Ngôi làng của ‘hồn ma’ trên nóc nhà thế giới
Tại một ngôi làng hẻo lánh trên dãy Himalaya, người dân tin rằng việc ai đó bỗng nhiên mắc bệnh hay cư xử bất thường đều là lỗi của những hồn ma và ác quỷ.
Jane Dyson, một nhà nghiên cứu nhân chủng học và biến đổi xã hội, đã tìm hiểu những chuyện ma trong chuyến công tác tới Bemni, một ngôi làng hẻo lánh ở dãy Himalaya, Ấn Độ.
Dân làng Bemni cầu khấn thần linh trong một buổi lễ. Ảnh: BBC
Tôi cúi mình trước cánh cửa ra vào của một cửa tiệm nhỏ bé nhưng chật chội ở Bemni, ngôi làng cao gần 3.000m so với mực nước biển, ở trên dãy Himalaya.
Không gian bỗng nhiên trở nên náo động khi con chó của ông chủ cửa hàng nhìn thấy Finn, cậu con trai 4 tuổi của tôi, đang chơi đùa trước sân. Đó là một con Tạng Ngao cỡ lớn, được người dân nơi này nuôi và huấn luyện để bảo vệ gia súc khỏi chó sói, hổ, báo hoa và canh gác những tu viện. Nhóc Finn, dù đã khá quen với những con vật to lớn, vẫn không khỏi sợ hãi khi nghe thấy tiếng sủa ầm ĩ của con chó, và không ngừng khóc.
Trong khi tôi cố gắng dỗ dành Finn, người chủ tiệm vội vã chạy vào trong nhà và trở ra cùng một bà lão. Bà cụ đi thẳng về phía Finn, đem theo một ít tro trên tay.
Đôi mắt Finn mở to khi thấy bà cụ tay rắc tro, miệng lẩm nhẩm và đi vòng quanh thằng bé.
Với hiểu biết của một chuyên gia về văn hóa Tây Tạng, tôi nhanh chóng hiểu rằng có lẽ ông chủ cửa hàng tạp hóa và bà cụ nghĩ Finn bị ma ám và nhập hồn. Và việc của bà giờ đây là tìm cách đưa linh hồn đó ra khỏi cơ thể thằng bé. Finn sững sờ, và nín dần.
“Tiết mục” đuổi tà của bà lão kết thúc bằng một cái nghiêng đầu lặng lẽ của ông chủ cửa hàng. “Ổn rồi. Mọi việc đã xong”, đó là tất cả những gì ông ta muốn nói với tôi.
Và điều cuối cùng tôi nghe được, trước khi quay trở lại công việc còn đang dang dở của mình, đó là tiếng rì rầm bàn tán từ đám đông dân làng, những người đã chứng kiến câu chuyện từ đầu tới cuối.
Ma ám – sự kiện tầm cỡ
Có những thời điểm mà người dân Bemni rất hy vọng được nhập hồn, như trong đám cưới, lễ tang hoặc tại các buổi lễ đặc biệt.
Dân làng rỉ tai nhau rằng, nếu có ai đó bỗng nhiên khóc lóc, run rẩy hoặc gào thét không vì lý do gì, thì gần như chắc chắn người đó đã bị ma nhập. Câu chuyện về những linh hồn của người đã khuất phổ biến đến nỗi, tất cả đều coi đó là chuyện bình thường và không có gì đáng sợ.
Việc này phổ biến đến nỗi những con ma còn thường xuyên bị “đổ lỗi” nếu có một đứa trẻ bỗng nhiên có những hành động bất thường, hoặc một thiếu niên đột ngột tỏ ra ủ rũ.
Trong trường hợp đó, không phải các bác sĩ hay chuyên gia tâm lý, mà chính các thầy tu là người được những bậc cha mẹ nhờ cậy để đưa con cái họ trở về trạng thái bình thường.
