Ngôi chùa thiêng bên núi Đọi sông Châu
Chùa Đọi Sơn (còn gọi là Long Đọi Sơn) tọa lạc trên đỉnh núi Long Đọi, thuộc địa phận xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam được biết đến là một danh thắng nổi tiếng, là trung tâm Phật giáo của trấn Sơn Nam xưa.
Đây là di tích văn hóa lịch sử cấp Quốc gia đã được Nhà nước công nhận từ năm 1992.
Chùa Long Đọi Sơn
Núi Đọi – sông Châu từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa của miền đất Hà Nam lịch sử. Sự linh thiêng của cổ tự Đọi Sơn có lẽ một phần cũng là do ngôi chùa này nằm ở vùng đất địa linh, sơn thủy hữu tình này.
Chùa Đọi Sơn có tên chữ là Diên Linh tự, do vua Lý Thánh Tông và Vương phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng năm 1054. Đến đời Lý Nhân Tông, nhà vua này tiếp tục xây dựng phát triển và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh (từ năm 1118 đến năm 1121). Qua nhiều thời đại và nhiều biến cố lịch sử, ngôi chùa nhiều lần được trùng tu tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét cổ kính…
Quần thể di tích Long Đọi Sơn hiện nay có kiến trúc khang trang, với khuôn viên xây dựng rộng tới 10.000m2. Từ dưới chân núi, qua 373 bậc thang bằng đá xẻ, đá phiến, có bóng cây che mát chưa bước chân du khách lên chùa Đọi.
Đường lên chùa đi qua 373 bậc thang bằng đá xẻ, đá phiến
Video đang HOT
Núi Đọi nằm ở giữa xã, cao chừng khoảng 400m, chu vi khoảng chừng 2500m. Mặt bằng chùa rất rộng, lưng tựa vào núi iệp với ba dòng sông uốn khúc bao quanh. Ngôi chùa hiện chùa còn giữ được nhiều di vật quý như: tượng Phật Di Lặc bằng đồng ở chính điện; 6 pho tượng Kim Cương bằng đá, cao 1,60m; bia đá Diên Linh (dựng năm 1121), cao 2,88m, rộng 1,40m và dày 0,29cm, đặt trên đế đá chạm rồng, hình chạm khắc và hoa văn trang trí trên bia mang đậm phong cách thời Lý; 4 pho tượng hình người có cánh cao 40cm, bề ngang 30cm.Quanh chân núi có 9 giếng nước tự nhiên mà dân gian gọi là chín mắt rồng.
Chốn bình yên, thanh tịnh nơi cửa Phật
Từ trên đỉnh núi phóng tầm mắt ra bốn phía, khung cảnh khoáng đạt, nên thơ, có cánh đồng lúa, bãi ngô, ruộng khoai mượt mà, tươi xanh, chân núi có dòng Châu Giang quanh co lượn khúc như dải lụa đào uốn quanh.
Tương truyền, dưới thời Lý chùa mang tên là Long Đội Sơn, đến thời Hậu Lê đổi tên là Đọi Sơn. Nhân dân quanh vùng truyền rằng cái tên Đọi Sơn là do núi trông giống hình dạng cái bát úp (“bát” trong tiếng cổ có nghĩa là Đọi).
Chùa Đọi Sơn có giá trị về mặt lịch sử, văn hoá tâm linh to lớn
Quần thể di tích chùa Long Đọi Sơn có giá trị về mặt lịch sử, văn hoá tâm linh to lớn. Từ xa xưa tín ngưỡng dân gian đã coi Đọi Sơn là trái “núi thiêng”. Thuyết phong thủy nói rằng nơi đây đất phát nghiệp bá vương: “Đầu gối núi Đọi, chân dọi Tuần Vường, phát tích đế vương, lưu truyền vạn đại”. Xung quanh chân núi đã phát hiện nhiều mộ cuốn vòm kiểu Hán, đầu người chết quay đầu về núi. Trong quá trình khai quật mộ thuyền ở địa phận xã Yên Bắc các nhà khảo cổ đã phát hiện và chứng kiến nhiều ngôi mộ có đầu nhằm hướng núi Đọi.
