Ngôi làng của những ngôi làng
Làng Bèze gây ấn tượng trong tôi không chỉ vì nó được mệnh danh là ngôi làng đẹp nhất nhì nước Pháp, mà là của những cảm nhận về câu chuyện và con người Pháp.
Trong hồi ký của một người Pháp, tôi đọc thấy nỗi băn khoăn sau: “Hồi đó, niềm vui giản đơn lắm, các gia đình tụ họp lại với nhau vô cùng dễ dàng. Giờ đây người ta chri tập trung lại ở sân vận động hay trước máy thu hình. Phải có một ai đó trong nhà chết đi thì cả gia đình mới có dịp tụ họp và những mối thân giao mới được nối chặt thêm một chút. Cuộc đời cứ thế mà trôi đi…”
Chủ nhân cuốn hồi ký đang nhắc về những ngày tuổi nhỏ đầu thế kỷ 20, khi mỗi buổi chiều các gia đình hàng xóm tụ họp lại nơi góc làng để bày ra những cuộc picnic cùng nhau.
Có lẽ vùng Bourgogne, nơi sở hữu ngôi làng Bèze trong mơ, cũng đã nhận ra những lợt lạt trong mối liên hệ của mọi người mà cho ra đời chiến dịch “Tous aux “fantastic picnic” sự kiện picnic được tổ chức tại khắp vùng Bourgogne vào dịp hè, và làng Bèze rồi mới thấy đây là một ngôi làng vốn nhiều gắn kết sẵn rồi, thậm chí nó còn đủ sức để chọn làm điểm hình cho những ngôi làng nước Pháp còn lại.
Ngôi làng của những ngôi làng
Trước hết phải nói luôn là những ngôi làng Pháp trong mắt tôi không hề giống với những ngôi làng ở nước khác, hay thậm chí là làng Pháp trong mắt của những toa tàu mà hơn phân nửa số người hí húi cắm mặt vào màn hình cảm ứng, bỏ lơ những cánh đồng lúa mì ngút tầm mắt đang lần lượt chạy ngược vào tim. Với tôi, để yêu một người làng mà mối bận tâm của họ cũng là những tốt đẹp ngoài kia cửa sổ. Có lần, một người chủ động bắt chuyện với tôi: “Trời đẹp quá hen con, mùa Xuân cuối cùng cũng tới rồi đó. Ngày nào cô cũng đi tuyến tàu này…” và sau đó những câu chuyện về cuộc đời cô, cuộc đời tôi tiếp diễn theo cách đó.
Tóm lại cho gọn thì một ngôi làng với tôi cần phải biết lưu giữ những vết tích cổ xưa cũ và thu hút thêm nhiều tình cảm tươi mới, của cả những người không phải con cháu trong làng.
Ngày đến thăm Bèze, không kể các hang động, nhà thờ và những con hẻm nhỏ dọc ngang khu trung tâm, ấn tượng trước nhất của tôi là với bài hát tập thể “Chevaliers de la table ronde” mà cả nhóm tham quan đã cùng hát vang trong lúc chờ phục vụ bữa trưa. Bài đó có câu “Khi tôi chết hãy chôn tôi dưới một hầm rượu”. Sau này, một người bạn Việt kiều lâu năm đã cho tôi biết rằng không có người Pháp nào mà không biết bài hát này: “Hễ có rượu vang vào là có bài này. Thích nhất là câu chót. Điều nhắn nhủ trong bài hát này là có cần phải biết thưởng thức rượu cang ngon cho đủ nghĩa đời người không? Và khi đó tất nhiên mọi người sẽ chẳng chần chừ mà đáp liền “Oui Oui Oui”.
Video đang HOT
Thưởng thức rượu là một trong những nét văn hóa đặc trưng của từng vùng tại Pháp, văn hóa đặc trưng của từng vùng tại Pháp, nhưng mỗi làng lại có một cách thể hiện tình yêu với rượu khác nhau. Ở ngôi làng Gignac nơi cô Simone của tôi thường hay đi cắm trại hè, ông trưởng làng thậm chí còn kêu gọi mọi người đem rượu tới một hang động tập thể để cùng ủ rượu chung. Mỗi người chỉ cần đợi công đoạn sản xuất, đóng chau và ủ rượu trong nhiều tháng liền. Những người không có ruộng nhô cũng có thể tìm tới mua những chai rượu nhà làm như thế này với giá rất rẻ.
