Ngôi đền bí ẩn 7.000 năm tuổi dưới lòng đất của Romania
Những ngọn đồi có rừng và những ngọn núi cheo leo ở Romania cung cấp cho các nhà nghiên cứu và khách du lịch khảo cổ một loạt các nhà thờ kiểu gothic tuyệt đẹp với các tu viện thời trung cổ.
Trong đó, được quan tâm hơn cả là đền Sinca Veche.
Đền Sinca Veche.
Nằm ẩn mình trong những ngọn đồi cây cối rậm rạp phía trên làng Sinca Veche, gần Persani, nguồn gốc của đền Sinca Veche bí ẩn đến mức thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu.
Fagaras Land, nằm ở phía nam Transylvania, là một khung cảnh hoang tàn được đồn bị ám ảnh bởi bóng ma của các nhà sư thời Trung cổ, các thầy tu và các vị vua trong vùng, những người đã từng đi trên những con đường rừng đầy sói, đan vào nhau những tấm thảm của các tu viện Chính thống từng kiểm soát vùng nông thôn Transylvania. Bên dưới thế giới bề mặt được mặt trời chiếu sáng, có một nơi ẩn mình trong những ngọn núi này không giống nơi nào khác trên Trái đất, được biết đến tại địa phương như: Đền Điều ước, Đền Định mệnh, Tu viện Đá và Đền thờ Người ngoài hành tinh.
Nguồn gốc cổ xưa của ngôi đền dưới lòng đất này, bao gồm năm phòng, ngày nay vẫn còn gây khó khăn cho cộng đồng khảo cổ Romania. Trong khi một số người cho rằng nó có nguồn gốc từ Dacian (thời kỳ La Mã), những người khác tin rằng căn phòng bí mật này đã khoảng 7.000 năm tuổi.
Video đang HOT
Bên trong đền Sinca Veche.
Hai phòng tạo thành các khu bảo tồn nguyên thủy (nhà nguyện) và các bức tường của chúng được chạm khắc với các biểu tượng bí truyền khác nhau bao gồm Ngôi sao sáu cánh của David với hình thái cực âm dương của Trung Quốc nằm ở trung tâm hình lục giác.
Bên cạnh đó là các văn bản kỳ lạ được chạm khắc theo một phong cách không rõ xuất hiện trên khắp các bức tường và tại một trong những khu bảo tồn, một bức chân dung gây ấn tượng với nhiều du khách hiện đại được cho giống Chúa Giêsu. Tuy nhiên, nơi đây cũng giống như chưa từng có nhà thờ Thiên chúa giáo nào được xây dựng.
Không gian linh thiêng được thắp sáng bởi hàng loạt cửa sổ thấp và giếng trời cao. Nhiều người dân địa phương tin rằng ngôi đền trong hang động được kết nối với một lâu đài gần đó thông qua một đường hầm bị mất.
Các ghi chép từ năm 1700 cho biết ngôi đền trong hang động đã được sử dụng làm nơi an nghỉ của các nhà sư Transylvanian, những người đã “bị quấy rối để chuyển sang Công giáo”. “Con dấu của Solomon” – Dấu ấn của Solomon là một biểu tượng đặc trưng trong nghệ thuật giả kim thời Trung cổ, cũng như trong các phép thuật và câu thần chú của các cuốn ma đạo thư. Hình dạng này đã được các pháp sư nghi lễ hiện đại, Tân giáo và các nhà tâm linh áp dụng.
Đền Sinca Veche vẫn đang tiếp tục làm đau đầu cộng đồng khảo cổ Romania.
Ngôi đền hang động được nhắc đến lần đầu tiên vào đầu thế kỷ XIII Tuy nhiên, những người khác tranh luận rằng tu viện thực sự được tạo ra như một ngôi đền dành riêng cho Zalmoxis, thần của các dân tộc Dacian. Điều này được khẳng định liên quan đến việc phát hiện ra tiền xu và đồ gốm La Mã trong sáu ngôi nhà và mười ba hố ở Dacic, với một trong những đồng tiền từ thời Tiberius Caesar Augustus, hoàng đế La Mã thứ hai trị vì từ năm 14 đến năm 37 sau Công nguyên.
Các nhà khảo cổ nghi ngờ một pháo đài La Mã nằm gần ngôi đền vẫn chưa được tìm thấy. Người dân địa phương cũng tin rằng những ngọn đồi ẩn giấu ngôi mộ bị mất và các kho báu của một vị tướng La Mã. Trong khi ngôi đền có thể đã được sử dụng vào thời La Mã, nhiều nhà khảo cổ học tin rằng nó đã được tạo ra từ 5.000 năm trước.
Các ghi chép lịch sử về địa điểm này thực tế không có nhiều nhưng danh sách di tích lịch sử của Crestinortodox đã ghi lại địa điểm này là “tu viện hang động (tàn tích) ở làng Sinca Veche, , địa chỉ: Đồi Pleu, có niên đại thế kỷ XVIII”.
Tuy nhiên, linh mục và nhà sử học người Romania, Stefan Metes (1887-1977), thành viên của Học viện Romania, đã nghiên cứu lịch sử của các truyền thống tôn giáo và tâm linh ở Transylvania, lưu ý rằng vào năm 1204 sau Công nguyên, Giáo hoàng Innocent III đã viết về “Các tu viện Chính thống, giản dị và khốn khó, nhưng vẫn được nhiều người biết đến trong những ngày đó “.
Từ thế kỷ XVIII, nhà thờ hang động ở Sinca Veche được gọi là “Ngôi đền của người được chọn”, “Tu viện Stone Dug”, một nơi tĩnh lặng để thực hiện những ước muốn tốt đẹp.
