Ngôi chùa xanh mát thanh tịnh, quanh năm đẹp như chốn thần tiên ở Hà Nam
Nắm cách Hà Nội khoảng 70km, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là điểm đến thu hút rất nhiều người, trong đó có cả giới trẻ tới thăm quan bởi vẻ đẹp xanh mát, thanh tịnh, bình yên.
Ảnh: July Photography
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự tọa lạc tại thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Ban đầu, chùa mang tên chùa Đùng – là ngôi chùa bị bỏ hoang, ít ai biết đến. Đến tháng 12 năm 2015, Đại đức Thích Minh Quang mới về tiếp nhận, tu sửa lại khang trang và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai. Từ đó ngôi chùa thu hút lượng lớn khách thập phương ghé thăm quanh năm.
Ảnh: July Photography
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự nằm trên một ngọn đồi thấp với không gian rộng và bằng phẳng. Cả quần thể ngôi chùa nằm gọn giữa rừng thông, tạo nên bầu không khí lúc nào cũng mát lành, yên tĩnh. Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự có thế tựa lưng vào núi với hai bên tả hữu thanh long – bạch hổ và lưu giữ nhiều cổ vật thiêng liêng mang tính lịch sử.
Ảnh: Trương Đình Minh , July Photography
Đường vào chùa được trải đều bằng những viên sỏi trắng thay vì lát gạch đỏ như thông thường. Ngay trước khu Tổ đường, du khách sẽ bắt gặp Khổ Hải, là 12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. Sỏi trắng mang ý nghĩa của sự thiền định nên được sử dụng rất nhiều trong chùa.
Ảnh: Trương Đình Minh
Ảnh: July Photography
Tương tự như bố cục của những ngôi chùa truyền thống khác, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự gồm có tòa Tam Bảo với tượng Đức Địa Tạng uy nghiêm. Bên phải là nhà thờ Tổ để thờ các vị sư trụ trì theo các đời. Bên cạnh đó, chùa còn có tòa điện nhỏ thờ Phật Bà Quan Thế Âm, Đức Ông và Đức Thánh Hiền, khu nhà ở dành cho Tăng ni – Phật tử ở trong chùa, khu giảng đường nơi các Tăng ni – Phật tử nghe sư trụ trì giảng đạo hàng ngày và diễn ra các khóa tu…
Ảnh: Hồ Duy Anh, Trương Đình Minh, July Photography
Kiến trúc chùa mang đậm nét Phật giáo, với nhiều tiểu tiết hoa văn màu nâu trầm tạo nên một vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính. Tất cả những chi tiết chạm khắc như hình hoa sen, hình rồng, hình thần chim Garuda, hình công phượng cùng các linh vật, cổ vật khác đều tái hiện lịch sử từ thời Lý – Trần.
Ảnh: Trương Đình Minh
Video đang HOT
Ảnh: Nguyễn Thanh Luân
Ảnh: Nguyễn Kế Minh, Trương Đình Minh, July Photography
Với những du khách ghé thăm chùa, ấn tượng lớn nhất chính là khuôn viên của chùa. Dạo một vòng, du khách sẽ cảm giác như tâm hồn được “tưới” xanh bởi trong chùa ngập tràn các khu vườn cây, thảo dược, thuốc chữa bệnh,…tất cả đều được chăm sóc bởi các sư và người dân.
Ảnh: Nguyễn Thanh Luân
Ảnh: Nguyễn Thanh Luân, Trường Đình Minh, Lê Minh Sơn
Khuôn viên được thiết kế, xây dựng theo lối đơn giản nhưng vẫn rất tinh tế, hài hòa giữa cổ điển và hiện đại.
Du khách tới chùa có thể trải nghiệm nhiều hoạt động trong không gian yên tĩnh như thưởng thức trà, đọc sách hay tắm Phật.
Ảnh: July Photography
Ảnh: Trương Đình Minh
Không gian chùa hoàn toàn thanh tịnh, hầu như không có âm thanh gì ngoài tiếng lá cây xào xạc, tiếng chuông gió leng keng trong veo. Bước chân vào chùa, tâm hồn như được tách biệt ra khỏi những suy nghĩ bộn bề thường nhật, bỗng nhiên nhẹ bẫng, trong trẻo và bình an.
Ảnh: Nguyễn Kế Minh
Ảnh: Trương Đình Minh
Mỗi mùa, Địa Tạng Phi Lại Tự lại đang đến cho du khách những cảm nhận, trải nghiệm khác nhau. Mùa xuân với muôn sắc hoa, nhiều không gian mang hình ảnh của Tết cổ truyền; mùa hè với không khí mát mẻ, cây cối xanh mướt; mùa thu là mùa của các lễ hội lớn như Vu Lan, lễ Vía Đức Địa Tạng Bồ Tát, Trung Thu,….; cuối cùng là mùa đông với các buổi trồng cây xanh quanh chùa.
Chính vì khung cảnh đẹp yên bình và nhiều hoạt động, Địa Tạng Phi Lai Tự không chỉ có những người lớn tới thắp hương, cầu bình an…mà còn thu hút rất nhiều các bạn trẻ tới vãn cảnh, chụp ảnh hay tham dự các khóa tu.
