Ngôi làng ‘cổ tích’
Khi nhắc đến du lịch Hà Giang, mọi người sẽ thường nhắc đến sông Nho Quế, phố cổ Dồng Văn, đèo Mã Pì Lèng, cột cờ Lũng Cú…
Nhưng có một điểm đến thú vị khác mà ít người biết, đó là làng Lô Lô Chải – ngôi làng được ví như chốn cổ tích ở cao nguyên đá ồng Văn, với bức tranh thiên nhiên yên bình, đậm màu sắc văn hóa bản địa.
Lô Lô Chải nằm nép mình dưới chân Núi Rồng, cách cột cờ Lũng Cú 1 km, thuộc xã Lũng Cú, huyện ồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Con đường dẫn vào làng khá nhỏ và thoai thoải dốc, Lô Lô Chải hiện ra với những căn nhà trình tường lợp ngói âm dương ba gian đã trải qua hàng trăm năm tuổi.
Khám phá Lô Lô Chải là khám phá những màu sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất này. Với 90% dân cư là đồng bào Lô Lô, ngôi làng gần như giữ được vẹn nguyên những nét văn hóa rất riêng của người Lô Lô, từ kiến trúc nhà trình tường, các nghề thuyền thống như: thêu, làm mộc… tới các lễ hội truyền thống như: lễ cúng Thần rừng, lễ mừng lúa mới, lễ mừng nhà mới và các điệu múa dân gian.
Nhà trình tường của người Lô Lô chủ yếu được xây bằng đất sét và đất thịt, mỗi bức tường dày 50-60 cm, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát nên còn được gọi là nhà “hai mùa”. Móng nhà được gia cố bằng những tảng đá cuội, dựng gỗ làm khuôn rồi nện chặt các bức tường bằng đất, sau đó là lợp mái bằng ngói âm dương. Những ngôi nhà của người Lô Lô mang nét đặc trưng và vẻ đẹp tinh xảo trong kiến trúc, kỹ thuật làm nhà của đồng bào dân tộc miền núi. Hiện làng Lô Lô Chải còn 37 căn nhà trình tường được giữ nguyên kiến trúc với tuổi thọ hơn trăm năm tuổi.
Khi tới làng văn hóa Lô Lô Chải, du khách có thể khoác thử những bộ váy áo cầu kỳ, sặc sỡ – sản phẩm của sự cần cù, chịu khó với đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Lô Lô. Tuy ngày nay có rất nhiều loại vải được bày bán nhưng phụ nữ Lô Lô vẫn yêu thích những loại vải do chính mình dệt và nhuộm từ các loại củ, lá rừng. Hoa văn, họa tiết trên trang phục đều do các bà, các chị tự thêu tay. ể làm nên một bộ váy áo truyền thống phải mất 2-3 năm với nhiều công đoạn công phu và tỉ mẩn, vì vậy mà giá bán mỗi bộ trang phục truyền thống của người Lô Lô hiện tại lên đến hơn 15 triệu đồng.
Một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Lô Lô là sự kết hợp của nhiều chi tiết như khăn đội đầu, quần, áo, dây lưng, yếm quần, khăn tay, xà cạp… và các loại trang sức.
Tháng 11/2018, Lô Lô Chải được công nhận là Làng Văn hóa – Du lịch cộng đồng và năm 2022 được công nhận là Làng Văn hóa – Du lịch tiêu biểu gắn với Chương trình OCOP.
Video đang HOT
Hiện nay, người dân Lô Lô làm du lịch dần trở nên chuyên nghiệp hơn. Những nếp nhà trình tường xưa cũ trở thành phòng nghỉ có giá hàng trăm đến cả triệu đồng mỗi đêm, người dân đã biến những ngôi nhà cổ thành homestay trang bị đầy đủ những vật dụng hiện đại để đáp ứng nhu cầu của du khách. Những nương ngô, nương rau do chính người dân trồng được sử dụng làm thực phẩm tươi xanh phục vụ khách du lịch. Mỗi người dân Lô Lô chất phác, thật thà, mến khách đều là một hướng dẫn viên thân thiện.
Làng Lô Lô Chải là địa điểm yên bình, lặng lẽ hiếm có trong sự phát triển mạnh mẽ du lịch của Hà Giang hiện tại.
Hãy một lần đến Lô Lô Chải để đến chốn bình yên, tắt hết điện thoại, thư thả ngồi trước hiên nhà nhâm nhi tách trà, ly rượu, đọc vài trang sách, tìm về chính mình, tạm gác lại âu lo và đắm mình vào một miền cổ tích.
Một số gợi ý cho du khách khi đến với Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2024
Hà Giang - mảnh đất cực Bắc của Tổ quốc khi gọi tên khiến chúng ta nghĩ ngay đến vẻ đẹp hùng vĩ của đất, nước, mây, trời, đá với sông Nho Quế, đèo Mã Pì Lèng, cao nguyên đá Đồng Văn, núi đôi Quản Bạ, cột cờ Lũng Cú...
