Ngôi đền Ai Cập hơn 2.200 năm tuổi được khai quật trên bờ sông Nile
Đây là ngôi đền được xây dựng cho vua Ptolemy IV, người đã bị phế truất sau khi giả làm nghệ sĩ chứ không phải là một vua Ai Cập cổ đại. Ngôi đền đã bị ẩn giấu trong hơn 2.200 năm, nhưng sau này, người ta cho rằng ngôi đền đó đã mất từ lâu và Pharaoh Ptolemy IV được cho là đã tìm thấy.
Các tàn tích được khai quật ở thành phố Tama, ngay phía bắc Sohag, Ai Cập, trên bờ phía tây sông Nile. Cho đến nay, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một bức tường phía đông-tây, một bức tường phía bắc-nam và góc phía tây nam của ngôi đền, được trang trí với các hình chạm khắc của vị thần Ai Cập Hapi. Những bản khắc này mô tả Hapi mang theo lễ vật trong khi được bao quanh bởi các loài chim và các động vật khác, với văn bản đề cập đến Ptolemy IV – pharaoh thứ tư của triều đại Ptolemaic của Ai Cập.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một bức tường phía đông-tây, một bức tường phía bắc-nam và góc phía tây nam của ngôi đền, được trang trí với các hình chạm khắc của vị thần Ai Cập Hapi
Tờ LiveScience đưa tin ngôi đền được phát hiện vào ngày 30 tháng 9, trong khi các công nhân xây dựng đang khoan trong thành phố. Công việc đã dừng lại và các nhà khảo cổ đã nhanh chóng đến địa điểm này để có một cuộc điều tra kỹ lưỡng hơn.
Trong vài ngày tiếp theo, nhóm phát hiện ra các khu vực khác nhau của ngôi đền và nhiều bản khắc. Một điều đặc biệt khiến họ tin rằng đây là ngôi đền đã mất từ lâu của Pharaoh Ptolemy IV chính là dòng chữ dọc theo các bức tường nhắc đến tên của ông.
Các tàn tích được khai quật ở thành phố Tama, ngay phía bắc Sohag, Ai Cập, trên bờ phía tây sông Nile
Ngôi đền được phát hiện vào ngày 30 tháng 9, trong khi các công nhân xây dựng đang khoan trong thành phố.Trong vài ngày tiếp theo, nhóm phát hiện ra các khu vực khác nhau của ngôi đền và nhiều bản khắc
Video đang HOT
Những người Ptolemy là người Hy Lạp gốc Macedonia cai trị ở Ai Cập từ năm 305 B.C. đến 30 B.C.
Plotemy IV bắt đầu trì vị sau vụ diết hại của mẹ ông vào năm 221 trước Công nguyên cho đến năm 204 trước công nguyên.
Ptolemy được cho là đã chế tạo một con tàu khổng lồ được gọi là tessarakonteres, một con tàu khổng lồ và có thể là con tàu lớn nhất do con người chế tạo.
Tuy nhiên, theo các nhà sử học, ông đã dành phần lớn thời gian của mình trên ngai vàng cho những cuộc vui và giả vờ là một nghệ sĩ chứ không phải là một vị vua Ai Cập.
Vì thiếu đi khả năng lãnh đạo của vị vua này, Ai Cập lúc đó gần như đã mất lãnh thổ Coele-Syria (nay là khu vực trải dài một phần của Lebanon và Syria) cho kẻ thù của mình, Đế chế Seleucid.
Sau sự kiện này, người dân đã chống lại ông với những cuộc nổi loạn khắp thành phố trong suốt năm năm trị vì cuối cùng của ông.
Hoàng Hòa
Theo Dailymail
Choáng ngợp hang động kỳ bí chứa hàng nghìn tượng Phật
Hệ thống hang động Ajanta nằm trong khu rừng rậm hoang vu của cao nguyên Deccan, Ấn Độ nổi tiếng thế giới với hàng nghìn tượng Phật được điêu khắc tuyệt đẹp. Một số bức tượng có niên đại từ thế kỷ 2 trước Công nguyên.
Nằm trong khu rừng rậm hoang vu của cao nguyên Deccan, Ấn Độ, hệ thống hang động Ajanta có hàng ngàn tượng Phật được tình cờ phát hiện vào năm 1819.
Hệ thống hang động Ajanta nằm ở lưng chừng núi, bên dưới là dòng sông Waghora.
Ajanta được bố trí theo hình móng ngựa với các hang động khoét sâu vào bên trong vách núi đá thẳng đứng cao 76m. Toàn bộ hang động do bàn tay con người tạo ra.
Theo các chuyên gia, hệ thống hang động Ajanta gồm 30 hang. Mỗi hang được các chuyên gia đánh theo số thứ tự.
Hệ thống hang động Ajanta được tạo ra trong 2 thời kỳ. Cụ thể, các hang số 8, 9, 10, 12, 13, 15A được xây dựng vào giai đoạn đầu thế kỷ 2 trước Công nguyên. Những hang này mang đậm màu sắc của Phật giáo nguyên thủy.
Cụm hang còn lại được xây dựng vào thế kỷ 5 và mang màu sắc Phật giáo mới. Trong số này, một số hang vẫn chưa hoàn thành quá trình xây dựng.
Bên trong hệ thống hang động Ajanta là hàng ngàn bức tượng được điêu khắc tuyệt đẹp.
Các chuyên gia đánh giá đây là những kiệt tác đẹp nhất của nghệ thuật Phật giáo.
Mỗi bức tượng Phật được đục đẽo, chạm khắc bằng tay vô cùng tỉ mỉ và tinh xảo trên bề mặt vách đá.
Ngoài tượng Phật, bên trong hệ thống hang động Ajanta còn có một số bức bích họa vẽ trên tường vẫn còn khá nguyên vẹn. Vào năm 1983, Ajanta được UNESCO công nhận là di tích lịch sử lớn nhất thế giới.
Theo kienthuc.net.vn
Điều gì giúp Ceasar trở thành nhà độc tài quyền lực nhất La Mã? Các nhà sử học mới đây đã đưa ra nhận định về động cơ thâu tóm toàn bộ quyền lực của nhà độc tài Gaius Julius Caesar thời La Mã. Caesar xuất thân là một tướng lĩnh kiệt xuất, ngang tài Thành Cát Tư Hãn hay Alexander Đại đế. Theo Express, Gaius Julius Caesar là nhà độc tài, chính trị gia, tướng quân...