Ngôi chùa mang tên của đá – Chùa Cổ Thạch, Bình Thuận
Linh thiêng và huyền bí là hai cụm từ ngắn gọn để miêu tả chùa Cổ Thạch. Mang một vẻ đẹp hoang sơ với lối kiến trúc cổ kính, được xây dựng trên sườn núi cao 64m so với mặt nước biển, thuộc khu du lịch Cổ Thạch của huyện Tuy Phong, Bình Thuận cách Thành phố Phan Thiết 100km về phía Bắc.
Nằm trong các hang đá, bao quanh là cây cối và những cơn sóng biển vỗ rì rào nơi này được người dân địa phương gọi với cái tên đơn giản – Chùa Hang. Mỗi năm “chùa Hang” đều thu hút lượng lớn du khách khắp nơi về hành hương và tham quan.
Ngôi chùa toát lên vẻ cổ kính, trang nghiêm (Ảnh @liluinsta)
Lịch sử hình thành của Chùa Cô Thạch
Vào những năm Minh Mạng thứ 16 (1835 – 1836) , có một vị sư Bảo Tạng ( có tài liệu ghi chép là Bửu Tạng) đến thôn Bình Thạnh và cho xây một am nhỏ đặt tên Cổ Thạch Tự để sống cuộc đời tu hành, cứu giúp chúng sanh thoát khỏi đau khổ trong thời loạn lạc.
Để tưởng nhớ ân đức này của Thiền Sư Bảo Tạng, nhà chùa Cổ Thạch Bình Thuận đã lấy ngày 25/05 âm lịch hằng năm làm ngày giỗ Tổ. Theo thăng trầm thời gian, 170 năm trôi đi, Cổ Thạch Tự từ một am nhỏ được tu sửa khang trang, không chỉ rộng lớn hơn mà đến năm 1996 chùa được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia. Dù được trùng tu lại khá nhiều nhưng chùa vẫn giữ được nét trang nghiêm cổ kính và linh thiêng vốn có. Len lỏi giữa những tảng đá, những am nhỏ được dựng lên trong oai nghi và linh thiêng đến lạ kì, điều này đã giúp cho chùa Cổ Thạch được xếp vào TOP những địa điểm linh thiêng tại Việt Nam.
170 năm trôi đi, nhưng chùa Cổ Thạch vẫn giữ được nét trang nghiêm, cổ kính
Vẻ đẹp cổ kính của chùa Cổ Thạch
Cổ Thạch Tự tựa đầu lên núi lên đồi cùng hàng ngàn phiến đá, hang động kỳ bí, thấp thoáng trong làn sương mờ như chốn bồng lai tiên cảnh khiến du khách đã không quản ngại đường xa để được vãng cảnh chùa. Con đường lên chùa có dốc thoải và hơi quanh co gồm 36 bậc thang được nối tiếp nhau bằng phiến thạch. Dưới chân bậc thang là đôi rồng uốn lượn hai bên như để chào đón những du khách đến chùa hành hương.
Khuôn viên chính của chùa Cổ Thạch được thiết kế theo lối kiến trúc cổ xưa, từ cổng Tam Quan nhìn sang chiếc cầu gần đó có bên phải là bức tượng hình hổ ngồi và bên trái là tượng voi nằm được tạc vô cùng tinh vi , đến Ngọ Môn, có lầu Chuông và gác Trống, chánh điện chùa thờ Phật Tổ,.. tất cả đều được chạm trổ và điêu khắc một cách tinh tế. Mái chùa hiện lên ngay giữa những tán cây cao là hình tượng tứ linh “Long, Lân, Quy, Phụng” phù hợp với câu thơ:
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời với tổ tông
Video đang HOT
Con đường rợp bóng cây (Ảnh @nna03_02)
Cổ Thạch có ý nghĩa là “đá xưa”,đúng như tên gọi của nó, ngôi chùa được hình thành bởi những tảng đá tự nhiên khổng lồ lên tới hơn 4 hecta với hình thù kỳ lạ, gác chồng lên nhau tạo ra những hang động kỳ bí, bên cạnh đó chính điện nằm lọt thỏm trong quần thể núi đá tự nhiên, kế đó là các nhà thiền, từ đường, nhà tổ, gác chuông, gác trống,… Dường như tất cả các công trình trong chùa đều được thiết kế một cách tinh tế và tỉ mỉ.