Nơi này được mệnh danh là một trong những ngôi làng đẹp nhất nước Pháp với dòng sông “La Bèze” chảy ngang. Hôm tôi đến là một ngày trời âm u như muốn làm bão lớn, vậy nên nước sông dâng cao tới tận thềm cầu như muốn lấp đầy tất cả những dấu gạch nối của nhà cửa trong làng. Điểm an toàn nhất để tránh bị lũ lụt có lẽ là tòa tháp ven sông, nơi phụ nữ trong làng từng một thời tới lui giặt giũ.
Mỗi người là một ngôi làng
Sự ra đời của làng Bèze bắt đầu từ việc thành lập tu viện Bèze bắt đầu từ việc thành lập tu viện Bèze-Fontaine rồi từ đó lịch sử phát triển của làng luôn gắn bó với lịch sử của tu viện. Cho đến khi tu viện đã không còn tiếp tục tồn tại thì cuộc sống của làng Bèze như vẫn được tiếp sức nhờ những giá trị mà các vị tu sĩ đã để lại. Trước đây, những người tu sĩ đã phải lao động cật lực với khung giờ nghiêm ngặt được chia đều cho mỗi mùa. Chẳng hạn, họ phải thức giấc lúc 2 giờ sáng vào mùa Đông để tụng bài kinh đêm trước khi tiếp tục hoàn tất giấc ngủ của mình. Ban ngày, bên cạnh những yêu cầu đặc thù của tôn giáo, họ thường phải làm công việc đồng ruộng, vườn tược, nhà cửa và đảm nhiệm đủ mọi chứ danh: nông dân, tiều phu, thợ làm bánh mì, công nhân sửa nhà…
Tôi cảm nhận rất rõ sự tự hào của cô gái hướng dẫn viên trong chuyến tham quan động “Grottes de Bèze” trong mỗi tiểu tiết được cô nhắc tới. Thỉnh thoảng cô lại chêm vào bài nói bằng những sẻ chia “mượt mà” hơn rất nhiều những thông tin khô cứng, chẳng hạn như việc kể gia đình cô có mấy thế hệ đã sinh sống tại đây hay tại sao cô lại quyết tâm tìm hiểu về hang động để làm hướng dẫn viên vào dịp hè – dù đây là một công việc hoàn toàn mang tính thiện nguyện.
Cũng chẳng phải hiển nhiên mà hai vợ chồng Joron đã quyết định rộng cửa khu vườn của mình (Le Jardin du petit lavoir) để chào đón mọi người đến thăm. Đây là ngôi vườn tư nhân rộng lớn nhất mà tôi từng có dịp ghé chân tại Pháp, nơi có những góc vườn mơ ước vẫn thường gặp trong những bộ phim quý tộc xưa, với tòa tháp, tu viện, và hàng ngàn loài hoa đủ mọi hương sắc. Những khoản thu từ phí tham quan vườn sẽ được ủng hộ cho chương trình thí nghiệm, tìm tòi những phát minh Y học mới từ các loài hoa. Mọi thứ cứ loanh quanh một vòng tuần hoàn khép kín, kể cả lòng tốt của con người.
Tình yêu làng mạc có lẽ đã ngấm dần với trái tim bất người Pháp nào, vậy nên họ mới có thói quen làm việc quần quật cả một đời để cuối cùng lại tìm tới một ngôi làng của-người-khác và tậu một nơi trú ngụ cho phần đời còn lại. Cũng có những người Pháp dù đã an cư tại một ngôi làng mới mà vẫn quyết tâm mang tới đây những dấu tích của ngôi làng xưa cũ. Chẳng hạn, tôi đã bắt gặp một loại cây leo xuất xứ vùng Alsace (tuốt gần biên giới Đức) được trồng ngay hàng thẳng lối trong vườn của tu viện. Lí do vì những người sơ tán alsacien trong Thế chiến thứ hai đã mang theo trên chuyến hành trình đời người một giống cây thân thuộc vì sợ không bao giờ có cơ hội quay trở lại làng.
Đi Bèze về, tôi phát hiện ra một điều là dù cho đời sống có chở ta đi thật xa thì bất kì ai cũng chỉ muốn được trở về sống tại một ngôi làng vào lúc cuối đời.
Theo 24h
Ghé ngôi làng chim trời chẳng dám bay
Mang cái tên có ý nghĩa mùa xuân ấm áp, nhưng Oymyakon lại lạnh tới mức các loài chim đóng băng đến chết khi bay ngang nơi này trong chuyến di trú.
Trong ngôn ngữ địa phương Oymyakon có nghĩa là "Nước không đóng băng" vì có sự hiện diện của một con suối nước nóng gần làng luôn giữ cho nước không bị đóng băng.
