Ngồi học 16 tiếng 1 ngày, nữ sinh 13 tuổi bị thoát vị đĩa đệm: Bác sĩ cảnh báo căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa
Cô gái Xiaomeng (13 tuổi, Trung Quốc) phải nhập viện vì thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng do ngồi học 16 tiếng 1 ngày.
Nếu nghĩ rằng bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ xuất hiện ở người trung niên và cao tuổi thì bạn đã nhầm. Bác sĩ Yan Liang, Trưởng khoa Y, Bệnh viện Honghui (Tây An, Trung Quốc) cho biết: ” Với nhịp sống ngày càng gấp gáp, thói quen làm việc, phong cách sống và hàng loạt thay đổi khác đã khiến cho độ tuổi khởi phát của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ngày càng trẻ hóa “.
Với trường hợp của Xiaomeng, cô bé 13 tuổi này đang trong giai đoạn thi cử nên phải ngồi học đến 16 tiếng 1 ngày. Gần đây, Xiaomeng bất ngờ xuất hiện triệu chứng đau thắt lưng và chi dưới bên trái. Cơn đau ngày càng nặng, mãi không thuyên giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập, cuộc sống bình thường của cô bé.
Vô cùng lo lắng, gia đình đã đưa Xiaomeng đến Bệnh viện Honghui (Tây An, Trung Quốc) để khám chữa. Cô bé được chẩn đoán mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng và cong vẹo cột sống.
Bác sĩ điều trị cho biết: ” Cô bé bị đau lưng dữ dội, không thể ngồi, đứng hoặc đi lại được. Chúng tôi đã thực hiện một ca phẫu thuật xâm lấn tối thiểu cho cô bé “.
Vì phát hiện sớm nên ca phẫu thuật thành công tốt đẹp, tuy nhiên dù Xiaomeng đã khá hơn sau phẫu thuật và các điều trị khác, nhưng tất cả đều sẽ để lại những tác động nhất định đến sự tăng trưởng và phát triển sau này của Xiaomeng.
Trước đó, bác sĩ Yan cũng đã tiếp nhận trường hợp tương tự, bệnh nhân là nam sinh 15 tuổi bị thoát vị đĩa đệm ở mức độ nghiêm trọng nên việc phẫu thuật phức tạp và để lại nhiều di chứng hơn. Ông khuyến cáo người trẻ hiện đại nên quan tâm nhiều hơn đến việc cân bằng thời gian giữa học tập và nghỉ ngơi, chú ý bảo vệ sức khỏe.
Video đang HOT
Thoát vị đĩa đệm là một thuật ngữ chỉ tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức.
Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống. Trên thực tế, hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.
Theo ông Yang, trước đây bệnh này thường gặp ở người trung niên và cao tuổi, nhưng càng ngày càng trẻ hóa, thậm chí rất nhiều học sinh và sinh viên mắc bệnh này. Nguyên nhân là do người trẻ ngày nay ngồi nhiều và lười vận động.
Ngoài ra, ngồi yên trong nhiều giờ còn có thể gây ra các bệnh nguy hiểm khác như: nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi do tắc mạch máu… Vì vậy, hãy giãn cơ hoặc đứng dậy đi lại tối thiểu cứ sau mỗi 45 phút 1 lần, đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ, ngủ sớm và đủ giấc cũng như tập luyện thể thao để phòng tránh những bệnh này.
Các biện pháp phòng trị đau thắt lưng
Đau thắt lưng là tình trạng thường gặp, ảnh hưởng phần dưới của cột sống. Bệnh do xảy ra khi các thớ cơ bị căng giãn hơn mức bình thường và vượt quá mức giới hạn chịu đựng của cơ hoặc tình trạng các dây chằng - mô khớp nối 2 hoặc nhiều xương với nhau bị chấn thương...
Đau thắt lưng bắt nguồn từ các tư thế sai trong sinh hoạt, lao động hoặc chơi thể thao, làm vùng cột sống thắt lưng cũng như những nhóm cơ chống đỡ quá sức sinh ra bệnh. Tùy từng thể bệnh có thể hết hoặc giảm đau trong vòng 3-4 tuần.
Đau nhức một bên hoặc cả 2 bên thắt lưng; đau nhói, đau âm ỉ, cũng có thể có cảm giác đau nhức, lạnh tê, có khi lan sang vùng mông. Đau hơn khi lao động hoặc khi thời tiết thay đổi, nghỉ ngơi thì giảm đau. Bệnh tái phát nhiều lần gây hạn chế hoạt động thắt lưng. Một số trường hợp cột sống vẹo về một bên, co rút cơ thắt lưng, đau lan tới chi dưới. Vật lý trị liệu và thuốc giảm đau có thể có tác dụng...
