Ngôi đình gần 200 tuổi thờ người sáng lập vùng đất Thủ Đức
Đình Linh Đông xây dựng năm 1823, thờ ông Tạ Dương Minh, người khai hoang lập ấp vùng đất Thủ Đức vào khoảng thế kỷ 17.
Đình Linh Đông được xây dựng năm 1823, nay nằm trên đường đường Chương Dương, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức. Đình toạ lạc trên một gò đất cao, có diện tích gần 2.500 m2.
Ngoài thờ thần hoàng làng, ngôi đình còn là nơi hương khói ông Tạ Dương Minh, người có công khai phá vùng đất Thủ Đức. Ông có hiệu là Thủ Đức, thủ lĩnh của thiểu số người Hoa “bài Thanh phục Minh” di cư sang Việt Nam.
Khoảng năm 1679-1725, ông cùng một số cư dân người Việt, Champa, Chân Lạp khai khẩn đất hoang vùng đất này, mở rộng canh tác rồi lập nghiệp. Tên hiệu của ông sau được lấy để đặt tên cho vùng đất Thủ Đức.
Buổi đầu, kiến trúc đình Linh Đông có thể được xây dựng với quy mô nhỏ và bằng các vật liệu nhẹ. Thời gian sau, kiến trúc đình có sự thay đổi ngày càng khang trang, tôn nghiêm hơn với tường gạch, mái ngói, kết cấu gỗ. Mặt tiền đình quay về hướng Đông – Nam, xây dựng theo dạng chữ Tam gồm các công trình như tiền điện, trung điện, chính điện, nhà khách, sân đình…
Sân đình rộng, ở chính giữa là bức bình phong khắc hoạ hình tượng rồng và hổ; hai loài vật phổ biến trong đời sống dân gian của người Việt.
Các gian của đình Linh Đông lợp mái ngói âm dương xếp san sát nhau. Trên nóc chánh điện có tượng lưỡng long tranh châu bằng gốm men xanh, kiến trúc thường thấy ở đình làng Việt Nam.
Mặt trước của chính điện có tông màu vàng, đỏ quen thuộc trong kiến trúc đình làng Nam Bộ. Chính điện xậy theo kiểu tứ trụ với 32 cột gỗ chống đỡ toàn bộ mái đình. Hệ thống cửa của đình trước kia cũng làm bằng gỗ nhưng nay thay bằng sắt do bị mối mọt, mục nát, hư hỏng kết cấu.
Video đang HOT
Bên trong chính điện là các bàn thờ được bài trí đăng đối nhau với vị trí trung tâm là khám thờ Thần Hoàng. Đặc biệt đình còn lưu giữ sắc phong do vua Tự Đức ban cho vào năm 1853.
Bàn thờ ông Tạ Dương Minh nằm ở góc trái chính điện, với những đồ vật được sơn son thếp vàng.
Tiền điện dựng tượng ngựa và tượng hạc đứng trên lưng rùa thường thấy trong đình chùa Việt Nam. Ngựa là loài vật quen thuộc thường gắn liền với sự mở mang, bảo vệ bờ cõi của các danh tướng thể hiện sự dũng mãnh, kiên cường. Cả rùa, hạc đều là linh vật cao quý, sống thọ, thể hiện cho khát vọng trường tồn của con người.
Đình còn nhiều hiện vật quý được làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng. hệ thống cột kèo, hoành phi, câu đối… được chạm khắc tinh tế.
Ông Bùi Văn Đức, người trông coi đình, thắp hương tại án thờ Thần Hoàng. Ông cho biết: “Ngôi đình sau nhiều lần trùng tu vẫn giữ được cơ bản kiến trúc cổ ở miền Nam thế kỷ 19. Một số vật dụng trong đình, nhất là sắc phong, vẫn được gìn giữ cẩn thận”.
Hàng năm, đình Linh Đông tổ chức lễ chính mang tên Kỳ Yên, diễn ra trong hai ngày 15 và 16 tháng 10 âm lịch nhằm cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu. Ngoài ra, đình còn tổ chức lễ Thượng Nguyên (15 tháng Giêng), lễ Trung Nguyên (15 tháng 7) và lễ giỗ Tiền hiền Tạ Dương Minh vào ngày 19 tháng 6 âm lịch.
Đình Linh Đông được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia vào tháng 11/2020.
Cách đình Linh Đông hơn 500 m là mộ của ông Tạ Dương Minh. Ngôi mộ có diện tích khoảng 15m2, xây theo kiến trúc theo hình voi phục, có hai vòng tường trong ngoài bao quanh; nằm giữa một con hẻm trong khu dân cư.