Oymyakon là một ngôi làng nhỏ nằm ở phía đông bắc Nga, thuộc cộng hòa Sakha (Yakutia), được xem là một trong những nơi lạnh nhất trái đất có đông dân cư sinh sống. Trong khi tên ngôi làng mang ý nghĩa mùa xuân ấm áp thì khí hậu nơi đây lại ngược với thực tế, với nhiệt độ mùa đông trung bình là -45 độ C và một kỉ lục -71,2 độ C, được ghi nhận là nhiệt độ xuống thấp nhất thế giới.
Ngôi làng là nơi sinh sống của 800 người, chỉ có một cửa hàng bách hóa, một trường học hoạt động và chỉ đóng cửa khi nhiệt độ chìm xuống -52 độ C. Gần đây, tại ngôi làng mọc lên thêm một khách sạn nữa nhưng không có nước nóng và nhà vệ sinh lại xây bên ngoài, mặt đất vĩnh viễn đóng băng.
Hầu hết những ngôi nhà ở Oymyakon vẫn đốt than đá và gỗ để sưởi ấm, người dân sử dụng một vài phương tiện liên lạc hiện đại như điện thoại di động nhưng không có trung tâm bảo hành và bán các thiết bị điện tử ở Oymyakon. Ngay khi đã mở trung tâm thì cũng không sử dụng được lâu, vì nó sẽ ngưng làm việc khi nhiệt độ xuống thấp và đóng băng. Loại quần áo giữ ấm hữu hiệu nhất là da lông thú.
Không có cây trồng gì có thể phát triển được ở đây, vì vậy, thức ăn chủ yếu của tất cả mọi người là thịt tuần lộc và ngựa. Vào mùa đông, cuộc sống hằng ngày của người dân là câu cá trên sông băng rồi treo xung quanh cửa nhà.
Nhiệt độ vào mùa đông và mùa hè ở đây có sự khác biệt lớn, từng có kỷ lục chênh lệch giữa hai mùa lên tới 109,2 độ C. Nhiệt độ trung bình mỗi năm vào mùa hè là 9 độ C. Một mùa hè ngắn ngủi cũng đủ cho người dân trồng trọt, nhưng phần lớn người dân ở đây không ăn trái cây hay rau, thay vào đó, họ bổ sung vi chất bằng sữa động vật.
Cuộc sống ở Oymykon rất khó khăn bởi mọi thứ đều đóng băng. Pin cạn rất nhanh, kim loại dính vào da. Ô tô không thể khởi động khi bộ đánh lửa bên dưới các thùng nhiên liệu bị đóng băng. Nhà máy điện, than đốt không thể cung cấp thường xuyên cho người dân.
Tuần lộc và ngựa là thức ăn chủ yếu của cư dân tại Okymyakon.
Một vấn đề khó khăn khác nữa là việc mai táng người chết trong băng giá. Phải mất 2 hoặc 3 ngày để đào xong một cái huyệt trong lòng đất đông lạnh. Để đào huyệt, người ta phải thắp sáng khu vực này một vài giờ trước khi đào để làm tan băng. Đào đến đâu, người ta đổ than nóng đến đó. Quá trình này được lặp đi lặp lại trong nhiều ngày cho đến khi huyệt đủ sâu để chôn quan tài.
Chiếc ô tô cũ bị nhấn chìm trong tuyết.
Người dân đang đun nước đóng băng.
Quần áo, chăn màn bao phủ đầy tuyết.
Không có nhiều việc làm ở Oymyakon, nhưng điều đó không ngăn cản các công ty du lịch cung cấp tour đến ngôi làng vào giữa mùa đông. Khách du lịch cũng hăng hái tham gia vào cuộc hành trình khám phá cuộc sống nơi đây, đơn giản là để trải nghiệm cảm giác lạnh giá. Các công ty du lịch cũng đưa vào nhiều hoạt động giải trí thú vị cho du khách như câu cá trên sông băng, những tour du lịch đến các trang trại địa phương, viếng thăm các bảo tàng và nhất là ngâm mình trong con suối nước nóng gần ngôi làng Oymyakon khi nhiệt độ không khí bên ngoài là -50 độ C.
Theo 24h
Làng chài Cửa Vạn: top những làng đẹp thế giới Làng chài Cửa Vạn nằm giữa những khối núi đá vôi ngoạn mục trên vịnh Hạ Long vừa lọt vào top những ngôi làng xinh đẹp đáng để du khách thưởng ngoạn một lần trong đời, theo bình chọn của website tư vấn du lịch Journeyetc.com. Đây là những ngôi làng duyên dáng còn giữ nếp văn hóa xưa cũ từ những thế...