Thầy tu (áo trắng) cầu nguyện trong một buổi lễ. Ảnh: BBC
Linh hồn hắc ám
Tuy nhiên, nếu ai đó bị quỷ dữ, hay những bóng ma lẩn khuất trong các khu rừng nhập hồn, thì đó lại là một điều vô cùng đáng ngại, bởi chúng có thể khiến họ mắc bệnh, thậm chí gây ra cái chết cho một số người.
Mùa đông 4 năm trước, Mohan Singh, trong lúc đang đốn gỗ ở khu rừng gần Bemni, đã gặp một hồn ma như vậy.
“Tại sao ngươi lại chặt cây?”, Mohan nhắc lại câu hỏi mà ông đã nghe thấy từ miệng một người lạ mặt giữa đêm đông.
“Và rồi mọi thứ trước mắt tôi đột nhiên tối sầm lại”, Mohan kể, nói thêm rằng người đàn ông kia khá cao lớn, trong suốt và dường như không chạm đất.
“Ông ta túm lấy cổ áo và xuyên bàn tay qua ngực tôi”, ông nói.
Cũng theo lời Mohan, hồn ma còn có thể thay đổi kích thước, có lúc to lớn, có lúc lại chỉ nhỏ bằng một con gà.
“Cảm giác ấy vẫn luôn ám ảnh tôi cho đến tận bây giờ”, Mohan nói về khoảnh khắc ông giành giật sự sống với bóng ma. Nó đột nhiên biến mất không lâu sau đó.
Đêm đó, Mohan về nhà với một cơn sốt cao. “Tôi đã bị ma ám”, ông kết luận. Và cơn sốt bất thường đó chỉ biến mất cho tới khi ông nhờ một thầy tu Hindu làm lễ và cúng tế cho linh hồn ấy.
Với người dân Bemni, những câu chuyện như như thế không còn quá xa lạ. Tôi thậm chí còn từng được nghe về một con cáo mang đầu người, hay một con rắn thiêng đang canh gác trong khu rừng.
Cũng theo người dân, sở dĩ Bemni được yên ổn là nhờ rất nhiều những ngôi đền thiêng được xây dựng xung quanh ngôi làng. Các khu rừng không có được sự bảo vệ như vậy, và đó là lý do tại sao mọi người đều tránh ở trong rừng tới quá khuya.
Dân làng đồn đại rằng các hồn ma chỉ nhập vào cơ thể của những người đang lo lắng hoặc dễ tổn thương. Vì thế, những đứa trẻ luôn là đối tượng đáng quan tâm nhất.
Tương lai u ám
Vị trí bất lợi cùng khí hậu khắc nghiệt khiến người dân của Bemni gần như không thể kiếm tiền từ nông nghiệp. Kinh tế khó khăn làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp của ngôi làng. Lượng người “bị ma ám”, theo lời một số thầy tu, vì thế cũng tăng nhanh theo. Có vẻ như sự bất an và lo lắng khiến họ dễ bị các linh hồn tấn công hơn.
Tuy nhiên, một vài thanh niên có học lại tỏ ra rất thận trọng khi nói về các hồn ma và ác quỷ.
“Tôi không tin chúng tồn tại, nhưng tôi đã chứng kiến rất nhiều sự kiện bất thường”, một nữ thanh niên cho biết, nhưng cũng nói thêm rằng “Dù những hồn ma có thật hay không, thì người dân vẫn không ngừng sợ hãi”.
Theo Chuyenshock
Cả làng náo loạn vì công "khát tình"
Điều tồi tệ nhất xảy ra khi con công Kevin cố gắng tìm kiếm bạn tình để giao phối. Không chỉ xòe chiếc đuôi lớn để khoe mẽ, nó còn phát ra những tiếng kêu có độ lớn tới 115 decibel, "khủng bố" dân làng.
Khi con công Kevin xuất hiện trong làng Breadsall, hạt Derbyshire, Anh, người dân chỉ cảm thấy ngạc nhiên chứ không cảm thấy lo ngại. Họ nghĩ rằng con vật sẽ sớm quay trở lại nơi mà nó xuất phát - như một công viên hay ngôi nhà nào đó.