Trước khi phát minh ra giấy vệ sinh thì con người dùng gì?
Trong những ngày đầu của đại dịch Covid-19, giấy vệ sinh trở nên khó kiếm gần bằng một thiết bị bảo vệ cá nhân.
Giấy vệ sinh là mặt hàng được ưa chuộng những ngày đầu đại dịch Covid-19.
Mặc dù giấy vệ sinh đã tồn tại ở thế giới phương Tây từ ít nhất là thế kỷ XVI sau Công nguyên và ở Trung Quốc từ thế kỷ II trước Công nguyên, nhưng ngày nay vẫn có hàng tỷ người không dùng giấy vệ sinh hàng ngày. Thời sơ khai, giấy vệ sinh còn khan hiếm hơn nữa.
Vậy thì người cổ đại dùng gì để lau sau mỗi lần đi vệ sinh?
Nếu chỉ bằng cách phát hiện khảo cổ học thì thật khó có thể trả lời câu hỏi này. Hầu hết các nguyên liệu đều không còn vì chúng là nguyên liệu hữu cơ và tiêu hủy tự nhiên. Tuy vậy, các chuyên gia vẫn có thể phục chế lại một số mẫu vật, trong đó có một số dấu vết của phân, và những mô phỏng về tiền thân của giấy vệ sinh trong một số tác phẩm nghệ thuật và văn học.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, con người đã sử dụng tất cả mọi thứ từ những vật có trong tay cho đến lõi ngô, hay cả tuyết để lau chùi sau khi đi vệ sinh. Theo một nghiên cứu đã công bố vào năm 2016, một trong những vật liệu cổ nhất được nhắc đến là que vệ sinh, được sử dụng ở Trung Quốc cách đây 2.000 năm. Que vệ sinh, hay còn gọi là đồ vệ sinh bằng tre, là que bằng gỗ hoặc tre có quấn vải bên ngoài.
Trong giai đoạn Hy La từ năm 332 trước Công nguyên đến năm 642 trước Công nguyên, người Hy Lạp và người La Mã lau vệ sinh bằng một loại que cuốn bùi nhùi xốp ở đầu. Chiếc que này được để ở nhà vệ sinh công cộng để dùng chung. Một số học giả cho rằng chiếc que này không phải dùng để vệ sinh cá nhân mà để cọ bồn vệ sinh. Que này được làm sạch bằng cách ngâm vào xô nước muối hoặc dấm hoặc xối dưới vòi nước chảy đặt phía dưới bồn vệ sinh.
Người Hy Lạp và La Mã còn dùng các mảnh gốm mài thành hình bầu dục hoặc hình tròn. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy di tích của các mảnh gốm này có dính phân và một chiếc cốc uống rượu khắc hình một người đàn ông lau vệ sinh bằng mảnh gốm này. Dường như người Hy Lạp còn vệ sinh cá nhân bằng một loại mảnh gốm có khắc tên kẻ thù mà họ bầu vào diện phải tẩy chay. Sau đợt bầu, họ thường dùng các mảnh gốm này để lau vệ sinh. Tuy nhiên, vật liệu của các mảnh gốm này có thể gây xước hậu môn, làm viêm tấy da và trĩ ngoài.
Những mảnh vỡ của miếng gốm ostraka từ thế kỷ V trước Công nguyên ở Athens, Hy Lạp.
Ở Nhật Bản vào thế kỷ VIII sau Công nguyên, người ta dùng một loại que gỗ khác để làm sạch cả bên ngoài lẫn bên trong hậu môn. Mà mặc dù các loại que vẫn được dùng phổ biến để làm vệ sinh cá nhân trong suốt lịch sử, người cổ đại từng vệ sinh bằng nhiều loại vật liệu khác, như nước, lá, cỏ, đá, lông động vật và vỏ sò. Vào thời Trung cổ, con người còn dùng cả rêu, cói, rơm và các mảnh thảm dệt.
Người ta dùng quá nhiều thứ đến nỗi tiểu thuyết gia người Pháp Franois Rabelais vào thế kỷ XVI đã viết một bài thơ châm biếm về vấn đề này. Bài thơ của ông lần đầu tiên đề cập đến giấy vệ sinh trong thế giới phương Tây, nhưng ông gọi đó là thứ không hiệu quả. Thay vào đó, ông kết luận rằng dùng cái cổ của một con ngỗng là cách tốt nhất. Mặc dù tác giả này chỉ đùa vui thôi, rằng "lông ngỗng cũng hiệu quả chẳng kém bất cứ thứ nguyên liệu hữu cơ nào khác".
Cứ cho là như vậy, thì thậm chí ngày nay không phải ở đâu cũng dùng giấy vệ sinh. Ví dụ một tờ báo của cộng đồng người Ấn Độ ở Úc SBS Punjabi đã chế giễu người phương Tây đi gom giấy vệ sinh hồi đầu đại dịch và khuyên họ nên dùng nước rửa chứ đừng chùi.
Bí ẩn hài cốt nhiều trẻ em chôn cất với tiền xu trong miệng ở Ba Lan Xác chết của 115 trẻ em đã được phát hiện bởi các công nhân xây dựng đường S19 mới ở Jeowe gần thị trấn Nisko, thuộc tỉnh Podkarpackie, đông nam Ba Lan. Phát hiện kỳ lạ này đã xác nhận một niềm tin địa phương có từ lâu đời về sự tồn tại một nghĩa địa trẻ em bị lạc được đặt ở...