Lần theo lịch sử, những di tích đầu tiên được phát hiện ở núi Đọi là khu mộ táng cổ có niên đại trước sau Công nguyên ở khu vực ven Đầm Vực, khu Ao Gấu và gò Con Lợn. Từ khu di chỉ đến chân núi chỉ khoảng 1km.
Trong 11 ngôi mộ được tìm thấy có 3 ngôi mộ thuộc loại quan tài hình thuyền, hai ngôi mộ đất kè đá, bốn ngôi mộ dát giường. Các ngôi mộ đều quay đầu vào núi. Chính những phát hiện này càng làm cho vùng đất này mang một nét đẹp kì bí, lạ thường. Cho tới ngày nay, người dân vẫn thường qua lại nơi đây và mỗi dịp lễ, tết để cầu khấn, gửi gắm những nguyện vọng, mong ước của họ.
Lễ hội chùa Đọi Sơn hàng năm mở từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 3 âm lịch. Tại lễ hội là đám rước kiệu từ chân núi lên chùa nhằm tưởng niệm Lý Nhân Tông và Vương phi Ỷ Lan- người có công xây dựng ngôi chùa.
Diệu Minh (tổng hợp)
Ngôi chùa sở hữu kiến trúc tuyệt đẹp giữa lòng cố đô Huế
Sở hữu kiến trúc độc đáo cùng cảnh sắc an tịnh hệt như chốn bồng lai, chùa Huyền Không là địa điểm du khách không thể bỏ lỡ khi đến Huế.
Tọa lạc tại thôn Nham Biền, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, chùa Huyền Không hay có tên gọi khác là chùa Huyền Không 1, cách trung tâm thành phố khoảng hơn 10 km về phía Tây, cách chùa Thiên Mụ khoảng 3 km. Nơi đây là địa điểm du lịch bạn không thể bỏ qua khi đến Huế.
Chùa Huyền Không 1 là sự kết hợp giữa kiến trúc Huế, Ấn Độ và Nhật Bản. Chùa nằm trong khuôn viên khá rộng với diện tích khoảng 6.000 m2, được quy hoạch thành khung cảnh tràn ngập cây xanh, yên tĩnh.
Ảnh: Phương Nguyễn, Ngọc Hạnh.
Trong khuôn viên chùa có Bảo tháp Đại Giác, được xây dựng mô phỏng theo đại tháp nổi tiếng ở Ấn Độ. Chóp tháp có màu vàng rực rỡ và thân tháp với màu trắng nổi bật, chạm trổ nhiều hoa văn đậm chất Ấn Độ, tạo nên một góc check-in độc đáo. Tuy nhiên, kích thước ngôi tháp nhỏ hơn nhằm tạo được sự hài hòa với các công trình khác của chùa.
Ảnh: Lâm Bảo Khánh , Ngọc Hạnh.
Chùa Huyền Không thu hút du khách bởi không gian cổ kính cùng sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Huế và nét đẹp tinh tế đậm phong cách Nhật Bản. Những mái nhà với kiểu mái Lương Đình ngói đỏ, hàng cột gỗ bóng loáng hay những chiếc đèn lồng khẽ lay trong gió, tạo nên một không gian tĩnh tại giữa lòng cố đô Huế.
Vì là địa điểm du lịch tâm linh, bạn lưu ý trang phục lịch sự khi tham quan chùa. Áo dài, nón lá là gợi ý khi đến vãn cảnh chùa. Ngoài ra, du khách cũng cần giữ yên lặng, tránh lại tiếng động lớn, ảnh hưởng đến vẻ trang nghiêm, thanh tịnh của chùa.
Ảnh: Thecorgisaurus , Lâm Bảo Khánh.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nếu có ý định du lịch Huế, bạn nên thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, hạn chế tiếp xúc với người nước ngoài...
Đà Nẵng, TP.HCM vào Top "Điểm đến thịnh hành trên thế giới năm 2020" Ngày 28/2, Trung tâm Xúc tiến du lịch Đà Nẵng cho hay, trang web du lịch lớn nhất thế giới TripAdvisor, ngày 25/2 vừa qua đã công bố tôn vinh Đà Nẵng vào Top 10 "Điểm đến thịnh hành trên thế giới năm 2020". Theo bà Nguyễn Thị Hoài An, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng,...