Ảnh: July Photography
Ảnh: Lê Minh Sơn, Nguyễn Thùy Trang
Ảnh: July Photography
Về thăm ngôi chùa gần 1000 năm tuổi ở Hà Nam
Tọa lạc trên ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự xây dựng từ thế kỷ 10, được mệnh danh là chốn tiên cảnh giữa lòng núi rừng.
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 70 km về phía nam chỉ mất hơn 1 giờ chạy xe, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự có lịch sử 1.000 năm tuổi nằm trọn trong lòng dãy núi Phi Lai, hai bên là "tả Thanh Long - hữu Bạch Hổ". Các sư thầy trong chùa cho biết, theo như người dân trong làng kể lại chùa được xây dựng vào thời Nhà Lý khoảng thế kỉ 10-11 với tên gọi là chùa Đùng. Thuở mới xây dựng, ngôi chùa này có quy mô vô cùng rộng lớn lên tới hơn 120 gian và đã được nhiều đời vua ghé thăm.
Khoảng 200-300 năm trước, ngôi chùa bị lãng quên, không có sư trụ trì, kiến trúc của ngôi chùa cũng có phần bị hao mòn, cây cối mọc rậm rạp ở xung quanh. Tới tháng 12 năm 2015, đại đức Thích Minh Quang đã tới chùa và bắt đầu tiếp nhận, tu sửa lại kiến trúc của ngôi chùa. Kể từ đây chùa Đùng cũng đã được đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai Tự.
Xung quanh lối vào trong chùa đều được bày trí hoa sen. Mỗi mùa là một loài hoa khác nhau, đến khi hết mùa sen, chùa sẽ trồng các loài hoa khác để bày trí như: hoa súng, hoa cúc,...
Khác với những chùa khác, chùa Địa Tạng thiết kế phần sân trước khuôn viên được trải sỏi màu trắng thay vì lát gạch đỏ. Sư thầy trong chùa chia sẻ: "Chùa thiết kế như vậy không chỉ tạo tiểu cảnh cho đẹp mà sỏi trắng còn mang ý nghĩa của sự thiền định. Khi du khách dạo quanh khuôn viên, nhìn những viên sỏi trắng tinh khiến lòng người trở nên an yên, nhẹ nhàng".
Đặc biệt, ngay trước Tổ đường của chùa 12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. Khi nhìn vào từng viên sỏi bao vây quanh chân sẽ giúp cho tâm mỗi người thanh thản.
Giống như bố cục của các ngôi chùa truyền thống, nơi lớn nhất là tòa Tam Bảo. Tượng Đức Địa Tạng đặt trong tổng thể kiến trúc hài hòa lấy màu nâu, vàng, trắng làm chủ đạo.
Sự khác biệt còn nằm ở hệ thống tượng thờ bên trong chùa đều được tạc bằng gốm không nung.
Nơi tắm Phật được đặt trước nơi thờ Tam Bảo để du khách đến gột rửa tâm hồn, xóa tan mọi muộn phiền và những điều xấu trong suy nghĩ cũng như trong cuộc sống. Bình thường những chùa khác chỉ có tháng 4 mới làm lễ tắm Phật nhưng ở chùa Địa Tạng làm quanh năm để mọi người luôn có thể thực hiện nghi thức này mỗi khi đến Chùa.
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự được xây dựng theo kiến trúc cột kèo truyền thống, với các chi tiết được chạm trổ hoa văn tinh tế, riêng biệt, đặc trưng của các ngôi chùa tại Việt Nam
Hệ thống mái chùa nhiều lớp với mái ngói đặc trưng tạo hình rồng phượng nguy nga.
Chuông gió là một điểm nhấn tại chùa Địa Tạng Phi Lai, được trang trí khắp nơi xung quanh chùa với các loại kích thước khác nhau. Những bản nhạc reo vui của Chư thiên, đất trời và lòng người quyện hòa...
Đến với chùa Địa Tạng Phi Lai Tự, ngoài được hành hương khấn Phật du khách có thể trải nghiệm leo núi phía sau chùa. Hiện chùa có gần 20 điểm dừng chân khác nhau trên con đường lên tới đỉnh núi.
Sự hấp dẫn của chùa không chỉ nằm ở không gian bên trên đồi thông, trên đường đi mọi người sẽ bắt gặp các ngôi nhà đất bình dị, mộc mạc - nơi ở của các sư thầy. Ngoài ra, leo theo triền núi từ phía bên phải của chùa có những hang đá cùng với thảm thực vật vô cùng phong phú như rừng táo, sim rừng, ổi, cây leo rực rỡ sắc màu.
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự còn được ghi dấu ấn bởi sự thanh bình, không ồn ã thường thấy của một điểm du lịch nổi tiếng. Dù cuối tuần chùa đón rất nhiều khách tham quan chụp ảnh, nhưng hầu như không có những hoạt động chèo kéo, mua bán trong khuôn viên chùa.
Ngôi chùa như đang ẩn mình trong rừng cây ở Hà Nam Địa Tạng Phi Lai Tự là một ngôi chùa mới xây dựng nhưng được nhiều du khách ghé thăm bởi sự yên bình, thanh tịnh. Chùa Địa Tạng Phi Lai cách Hà Nội khoảng 70 km, tựa lưng vào núi. Chùa tọa lạc tại thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Ban đầu, chùa mang tên chùa Đùng -...