Ngôi chùa thiêng kỳ vĩ của Phật giáo Thăng Long có nhiều kỷ lục được ghi nhận
Chùa Non Nước nằm trong quần thể khu di tích Đền Sóc (Sóc Sơn – Hà Nội) nổi bật với không gian chính điện có diện tích 260m2, cao 14m.
Ngôi chùa có số cột gỗ lim tại chính điện nhiều nhất Việt Nam với 80 cột, chiều dài 14m, đường kính 35cm. Tổng thể chùa sử dụng đến 30 tấn đồng để đúc tượng Phật và 600m3 gỗ lim, 30m3 đá xanh để xây dựng…
Chùa Non Nước với tên gọi khác là Sóc Thiên Vương Thiền tự được xem là một ngôi chùa thiêng kỳ vĩ của Phật giáo Thăng Long
Ngôi chùa cổ này nằm ở cao 110m so với mặt nước biển
Khuôn viên chùa được phủ bằng hệ thống cây xanh, trong đó nổi bật là những cây bồ đề rủ lá, thông xanh lá kim
Chùa vừa có sự trang nghiêm lại vừa có khung cảnh hữu tình, mang lại cảm giác yên bình
Tòa chính điện này sử dụng 80 cột lim có chiều cao khoảng 14m, đường kính khoảng 35cm
Video đang HOT
Chùa Non Nước trở thành ngôi chùa có chính điện sử dụng cột gỗ lim nhiều nhất Việt Nam
Tòa chính điện có diện tích 260m2, cao 14m
Không gian thanh tịnh tại chùa Non Nước
Tổng thể chùa sử dụng đến 30 tấn đồng để đúc tượng Phật, 600m3 gỗ lim, 30m3 đá xanh để xây dựng
Chùa Non Nước còn sở hữu tượng Phật Tổ Như Lai bằng đồng liền khối lớn nhất Việt Nam
Ghé thăm chùa Non Nước Ninh Bình: ngôi chùa có nhiều tượng phật nhất Việt Nam
Ninh Bình là nơi có nhiều quần thể khu di tích lịch sử được nhiều người biết đến. Một trong số đó không thể không nhắc đến chùa Non Nước Ninh Bình, một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tâm linh thu hút đông đảo du khách.
1. Chùa Non Nước ở đâu?
Địa chỉ: Lê Đại Hành, Thanh Bình, Ninh Bình
Chùa Non Nước Ninh Bình nằm tọa lạc ngay tại ngọn núi Non Nước, bên cạnh bờ sông Đáy và cửa sông Vân. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy bởi chùa thuộc khu di tích với nhiều địa điểm nổi tiếng tại Ninh Bình. Chùa nằm cách Tràng An Hoa Lư khoảng 9km và cách Hang Múa 7km. Vì thế khi đến tham quan chùa Non Nước bạn cũng có thể kết hợp tham quan nhiều địa điểm nổi tiếng khác. Khi đến đây bạn sẽ được tận hưởng vẻ đẹp bình yên tại Ninh Bình cũng như sự bình an và linh thiêng tại chùa.
2. Lịch sử hình thành chùa Non Nước
Chùa Non Nước Ninh Bình còn có một tên gọi khác là Dục Thúy Sơn. Nơi đây được mệnh danh là một trong những ngọn núi đẹp nhất tại Ninh Bình. Trước kia nơi đây chỉ là một vọng gác tiền tiêu bảo vệ thành Hoa Lư. Đây cũng là nơi gắn với lịch sử chuyển giao chế độ quan trọng thời nhà Đinh và nhà Lê.
Trương Hán Siêu, một danh sĩ thời Trần chính là người đầu tiên phát hiện ra vẻ đẹp của núi Non Nước. Ông cũng chính là người đặt cái tên Dục Thúy Sơn cho chùa lúc bấy giờ. Cũng chính tại nơi này, nhiều bài thơ của các danh sĩ được ra đời trước vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên nơi đây.
