Ngôi chùa nguy hiểm nhất, tọa lạc trên đỉnh núi cao 2500 mét nhưng lại thu hút rất nhiều du khách tới tham quan
Ngôi chùa này không chỉ có địa thế nguy hiểm mà còn có lịch sử lâu đời với nhiều bí ẩn.
Đặc biệt là nơi đây còn có khí hậu cực kỳ đặc biệt khiến nhiều du khách tò mò muốn đến thăm.
Mỗi khi tới ngày nghỉ lễ đều sẽ có rất nhiều người tới chùa để cầu phúc, cầu sức khỏe cho bản thân và gia đình. Đa số các ngôi chùa đều nằm ở địa điểm tương đối xa xôi, hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu ngôi chùa nguy hiểm nhất Trung Quốc, nằm ở trên đỉnh núi cao 2500 mét. Trong chính ngọn núi cao này có văn hóa Phật Giáo, có những vách núi đá hình dạng kỳ dị, có những biển mây chập chờn, còn có rất nhiều động vật quý hiếm,… ẩn chứa rất nhiều thứ quý giá.
Ngôi chùa này không chỉ có địa thế nguy hiểm mà còn có lịch sử lâu đời với nhiều bí ẩn.
Phạn Tịnh Sơn là một ngọn núi thuộc các huyện Ấn Giang, Tùng Đào và Giang Khẩu, địa cấp thị Đồng Nhân, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Trong ngọn núi cao 2494 mét này, độ che phủ của nó là 95%, là nơi cư trú của rất nhiều loài động thực vật, trong đó có 31 loài thực vật và 19 loài động vật thuộc loài động thực vật được nhà nước Trung Quốc bảo vệ. Ở núi Phạn Tịnh, mùa hè không khô nóng, mùa đông không quá lạnh, nhiệt độ trung bình ở ngưỡng 15 độ C, năm 2015 được đánh giá là khu du lịch cấp 5A của Trung Quốc.
Nhìn từ xa, ngọn núi chỉ có 1 đỉnh nhưng khi đến gần mới thấy giữa đỉnh núi có một khe đá chia ngọn núi thành 2 đỉnh, đỉnh của hai ngọn núi này có một ngôi chùa, ở giữa có một cây cầu nối hai đỉnh lại với nhau. Kiểu kiến trúc này khiến người ta chỉ nhìn thôi cũng thấy sợ hãi, cảm tưởng như ngôi chùa nằm trên mây, trông rất giống nơi ở của thần tiên. Hàng ngàn năm trở lại đây, người dân địa phương coi Phạn Tịnh Sơn như là núi Phật Giáo, đã trải qua 5 lần trùng tu mới có được hình dáng như ngày nay.
Video đang HOT
Các du khách phải tốn thời gian rất lâu mới có thể trèo lên được tới đỉnh Phạn Tịnh Sơn, cũng không biết là trong thời cổ đại, người xưa đã xây dựng ngôi chùa này trên đỉnh núi như thế nào. Từ hình ảnh chụp lại có thể thấy một ngôi chùa thì thờ phụng Phật Thích Ca Mâu Ni, một bên thì thờ Phật Di Lặc. Rất nhiều tín đồ thành tâm khi đứng từ xa nhìn thấy hai ngôi chùa này nằm giữa mây sương chập chờn thì cảm giác như đi lên chốn tiên cảnh, còn gọi nơi đây với cái tên mỹ miều là “hồng vân kim đỉnh”.
Những món đặc sản nổi tiếng ở đây gồm có trà Phạn Tịnh Sơn, thịt bò sấy khô, đậu phụ sấy, du khách khi tới đây vãn cảnh thường không thể bỏ qua những món ngon này. Trà Phạn Tịnh Sơn đã có lịch sử 500 – 600 năm, trong lá trà có chứa các chất cần thiết cho cơ thể người như nguyên tố vi lượng kẽm và selen. Ngoài ra, món đậu phụ sấy nghe có vẻ đơn giản, bình thường nhưng nó phải trải qua hơn 10 công đoạn mới có thể làm ra được món đậu phụ sấy này. Đây cũng là món đặc sản mà người dân bản địa tặng cho bạn bè làm quà lưu niệm.
Hàng năm, mùa mưa thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, nếu như mọi người lựa chọn khoảng thời gian này để tới Phạn Tịnh Sơn thì phải nhớ chuẩn bị quần áo dày và ô dù, áo mưa để tránh bị cảm cúm.
Đọc đến đây, mọi người đã muốn tới Phạn Tịnh Sơn du lịch chưa?
Ngắm hoa gạo nở đỏ rực bên ngôi chùa ngàn năm tuổi ở Hà Nội
Mỗi năm tháng 3 hoa gạo nở đỏ rực ở chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội khiến du khách đến vãn cảnh ngôi chùa ngàn năm tuổi thích thú.
Khi hoa gạo nở rộ rực rỡ vào những ngày tháng 3, đây cũng là thời điểm du khách đến vãn cảnh, tham quan, chụp ảnh bên ngôi chùa cổ kính ngàn năm tuổi ở thủ đô Hà Nội.
Hoa gạo còn có những tên gọi khác là mộc miên, Pơ Lang
Ghi nhận của PLO, những ngày này thiếu nữ Hà Thành trong tà áo dài thướt tha ghi lại những khoảnh khắc hoa gạo nở đỏ rực ở chùa Thầy.
Không gian ở chùa Thầy không chỉ trầm mặc, linh thiêng mà còn mang những giá trị kiến trúc độc đáo giữa khung cảnh núi non hùng vĩ.
Theo tìm hiểu Chùa Thầy - tên chữ là Thiên Phúc Tự, nằm gối đầu vào núi Phật Tích còn gọi là núi Thầy, được xây dựng từ thời nhà Lý ((1072 - 1127) và gắn liền với giai thoại cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Đây là một quần thể di tích và danh thắng nổi tiếng với nhiều điểm tham quan như quán Tam Xã, đình Thụy Khuê, hang Cắc Cớ, vườn trúc Lữ Gia...
Khi đến với chùa Thầy, nhiều du khách cho biết như như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh giữa tiết mùa Xuân mát mẻ, trong lành.
Thủy đình trên hồ một kiến trúc đặc sắc, hình ảnh tiêu biểu của chùa Thầy với những nhành hoa gạo đỏ cuốn hút mọi ánh nhìn.
Hoa ban nở trắng trên núi rừng Điện Biên Những ngày tháng 3 này, trên khắp núi rừng tỉnh Điện Biên khoác lên mình tấm áo trắng tinh khôi của hoa ban. Hoa ban là biểu tượng kiêu hãnh của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên nói riêng và Tây Bắc nói chung, biểu trưng cho sự thuần khiết, trong sáng của người phụ nữ, cũng là biểu tượng cho...