Không ai biết con công Kevin tới từ đâu và tại sao nó tới được làng Breadsall. Ảnh: Telegraph.
Nhưng đó không phải là kế hoạch của Kevin. Nó xông vào các vườn, gây rối loạn giao thông bằng cách ngủ giữa đường chính, đe dọa bà lao công trong hội trường của làng và phát ra những tiếng kêu ầm ĩ khiến người dân không thể ngủ, Telegraph đưa tin.
Vài tuần trước nhiều người dân trầm trồ trước vẻ đẹp của Kevin, nhưng giờ đây họ bắt đầu tưởng tượng mùi, vị của món thịt công.
Điều tồi tệ nhất xảy ra khi Kevin cố gắng tìm kiếm bạn tình để giao phối. Không chỉ xòe chiếc đuôi lớn để khoe mẽ, nó còn phát ra những tiếng kêu có độ lớn tới 115 decibel - tương đương với âm thanh của phi cơ phản lực khi chúng chạy cất cánh.
Đợt khủng bố bằng âm thanh đầu tiên bắt đầu khoảng 5h sáng, khi Kevin tỉnh dậy và phát hiện ra rằng nó vẫn còn độc thân. Sau đó, nó nhảy lên một cây thông và bắt đầu kêu gào.
Prem Singh, một người đàn ông 56 tuổi trong làng, từng cảm thấy sốc khi mở cửa sổ và thấy con công trong vườn. Những họa tiết trên đuôi của nó khiến ông cảm thấy như hàng nghìn đôi mắt đang soi ông.
"Có vẻ con công thích thức ăn của mèo, nhưng nó làm rơi vãi thức ăn ở khắp nơi", ông kể.
Nguồn gốc của Kevin là một bí ẩn. Do bộ lông cồng kềnh, những con công không thể bay quá xa. Chúng hiếm khi rời khỏi nơi sinh sống. Không ai gần làng Breadsall thông báo rằng họ mất một con công trống. Nỗ lực điều tra của một cảnh sát địa phương cũng không dẫn tới bất kỳ manh mối nào.
Simon Dowling, một người dân trong làng, từng cố gắng bắt Kevin để chấm dứt những đợt khủng bố âm thanh của nó. Nhưng anh phát hiện ra rằng nó là một mục tiêu khó.
"Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ dồn nó vào một góc nào đó rồi bắt. Nhưng cuối cùng nó nhảy lên một tường rồi bay sang vườn tiếp theo. Sau đó chúng tôi tiếp tục đuổi theo nó nhưng vẫn thất bại", Linda Morris, một trong những người tham gia nỗ lực bắt Kevin, kể.
Vì thế, Kevin đã trở thành "vị tướng" trong làng. Người dân ngủ vào những giờ mà nó cho phép (nghĩa là lúc mà nó không kêu), còn những người điều khiển xe cộ phải luôn chú ý tới nó khi lưu thông trên đường.
"Mới đây một người ngã nhào khỏi xe đạp vì tránh Kevin. Đôi khi nó đứng ở giữa đường khiến xe cộ phải tránh", Chris Goodwin, người đứng đầu hội đồng làng, nói.
Goodwin thừa nhận rằng ông không nghĩ ra biện pháp để đối phó với con công.
"Một số người yêu mến Kevin và muốn nó ở lại làng, nhưng nhiều người sợ những tiếng kêu của nó. Chúng tôi cũng lo ngại rằng nó sẽ trở thành một hiểm họa trên đường", ông bình luận.
Theo Danviet
Ngôi làng chỉ có hai người Hai cha con ông Trương Vân Châu cùng một đàn cừu là những chủ nhân cuối cùng của một nơi được mệnh danh là "ngôi làng ma" ở Trung Quốc. Hai cha con Trương bên căn nhà gỗ tồi tàn. Ảnh: Global Times Theo nhiều sử gia, làng Tianhu, thuộc thị trấn miền núi Dahu, huyện Minhou, tỉnh Phúc Kiến, đã xuất hiện...