3. Những địa điểm tham quan tại Chùa Non Nước
Đỉnh núi Non Nước
Để đến với đỉnh Non Nước bạn sẽ cần bằng qua 100 bậc đá. Từ trên ngọn núi cao nhìn xuống là khung cảnh đất trời bình yên tại Ninh Bình. Đây cũng chính là địa điểm được rất nhiều người yêu thích và muốn chinh phục. Đặc biệt, khi leo lên đến đỉnh bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức những bài thơ vịnh của những nghệ nhân nổi tiếng trên các mỏm đá.
Đền thờ Trương Hán Siêu
Đền thờ được xây dựng để tôn vinh Trương Hán Siêu, người đã phát hiện ngọn núi này và cũng là một vị quan có công với tổ quốc. Đền thờ Trương Hán Siêu được thiết kế theo kiểu chữ Đinh. Trên đỉnh đền có hai con rồng chầu mặt nguyệt. Gian Bái Đường ở hai bên cắm bát cửu. Tại gian cuối có chữ Trương Hán Siêu đúc bằng đồng. Đền thờ là nơi rất linh thiêng nên hầu hết du khách đến đây sẽ cầu bình an.
Lầu đón gió Nghinh Phong Các
Lầu Nghinh Phong Các được xây dựng vào thế kỉ XIV và có vị trí nằm ở giữa đỉnh núi Non Nước. Khi lên đến đỉnh núi Non Nước, bạn sẽ thấy Nghinh Phong Các, nơi các nhà văn, thi sĩ xưa thường ngồi đàm đạo thơ văn. Đâu cũng là nơi Trương Hán Siêu thường ngồi ngâm thơ.
Tượng đài anh hùng Lương Văn Tụy
Anh hùng Lương Văn Tụy là một trong những chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi thời khách chiến chống Pháp. Ông là người có công cắm cờ búa liềm trên núi Non Nước nhằm khơi gợi sự phấn khích của người dân. Tượng đài tại đây được xây dựng nhằm tôn thờ vị anh hùng hào kiệt của dân tộc.
4. Một số lưu ý khi tham quan chùa Non Nước
Chùa Non Nước là địa điểm thuộc quần thể du lịch tâm linh nên khi đến đây bạn nên lưu ý một số điều sau:
Không quay phim, chụp ảnh khi chưa có sự cho phép của quản lý ngôi chùa. Nếu có ý định quay phim làm tư liệu thì bạn nên xin phép trước.
Không tùy tiện bẻ cây, hái lá hay đụng chạm vào bất kỳ đồ vật nào ở trong chùa.
Không dẫm đạp lên tượng, cây cối khi tham quan cũng như khi checkin chụp ảnh.
Để gìn giữ cảnh quan trong chùa, tuyệt đối không vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định.
Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến tham quan bạn nên ăn mặc nghiêm túc, chỉnh tề, kín đáo. Đi đứng và nói chuyện nhẹ nhàng, không làm ồn và ảnh hưởng đến không gian thanh tịnh tại chùa.
Nên đi giày hoặc dép êm, dễ di chuyển để không bị đau chân khi đi bộ trong chùa.
Nếu đi vào hôm trời nắng, bạn nên mang theo ô và bình nước uống để không bị nắng nóng và thiếu nước.
'Hồ nước trên mây' cao nhất Đông Dương, đẹp như thiên đường nằm sát Sapa Với cảnh quan rợp màu thanh bình của thiên nhiên, Séo Mý Tỷ có thể được ví như 'thiên đường bị lãng quên' ở Sapa. Từ đèo Ô Quy Hồ ngoạn mục đến đỉnh Fansipan hùng vĩ, Bản Cát Cát xinh đẹp..., Sapa từ lâu đã trở thành một điểm đến hàng đầu của du khách khắp cả nước. Tuy nhiên, vùng đất...