Ngoài kiến trúc, du khách còn bị trầm trồ bởi chùa Cổ Thạch trải qua nhiều năm lịch sử và lưu giữ nhiều cổ vật quý hiếm mang đậm giá trị lịch sử như: các câu liễn, câu đối nhiều niên đại khảm bằng xà cừ, ghép mực sành, Đại Hồng chung, trống sấm đều có niên đại từ nửa đầu thế kỷ 19 hay những tài liệu có từ ngày lập chùa…
Những câu liễn, câu đối vẫn được giữ lại cho đến thời nay
Đặc biệt, tại chùa Cổ Thạch có một hệ thống hang động rất lớn, có thể mất cả ngày di chuyển mới có thể tham quan hết tất cả. Mỗi hang động là một nét đẹp và ý nghĩa riêng. Trong hang thờ các vị Thần, Phật, Bồ Tát hoặc các nhà sư đa viên tịch, những vong linh lang thang… để khách tham quan chiêm ngưỡng và lễ bái.
Quần thể kiến trúc tại chùa Cổ Thạch
Mỗi hang động đều mang một vẻ đẹp riêng
Những điêu thú vị ít người biêt tại chùa Cô Thạch
Trước khi về bạn có thể ghé thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng ngay gần đó như bãi đá đa sắc màu – Cà Dược. Nằm phía Tây Nam là 2 bãi biển hoang sơ,biển rộng mênh mông, sóng vỗ rì rào, hầu như chưa có ai khai phá. Đứng trước biển cả và thiên nhiên, con người bỗng trở nên nhỏ bé và trầm lặng đến lạ thường. Đến chùa Cổ Thạch, ngoài tham quan và lễ bái Phật, du khách còn có thể ngắm cảnh,nhìn bãi biển Cổ Thạch xanh ngắt bốn mùa, và chiêm nghiệm về cuộc đời, thanh lọc lại tâm hồn một cách an lạc nhất.
Dưới chân núi là những bãi biển hoang sơ, sóng biển vỗ rì rào bình yên
Lưu ý khi đên chùa Cô Thạch
- Tại chùa Cổ Thạch đa số chỗ ở là nhà nghỉ nhỏ chưa được quy hoạch, với khách sạn và resort nằm khá xa, sẽ bất tiện cho việc di chuyển. Nếu du khách có ý định ở lại qua đêm, hay du lịch theo hình thức nghỉ dưỡng tại nơi này thì nên cân nhắc.
- Ban đêm tại con đường gần chùa có chợ Đêm chuyên bán các loại hải sản chế biến sẵn, giá khá rẻ và tươi mới. Bên cạnh đó là những món đặc sản nói này như: Bánh tráng mắm ruốt, Bánh tráng nướng… Du khách sẽ không lo vấn đề ăn uống.
- Khi tham quan chùa, vì đây là nơi tôn nghiêm nên mong du khách có thể mặc những bộ trang phục kín đáo, lịch sự và không nên có những hành động như: cười nói lớn tiếng, hút thuốc, uống bia…
Du lịch đảo Phú Quý - địa điểm hoang sơ mới nổi tại Bình Thuận
Du lịch đảo Phú Quý đang là từ khóa hiện đang rất hot, nhất là với cộng đồng thích du lịch tiết kiệm và ưa chuộng thiên nhiên hoang sơ, tránh xa xô bồ, náo nhiệt.
Được xem như viên ngọc thô của vùng biển Bình Thuận, đảo Phú Quý sẽ chinh phục du khách ngay khi vừa đặt chân đến.
1. Đảo Phú Quý ở đâu?
Đảo Phú Quý là một huyện đảo nổi tiếng và xinh đẹp thuộc tỉnh Bình Thuận, cách trung tâm Thành phố Phan Thiết 120km (khoảng 56 hải lý). Huyện đảo có đảo chính Phú Quý và những hòn đảo nhỏ bao quanh như: Hòn Cao, Hòn Đỏ, Hòn Tranh hay Hòn Hải.