Và nếu muốn tìm hiểu phong tục, tập quán, vẻ đẹp văn hóa, đời sống tinh thần của các dân tộc tại Hà Giang, mời du khách hãy đến với Mèo Vạc đi chợ tình Phong Lưu Khâu Vai.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2023 (Ảnh sưu tầm)
Chợ tình Phong Lưu Khâu Vai quả thực là một ngôi chợ độc đáo, điều này toát lên ngay từ cái tên, một cái tên rất "tình" và rất đỗi thân thương. Nghe nói chợ hình thành cách đây cả trăm năm với lịch sử chứa đựng nhiều giá trị nhân văn. Lúc đầu chợ gần như không có người bán, người mua hàng hóa đúng nghĩa mà chỉ có một số người bán đồ ăn uống phục vụ cho những người về đây họp chợ. Vì đây là địa điểm để người ta tìm đến nhau, sau một năm (cũng có thể là nhiều năm) xa cách, chủ yếu là những người có mối tình trắc trở, yêu thương nhau thực sự, nhưng vì một lý do nào đó không lấy được nhau, nay mỗi người đều có duyên phận riêng của mình. Đúng ngày này, họ hẹn nhau về đây để tâm sự, thông báo cho nhau cuộc sống riêng của mỗi người, ôn lại những tình cảm xưa. Có rất nhiều đôi vợ chồng cùng nhau đến chợ; đến nơi, vợ đi tìm bạn của vợ, chồng đi tìm bạn của chồng, họ không ghen tuông, không bực bội, mà tôn trọng nhau, tôn trọng bạn của vợ, của chồng mình; họ coi đó là sự linh thiêng, là bổn phận và trách nhiệm trước cuộc sống tinh thần của người bạn đời. Chợ được tổ chức đúng vào ngày 27/3 âm lịch hàng năm.
Với ý nghĩa nhân văn tốt đẹp như vậy, chợ Phong Lưu Khâu Vai đã trở nên nổi tiếng khắp xa, gần. Hiện nay, chợ đã có sự thay đổi, nhiều mặt hàng đã được bày bán tại nơi đây. Để nâng tầm giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, từ nhiều năm nay, huyện Mèo Vạc đã tổ chức Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai với nhiều hoạt động đặc sắc, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
Chợ tình Phong Lưu Khâu Vai thu hút rất đông đồng bào các dân tộc (Ảnh sưu tầm)
Với chủ đề "Ấn tượng Khâu Vai", Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 04 - 05/5 (tức ngày 26 - 27/3 âm lịch) với quy mô cấp huyện, trong đó chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng khai mạc Lễ hội sẽ diễn ra vào tối 04/5 (26/3 âm lịch) tại sân khấu Mê cung đá xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc.
Xuyên suốt 2 ngày diễn ra lễ hội sẽ là những hoạt động văn hóa, du lịch hấp dẫn như Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng, kéo nhị, điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trình diễn múa kiếm và múa trống của dân tộc Giáy; thi chim Họa Mi hót, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Cụ thể, vào buổi chiều ngày 04/5 (từ 14h00 - 17h30) tại khu vực Mê cung đá xã Khâu Vai sẽ diễn ra các hoạt động như: Thi leo cột chinh phục tình yêu; Thi tung còn giao duyên; Thi đánh yến; Thi ném pao; Thi địu nước. Tại khu vực nhà sàn Khâu Vai sẽ có các hoạt động: Trình diễn thổi khèn Mông; Múa nhảy lửa của dân tộc Lô Lô, xã Xín Cái; Múa trống đồng, múa kéo nhị, điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, thị trấn Mèo Vạc; Trình diễn múa kiếm của xã Nậm Ban; Múa trống của dân tộc Giáy thôn Nà Trào, xã Tát Ngà. Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà sẽ được tổ chức vào 15h00 ngày 04/5.
Vào buổi tối ngày 04/5 (từ 21h30 - 24h00) tại sân khấu nhà sàn Khâu Vai, mời du khách tham gia cùng trải nghiệm: Trình diễn thổi khèn Mông; Múa nhảy lửa của dân tộc Lô Lô, xã Xín Cái; Múa trống đồng, múa kéo nhị, điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, thị trấn Mèo Vạc; Múa trống của dân tộc Giáy thôn Nà Trào, xã Tát Ngà; Múa nón, múa khăn của dân tộc Giáy thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà; Hát dân ca dân tộc Nùng; Hát đối giao duyên. Lễ cầu duyên tại khu vực miếu Ông, miếu Bà diễn ra vào 22h00 ngày 04/5.