Nguyên nhân đau thắt lưng cũng có thể là triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng cho tuổi già, lao cột sống thắt lưng, viêm cột sống thắt lưng do vi trùng hoặc nguyên nhân khác, bệnh viêm dính cột sống (di truyền), vẹo cột sống... Một vài trường hợp có thể phải phẫu thuật.
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân là do lao động quá sức, sai tư thế mất thăng bằng gây đau lưng cấp, khí trệ huyết ứ gây đau hoặc có tổn thương cân cơ, xương khớp như thoái hoá đốt sống, dị dạng đốt sống... gây đau lưng mạn; Hoặc do phong hàn thấp xâm nhập hệ cân cơ kinh lạc gây bế tắc vận hành kinh khí; Do công năng can thận suy giảm không nuôi dưỡng được xương khớp, cân cơ lâu ngày gây đau, co cứng cơ...
Đau lưng do thoát vị đĩa đệm.
Giai pháp phòng đau thắt lưng
Ngồi đúng tư thế, nên dùng loại ghế thích hợp cho công việc hoặc phù hợp với tư thế ngồi của lưng, khớp, có thể kê thêm gối phía sau để dựa cho thoải mái. Hãy ngồi ở tư thế sao cho đầu gối ngang bằng với mức hông.
Không nên ngồi ở cùng một vị trí trong một khoảng thời gian dài. Nên đứng dậy, đi lại và vận động các cơ để thư giãn. Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, thực hiện những động tác vươn vai giữa giờ là phương pháp thư giãn, luyện tập có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa đau thắt lưng.
Tránh thay đổi tư thế đột ngột, nên thực hiện từ từ.
Tránh mang vác vật nặng, khi bắt buộc phải làm thì giữ lưng thẳng, co đầu gối và từ từ nâng lên. Giữ vật nặng sát cơ thể và không được vừa nâng vừa xoay hay ném vật nặng cùng một lúc.
Luyện tập thể thao đều đặn và phù hợp, cần lưu ý khởi động nhẹ nhàng, trước khi vận động mạnh hay luyện tập thể thao.
Duy trì, quản lý trọng lượng cơ thể. Mang giày, dép thích hợp...
Ngoài ra dưới đây xin giới thiệu hướng xử trí điều trị đau thắt lưng để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
Đặt ngón tay, bàn tay gần nhau xung quanh phần thắt lưng, lòng bàn tay hướng vào trong, dùng gốc gan bàn tay từ từ xát lên và xuống làm vùng thắt lưng nóng lên.
Dùng gốc bàn tay xoa tròn trên da chỗ đau lần lượt theo chiều kim đồng hồ rồi ngược chiều kim đồng hồ. Động tác này làm cho vùng lưng nóng lên.
Xát 2 tay vào nhau cho nóng lên rồi đặt chồng lên nhau ở giữa thắt lưng đẩy từ trên xuống chà xát 5-10 lần, sau đó di chuyển sang phải, sang trái 5-10 lần.
Tay trên hông, mô ngón tay cái đặt ở 2 bên cột sống, hơi dùng sức để ấn xuống và xoay tròn, lần đầu tiên theo chiều kim đồng hồ, sau đó ngược chiều kim đồng hồ khoảng 3-5 phút.
2 bàn tay đặt ở 2 bên thắt lưng, ngón cái ở bên còn 4 ngón còn lại đặt ở cột sống thắt lưng ở cả bóp vào 2 bên cơ lưng, 2 tay bóp cùng lúc, vừa bóp vừa hơi kéo thịt lên, làm khoảng 3 phút.
Nắm cả 2 tay lại, lòng bàn tay hướng ra ngoài, dung mu tay lần lượt đấm vào 2 bên thắt lưng với lực không gây đau là thích hợp, cùng một thời điểm, đấm mỗi bên khoảng 10-15 lần.
Cả 2 tay trên hông, ngón tay cái đặt ở 2 bên thăn lưng, bấm các huyệt: Thận du, Đại trường du, Hoàn khiêu. Khi bấm đốt 1 và đốt 2 vuông góc với nhau bấm từ từ, tăng dần đến khi thấy tức nặng. Bấm mỗi huyệt khoảng 1 phút.
Bàn tay hơi khum khum, giữa lòng bàn tay lõm, các ngón tay khít vào lại với nhau, phát vào vùng thắt lưng.
Bài thuốc đông y và cách xoa bóp chữa đau lưng Biểu hiện đau nhức một bên hoặc cả hai bên thắt lưng; đau nhói, đau âm ỉ, cũng có thể có cảm giác đau nhức, lạnh tê, có khi lan sang vùng mông. Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Theo Sức khỏe đời sống, BS. Lê Thị Hương cho biết, đau lưng bắt nguồn từ các tư thế sai...