Nhìn từ trên cao, tùy theo từng góc độ mà có lúc Đảo Phú Quý trông như một con rồng đang hướng ra biển lớn, khi thì giống con cá thu, lúc lại giống một chú cá voi khổng lồ. Vì vậy, đảo cũng mang nhiều tên gọi khác nhau: Cù Lao Thu hay Cù lao Khoai Xứ.
Do đó, nếu du khách có nghe những tên gọi này thì đừng bất ngờ nhé!
2. Thời điểm lý tưởng để du lịch đảo Phú Quý
Vì đảo Phú Quý thuộc vùng biển duyên hải Nam Trung Bộ, nên trước khi đi, du khách cần kiểm tra thời tiết nha! Thông thường, mùa bão của khu vực này rơi vào tháng 9 đến tháng 11. Do đó, mùa đẹp nhất để đi là xuân hè, từ tháng 1 đến tháng 6 hàng năm. Lúc này, miền Trung khá ấm áp, khô ráo, ít mưa, thuận lợi cho việc tham quan, chụp ảnh sống ảo.
3. Chơi gì khi du lịch đảo Phú Quý
Huyện đảo Phú Quý gồm 10 hòn đảo lớn nhỏ với nhiều cảnh quan hoang sơ, đặc sắc. Trải nghiệm tắm biển và lặn ngắm san hô tại đây không thua kém gì những "người anh em" Phan Thiết hay Phú Quốc. Không những vậy, người dân thân thiện và nhịp sống hiền hòa cũng là điều hấp dẫn du khách.
a. Tắm biển đảo Phú Quý
Nếu sáng sớm là thời điểm tận hưởng không khí và cảnh quan xinh đẹp của Phú Quý thì buổi chiều chắc chắn là thời điểm lý tưởng để thả mình vào làn nước trong xanh, mát lạnh. Mách nhỏ cho du khách nhé, biển Phú Quý tương đối sâu nhưng lặng sóng và nước trong, thấy cả đáy nên du khách có thể dễ dàng tìm được độ sâu phù hợp để "vùng vẫy" thỏa thích.
b. Lặn ngắm san hô
Chỉ những vùng biển nước trong và không ô nhiễm thì san hô mới có thể sinh sản và phát triển. Tại đảo Phú Quý, các rạn san hô rực rỡ đã góp phần làm nên vẻ đẹp cho huyện đảo và lặn ngắm san hô đã trở thành hoạt động nhất định phải thử khi đến Phú Quý. Các khu vực ngắm san hô trải rộng về phía các đảo lân cận, nổi bật như Hòn Tranh là điểm ngắm san hô tuyệt đẹp.
c. Câu cá trên tàu
Lênh đênh ra khơi và thử thách tính kiên nhẫn của bản thân với trải nghiệm câu cá biển tại Phú Quý. Là một ngư trường hải sản thì lượng tôm cá quanh đảo Phú Quý vô cùng dồi dào. Vì vậy, dù là "tay mơ" hay người câu cá chuyên nghiệp, du khách vẫn có thể thu được thành quả là những chú cá bò, cá mú tươi rói đấy!
d. Ngắm bình minh và hoàng hôn trên biển
Điểm ngắm bình minh đẹp nhất trên đảo là Mũi Doi Mộ Thầy. Nếu không thể dậy sớm thì đừng lỡ hẹn hoàng hôn tại bờ kè Ngũ Phụng, vịnh Triều Dương hay đỉnh núi chùa Linh Sơn, du khách nhé!
e. Hòa mình vào cuộc sống làng chài
Đảo Phú Quý là nơi mà đa phần cư dân sống bằng nghề chài lưới, do đó du khách sẽ cảm nhận rõ rệt hương biển thấm nhuần trong nếp sống và con người nơi đây.
Những cảnh đẹp, đặc sản nên thử khi du lịch Hòn Cau, Bình Thuận Nắm những bí quyết dưới đây sẽ phần nào giúp bạn trải nghiệm du lịch tại Hòn Cau (Bình Thuận) thú vị mà lại an toàn. Du lịch Hòn Cau (Bình Thuận). Ảnh: BTC. Hòn Cau (hay còn gọi Cù Lao Câu) được coi là thắng cảnh thiên nhiên thơ mộng, cảnh quan hoang sơ với một hệ sinh thái phong phú, đa...