Ngôi đình trăm tuổi nằm trong lòng cây bồ đề ở miền Tây
Hai cây bồ đề mọc ở đỉnh chánh điện có bộ rễ ôm lấy toàn bộ mặt trước, quấn chặt những cây cột, tường của đình Tân Phong ( Tiền Giang).
Ngôi đình Tân Đông (xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) có vẻ đẹp độc đáo, với toàn bộ không gian đình nằm gọn trong lòng hai cây bồ đề.
Chính quyền địa phương cho biết, ngôi đình ước chừng có từ thời vua Minh Mạng (1791-1841), bởi trước đây những người già trong làng vẫn còn thấy được tờ sắc “thành hoàng bổn cảnh” thờ phượng Tả quân Lê Văn Duyệt. Tờ sắc phong này đã bị mất vào khoảng cuối thập niên 80 của thế kỷ trước.
Theo người dân trong vùng, những cây bồ đề mọc từ nóc đình cách đây khoảng 35 năm, dần trổ rễ xuống ôm lấy phần chánh điện. Khoảng năm 1990, một cây bồ đề phía bên phải đã bị một số người đến nhổ về… làm cảnh.
Hai cây mọc ở đỉnh chánh điện có bộ rễ lớn ôm chùm lấy toàn bộ mặt trước, quấn chặt lấy những cây cột, bức tường của ngôi đình.
Các rễ cây bám chằng chịt vào từng chi tiết, hoa văn của ngôi đình trăm tuổi.
Video đang HOT
Ở mặt trước chánh điện vẫn còn dấu tích ghi lại năm sửa chữa ngôi đình.
Trải qua thời gian, ngôi đình bị xuống cấp, đổ nát và bị bỏ hoang từ nhiều năm nay.
Phần khung kết cấu được làm bằng gỗ theo lối kiến trúc truyền thống. Mặt tiền chính được xây tường với năm vòm cửa. Nhưng hiện tại, phần khung đã hư hỏng, nhiều kết cấu bằng gỗ bị hỏng xếp thành đống.
Phần mái lợp ngói âm dương thủng lỗ chỗ thành từng mảng lớn, hai cửa sổ phụ hai bên đã bị đục trống hoác.
Cả ba bàn thờ ở giữa chánh điện chỉ còn hai là đầy đủ họa tiết hoa văn, còn bàn thờ phía tả đã bị đập phá từ lâu, được người dân dùng gạch xây lại.
Các cột, rường đã mục hoàn toàn, không còn kết nối. Trước kia, khi đình còn nguyên vẹn, đây là nơi tổ chức lễ lội, lớn nhất là các lễ kỳ yên, thượng điền, hạ điền, và lễ cầu Ông của người dân trong vùng
Năm 2013, huyện Gò Công Đông từng có kế hoạch tu sửa đình, với mức kinh phí ban đầu gần 10 tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay, ngôi đình trăm tuổi này vẫn hoang phế. “Nếu như không có những cây bồ đề tỏa rễ, ôm lấy đình thì chắc chắn đình đã sập”, một người dân nói.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Ngôi Quốc tự giữ nhiều tượng thờ quý hiếm ở Huế
Chùa Thánh Duyên - một trong ba ngôi Quốc tự thời Minh Mạng đang lưu giữ hàng chục bức tượng Phật quý hiếm.
Chùa Thánh Duyên nằm trên núi Thúy Vân, cạnh đầm Cầu Hai (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) vốn là một trong ba ngôi Quốc tự của triều Nguyễn.
Theo các tư liệu, chùa Thánh Duyên được khởi công xây dựng vào năm 1836 và hoàn thành vào năm 1837 dưới thời vua Minh Mạng.
Chùa có kiến trúc hai tầng mái; khuôn viên với hệ thống cây xanh đa dạng, nhiều cây cổ thụ cả trăm năm tuổi.
Chính điện của chùa có ba gian hai chái lợp ngói liệt; mặt tiền có năm cửa vào.
Gian chính ở giữa của chùa thờ Phật.
Hai bên tả hữu của chính điện thờ 18 bức tượng La Hán. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, các tượng cổ này có giá trị mỹ thuật rất cao
Hai bên chái thờ Thập Điện Minh Vương.
Một bức tượng Minh Vương được chạm khắc tinh tế.
Các tượng Phật được nhà chùa bảo quản cẩn thận trong tủ kính.
Ngoài ngôi chùa chính, vua Minh Mạng còn cho xây dựng thêm một khu nhà gác gọi là Đại Từ Các ở giữa lưng chừng núi và một ngọn tháp gọi là Điêu Ngự Tháp. Đứng trên Điêu Ngự Tháp có thể quan sát được toàn bộ khung cảnh đầm Cầu Hải.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, các công trình chính của ngôi chùa Thánh Duyên vẫn giữ được nguyên trạng kiến trúc độc đáo với các hoa văn chạm trổ tinh xảo.
Võ Thạnh
Theo VNE
Đời thăng trầm của một "minh triết Hoàng Sa" Ai là người đầu tiên phát hiện ra sắc lệnh của Vua Minh Mạng phái các binh phu ra làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa? Câu hỏi này từ lâu không ai để ý, bởi người thực sự dịch tờ lệnh phái binh phu ra Hoàng Sa của Vua Minh Mạng, kỳ lạ thay lại sống ẩn dật trên đảo Lý Sơn của...