Phần mộ có dáng ngưu miên (trâu ngủ), phía trước là tấm bia bằng đá granit. Trên bia không ghi rõ năm mất của vị tiền hiền mà chỉ cho biết thời gian lập mộ vào năm 1890. Tháng 7/2016 ngôi mộ đã được trùng tu với kinh phí 120 triệu đồng.
Nhà dân ngập nặng sau mưa lớn ở Sài Gòn
Cơn mưa xối xả chiều 24/9 khiến nhiều nhà dân ở quận Thủ Đức ngập hàng giờ, đồ đạc phải kê lên cao tránh ướt.
Cơn mưa kéo dài hơn một giờ khiến nhiều tuyến đường tại quận Thủ Đức như Tô Ngọc Vân, Linh Đông, Đặng Văn Bị... bị ngập nặng, nước tràn vào nhà dân.
Trên đường Linh Đông, những nhà trong hẻm đều bị ngập nhiều giờ. Tại căn nhà của bà Lộ Liễu Chi, nước sâu hơn nửa mét. "Mấy tháng trước cũng mưa ngập thế này, tôi đi trong nhà mà bị té gãy chân, giờ chưa lành hẳn đây. Nhà ngập, tôi cứ ngồi trên ghế hàng mấy tiếng vậy thôi, cần gì thì nhờ cháu nội giúp", bà cụ 72 tuổi nói.
Gần 10 năm nay, mỗi khi mưa lớn, nhà bà Chi đều ngập. Mỗi khi trời sắp mưa, mọi đồ đạc như giường, tủ, bàn, tivi... đều được gia đình kê lên cao.
"Năm nào cũng ngập nhưng năm nay nặng hơn. Mưa nhỏ nước cũng tràn vào nhà. Giường chiếu, chăn màn ướt hết, tôi gần như phải thức cả đêm chờ nước rút", bà Chi chia sẻ.
Chú cún của bà Chi được "chuyển nhà" vào trong thau để tránh ngập.
Kế bên, bà Bùi Thị Bạch Mai vừa đi làm về, ngán ngẩm chờ nước rút rồi dọn nhà. "Ở đây giờ xây dựng nhiều nên nhà nào nền thấp chắc chắn ngập. Tôi đã mua máy bơm nước nhưng phải chờ nước ngoài đường rút hết mới bơm ra ngoài được", bà Mai nói.
Tại nhà ông Nguyễn Thế Oanh, nước cũng ngập quá đầu gối. "Nhà tôi thì trũng nhất khu này, chờ nước rút phải mất cả ngày. Tôi đã treo biển bán nhà mấy tháng nay mà chưa ai mua", người đàn ông 70 tuổi cho biết.
Tại con hẻm khác trên đường Linh Đông, trước và trong sân Tịnh Xá Ngọc Đức cũng lênh láng nước. "Trước kia khi tịnh xá chưa xây mới thì ngập hết cả vào chánh điện luôn", sư cô Tâm Liên cho biết.
Trên đường Tô Ngọc Vân, cơn mưa tầm tã cũng khiến nhà ông Minh ngập sâu, phải mang ủng đi lại. Mỗi khi mưa lớn, ông lại đóng kín cửa nhà để ngăn bùn đất, rác thải trôi vào bên trong.
Trên đường Tô Ngọc Vân, ông Thun dùng gậy khều rác trôi vào nhà. Ông cho biết, mỗi lần ngập là rác dạt vào nhà dân và các con hẻm hai bên đường.
Mưa lớn khiến gần một km đường Tô Ngọc Vân bị ngập sâu. Hàng loạt phương tiện chết máy, nhiều xe phải dừng trên đường, không dám đi qua đoạn ngập.
Bé Bảo được cha dắt đi trên con lươn giữa đường để tránh phải lội nước.
Tại đoạn đường Tô Ngọc Vân giao với đường sắt, giữa cơn mưa ông Dũng đứng trên con lươn hướng dẫn mọi người đi sát vào lề.
Ông Lê Đình Quyết, Phó phòng dự báo, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, lượng mưa chiều nay đo ở Trạm Thủ Đức là 83,8 mm. "Lý do khiến TP HCM mưa lớn chiều nay do vùng xoáy thấp di chuyển theo hướng Nam đến Tây Nam về phía đất liền Nam Bộ", ông Quyết nói.
Khách bị cấm chụp ảnh ở con hẻm trăm tuổi Người dân trong hẻm Hào Sỹ Phường (quận 5) cấm khách đến chụp hình, quay phim để phòng chống Covid-19. Từ tháng 8/2020, điểm check-in hoài cổ nổi tiếng ở TP HCM treo biển cấm quay phim, chụp hình. Tấm biển đầu tiên được viết tay, dán ở lối cầu thang trên tầng, ghi lý do là để phòng tránh nCoV. Biển cấm...