Buổi sáng ngày 05/5 (từ 8h00 - 11h00) ngày 5/5 tại khu vực Mê cung đá là các hoạt động: Múa, thổi khèn đơn, khèn đôi, khèn tập thể của dân tộc Mông; Múa nón, múa khăn của dân tộc Giáy thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà; Múa kiếm của dân tộc Giáy xã Nậm Ban; Tổ chức thi bắn nỏ; Thi bịt mắt bắt vịt. Tại sân khấu nhà sàn xã Khâu Vai sẽ tổ chức Hội thi giã bánh dày tại sân khấu nhà sàn xã Khâu Vai.
Bên cạnh đó, khi đến với lễ hội, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm chợ đêm thị trấn Mèo Vạc (tối ngày 03 và 04/5) tại sân cổng chợ thị trấn Mèo Vạc; Thi chim Họa Mi hót (sáng ngày 05/5) tại sân tượng đài Bác Hồ; Trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của địa phương tại khu vực Mê cung đá xã Khâu Vai, gồm 10 gian hàng, trong đó có 5 gian hàng trưng bày (từ 14h00 ngày 04/5 đến 11h00 ngày 05/5).
Cánh đồng hoa tam giác mạch - loài hoa đặc trưng của Hà Giang (Ảnh sưu tầm)
Vách đá trắng (Ảnh TITC)
Ngoài ra, du khách còn được tham quan, trải nghiệm khám phá thung lũng hoa tam giác mạch, hoa sao nhái, hoa cúc, cầu tình yêu tại Mê cung đá; trải nghiệm khám phá chinh phục tuyến đi bộ Vách đá trắng Mã Pì Lèng, Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi...
Nếu vẫn còn đang băn khoăn tháng 5 tới đi du lịch ở đâu, du khách hãy đừng ngần ngại, lựa chọn đến với Mèo Vạc, Hà Giang để cùng khám phá những giá trị văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc tại Chợ tình Phong Lưu Khâu Vai.
Mèo Vạc là một thị trấn nằm ở phía Bắc của tỉnh Hà Giang, cách thị trấn Đồng Văn khoảng 30km, cách TP. Hà Giang khoảng 150km. Từ thành phố, con đường thông dụng nhất là chạy xe theo quốc lộ 4C qua Quản Bạ, Yên Minh rồi tới Mèo Vạc.
Du khách thể tham quan Mèo Vạc vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Mỗi thời điểm lại có những vẻ đẹp riêng biệt, mang một tấm áo đầy sắc màu, biến đổi liên tục, không giống mùa nào. Thông thường, mùa mưa sẽ bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, còn lại là mùa khô.
Dòng sông Nho Quế nhìn từ trên cao (Ảnh: TITC)
Đến với Mèo Vạc, những điểm đến nổi tiếng du khách không thể bỏ qua là sông Nho Quế - dòng sông quanh năm êm đềm chảy giữa những vách đá, tạo thành một đường ranh giới giới màu xanh biếc giữa Đèo Mã Pì Lèng và đường Săm Pun. Chinh phục đường đèo Mã Pì Lèng cũng là một điểm đến lý tưởng cho những du khách ưa phiu lưu. Đèo Mã Pì Lèng cũng nằm trong top 4 cung đường đèo đẹp nhất miền Bắc. Cung đường khá cheo leo và hiểm trở này nằm ở độ cao 1200m, dài chừng 20km trên con đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang với các huyện Đồng Văn và Mèo Vạc với những cảnh quan thiên nhiên núi non vô cùng hùng vĩ. Hẻm vực Tu Sản nằm dưới chân Mã Pì Lèng, trên dòng sông Nho Quế. Khoảng cách rất gần của hai khe núi kết hợp với màu xanh của sông tạo nên khung cảnh kỳ vĩ, thơ mộng. Để đến được hẻm vực Tu Sản, du khách phải đi thuyền, ca nô khoảng 20 phút từ bến ngược dòng Nho Quế.
Và khi đến với Mèo Vạc, du khách đừng quên thưởng thức những món ăn đặc trưng của tỉnh Hà Giang như bánh cuốn, cháo ấu tẩu, thắng cố, mèn mén, bánh tam giác mạch, thắng dền, bánh chưng gù, xôi ngũ sắc...
Tính đến tháng 6/2023, trên địa bàn huyện Mèo Vạc có 101 khách sạn, nhà nghỉ, homestay, 60 nhà hàng, quán ăn, 25 cơ sở vui chơi giải trí, 20 cơ sở mua sắm, 12 cơ sở chăm sóc sức khỏe cho khách du lịch.
Có một Hà Giang chưa nhiều người biết! Nếu như một Hà Giang gắn liền với đèo Mã Pí Lèng và dòng sông Nho Quế đã quá quen thuộc với những bạn đam mê xê dịch thì xin giới thiệu với bạn, một Hà Giang ở cung đường phía Tây thật khác biệt, một hành trình có phần thử thách và với tôi, hấp dẫn hơn nhiều. Cảnh đẹp thiên nhiên...