh Jeremy Clarkson nói rằng anh muốn tới làng Fucking, nhiều người đã thốt lên: “Thật sao? Đùa à?”. Nhưng với người dân Áo sống gần biên giới Đức, họ biết chắc chắn Clarkson hoàn toàn nghiêm túc. Vì anh đang nói sự thật.
Ảnh: Nguyễn Tất Thịnh.
Do phải lắp camera trên những tấm biển để đề phòng mất trộm, người dân trong làng cho biết họ đã chán ngấy cảnh ngày nào cũng nhìn thấy du khách xuất hiện trước mặt mình, khi họ chụp ảnh cùng tấm biển ghi tên làng.
Fucking là một ngôi làng nhỏ, nằm cách thành phố Salzburg khoảng 30 km và chỉ có khoảng 100 dân. Vì cách phát âm của ngôi làng đồng nghĩa với một từ “bậy” trong tiếng Anh, ngôi làng có từ thế kỷ 11 này từng gây bối rối, khó chịu cho nhiều du khách. Sự bối rối này được bắt đầu từ sau thế chiến thứ hai, khi lính Anh và Mỹ thường xuyên đến đây. Tuy nhiên, trên thực tế, tên của làng không mang nghĩa nhạy cảm. Trong tiếng Đức cổ, nó mang nghĩa là “Ngôi làng của những người Fock”, tên một nhóm người sống ở đây vào khoảng thế kỷ thứ 6.
Một hướng dẫn viên du lịch địa phương vui vẻ cho biết, người Đức muốn tới tham quan nhà của Mozart ở Salzburg, người Mỹ muốn xem nơi bộ phim Sound of Music được quay (nằm ở Đức, gần biên giới Áo). Người Nhật muốn tới thăm nơi sinh của Hitler ở Braunau. Nhưng người Anh, tất cả những gì họ muốn là ghé thăm ngôi làng này. Đó là lý do ngày nay, làng luôn là một địa điểm đặc biệt nổi tiếng với du khách đến từ xứ sở sương mù.
Augustina Lindlbauer, quản lý một nhà khách trong làng, cho biết nơi đây có hồ, rừng cây và khung cảnh tuyệt đẹp để mọi người chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, thứ thường xuyên bị du khách lấy trộm là biển hiệu ghi tên ngôi làng. Họ lấy về làm quà lưu niệm, và sau mỗi lần như thế, chính quyền lại phải bỏ ra 300 euro để làm biển mới. Người dân địa phương không mấy thích thú với điều này, vì tiền làm biển mới được lấy từ thuế củ họ.
Video đang HOT
Trước khi được lắp chắc chắn như ngày nay, biển hiệu ghi tên làng là món đồ được nhiều du khách thích lấy trộm nhất. Ảnh: Nguyễn Tất Thịnh.
Việc lấy trộm này ngày càng tồi tệ đến mức chính quyền đã phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, đổi tên ngôi làng. Tuy nhiên, phần lớn người dân đều bỏ phiếu chống. Người đứng đầu ngôi làng khi đó, Siegfried Hppl, cuối cùng quyết định sẽ giữ nguyên tên ngôi làng, như những gì nó đã tồn tại hơn 800 năm, bất chấp việc dễ gây nhầm lẫn.
Chính vì tên làng không thay đổi, nên các vụ trộm tiếp tục gia tăng. Trong một đêm, từng có 4 biển hiệu ghi tên làng bị đánh cắp. Cuối cùng, vào năm 2005, mọi người phải làm các biển báo bằng thép, được gắn chắc vào các cột bê tông để chống trộm. Để “chắc chắn” hơn, người dân đã lắp camera quan sát trông chừng những tấm biển này.
Cảnh sát trưởng địa phương khi đó là Schmitzberger cho biết, họ không hề cảm thấy vui với những hành động này từ du khách. “Nghĩa của từ này có thể rất thú vị với người Anh, nhưng với chúng tôi, Fucking đơn giản chỉ là Fucking mà thôi”.
'Bí ẩn' bên trong 2 ngôi làng toàn biệt thự mọc san sát ở Hà Nội
Đều được mệnh danh là 'làng biệt thự' nhưng làng Cựu mang kiến trúc cổ phương Tây, còn làng Miêng Thượng nổi bật với biệt thự hiện đại, san sát nhau.
Được mệnh danh là " làng biệt thự", làng Cựu (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) có tuổi đời lên đến 500 tuổi.
Đây là một làng nghề may được hình thành từ thời pháp thuộc. Với tay nghề khéo léo, người dân làng Cựu trở nên giàu có và xây những biệt thự nguy nga, đẹp nhất vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ thời bấy giờ.
Những căn biệt thự ở làng Cựu chịu ảnh hưởng của kiến trúc nghệ thuật phương Tây trong thiết kế và trang trí.
Những biệt thự cũ thêm đẹp với màu thời gian kết hợp với những mảng tường rào rêu xanh, những ngõ lát đá xanh vuông vức.
Nhà ông Xã Vinh, một trong những biệt thự cầu kỳ nhất với lối ngõ thênh thang. Hai tòa nhà ở hai bên nối với nhau bằng cầu bê tông uốn lượn.
Cột kèo bên trong nhà mang kiến trúc Việt cổ, chạm khắc hoa văn cầu kỳ. Ảnh: Lao động thủ đô.
Nhiều năm nay, làng Miêng Thượng (xã Hoa Sơn, Ứng Hòa, Hà Nội) đã thay da đổi thịt, trở thành ngôi làng sinh ra rất nhiều tỷ phú.
Gọi làng Miêng Thượng là phố cũng được, bởi đến Miêng Thượng bây giờ có cảm giác đang đi giữa một khu phố toàn biệt thự. Cả làng phất lên nhờ công việc bán thịt lợn ở các khu chợ.
Có tiền, người dân trong làng đua nhau xây biệt thự, nhà cao tầng.
Nhiều căn biệt thự lớn chi phí lên tới gần chục tỷ đồng.
Ngôi làng của những người yêu lịch sử Không chỉ là một bảo tàng ngoài trời, Zaanse Schans còn là một ngôi làng với đầy đủ kiến trúc truyền thống Hà Lan, đang được bảo quản tốt với người dân sinh sống, làm việc hàng ngày. Không gian cận đại Từ ga trung tâm Amsterdam, chỉ mất khoảng 17 phút tàu điện, du khách có thể bỏ quên thế kỷ 21...