Ngôi chùa hơn 100 năm tuổi có kiến trúc Ấn Độ ở An Giang
Chùa Tây An nằm ở chân núi Sam đã được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Nằm ở chân núi Sam, TP Châu Đốc, chùa Tây An được Tổng đốc Doãn Uẩn lập vào năm 1847, trải qua nhiều lần mở rộng, trùng tu. Đây còn là nơi bắt nguồn cho văn hóa tôn giáo của người dân quanh vùng nói riêng và miền Tây nói chung.
Chùa tọa lạc trên nền đất cao và thoáng rộng. Tổng diện tích khuôn viên chùa là 15.000 m2. Đứng từ xa, du khách có thể nhìn thấy chùa với điểm nhấn ấn tượng là ba ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc rực rỡ. Chùa cất theo lối chữ tam, được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là “ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam”.
Trong chính điện có khoảng 150 pho tượng lớn nhỏ. Các tượng Phật, Bồ tát, La hán, Bát bộ kim cang, Ngọc hoàng, Huỳnh đế, Thần nông… được làm bằng gỗ cổ thụ, chạm trổ công phu.
Trải qua hơn một thế kỷ, kiến trúc của ngôi chùa vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn. Chính điện là dãy nhà rộng, hai tầng mái, lợp ngói đại ống, cột gỗ căm xe. Hai bên là lầu chiêng và lầu trống, trên đỉnh trang trí các tượng tứ linh (long, lân, quy, phụng) đẹp mắt.
Nền chùa lát gạch bông. Đằng sau chánh điện là gian nhà thờ rộng thoáng. Các cột gỗ được trùng tu, đỡ bằng trụ bê tông.
Video đang HOT
Chiếc chuông đồng to bên trong chánh điện.
Chùa được xây dựng với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng. Họa tiết thể hiện kiến trúc Việt ở các cây cột.
Tượng các vị thần Ấn Độ trên trần tại lối vào chánh điện.
Chùa được bao quanh bởi khu vườn có nhiều cây cối xanh mát. Bên trong sân chùa có một cột phướn cao 16 m.
Hai ngọn tháp có phần dưới vuông giống như kiến trúc chùa tháp Việt, phần đỉnh lại mang dáng dấp kiểu Ấn Độ.
Ngôi chùa đã được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích “kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia” vào tháng 7/1980. Công trình được xem như là một biểu tượng lịch sử, minh chứng cho sự giao lưu giữa kiến trúc cổ Việt Nam và Ấn Độ. Đây không chỉ là nơi thu hút đông Phật tử vào mỗi dịp lễ hội mà còn là điểm dừng chân thú vị cho người yêu thích khám phá các công trình kiến trúc cổ.
Theo trí thức trẻ
Những điểm siêu đẹp ở An Giang
Những ngôi chùa, đỉnh núi, dòng sông và cả con người chân chất miền quê ở vùng đất An Giang làm mê hoặc khách du lịch...
Phong cảnh hữu tình khi đứng trên đỉnh núi Cấm - ẢNH: TẤN HIỆP
Ở An Giang, có rất nhiều địa điểm để "sống ảo" tuyệt đẹp, cảnh vật nên thơ, bình dị làm những người "sống vội" cũng phải chùn chân ghé lại thưởng thức.
Những ngôi nhà bồng bềnh trên dòng sông
Ghé núi Sam
Tuy nói An Giang thuộc vùng sông nước, nhưng nơi đây cũng có những ngọn núi chót vót và trên những ngọn núi ấy là những ngôi chùa với kiến trúc tuyệt đẹp đang ẩn mình. Đặc biệt là núi Sam. Từ đỉnh núi Sam có thể ngắm nhìn TP.Châu Đốc đầy thơ mộng. Và ngọn núi này cũng là "thiên đường sống ảo" của nhiều người trẻ.
Đứng trên đỉnh núi Sam, Trần Ngọc Thiện (21 tuổi, quê Khánh Hòa) hồ hởi cầm máy ảnh vội bấm lia lịa. Thiện cho biết rất thích cảm giác đứng trên cao ngắm nhìn cảnh vật. "Đây là lần đầu mình ghé Châu Đốc. Ở đây không có hướng dẫn viên du lịch, nên mình chọn người dân địa phương làm hướng dẫn cho tụi mình. Nhờ vậy mình hiểu hơn về núi Sam, sự tích những ngôi chùa, miếu. Đặc biệt từ trên đỉnh núi sẽ nhìn thấy nước bạn Campuchia", Thiện chia sẻ.
Ở núi Sam có ngôi miếu Bà chúa Xứ, di tích lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An... nổi tiếng linh thiêng và hằng năm thu hút rất đông người đến tham quan.
"Sống ảo" trên dòng sông của "làng nổi"
Về núi Cấm
Dọc theo cung đường đến núi Cấm là hàng trăm cây thốt nốt mọc hai bên. Cảnh đẹp đó làm xao xuyến lữ khách, khiến họ phải ghé "chộp" mấy tấm hình lưu niệm cùng xứ sở thốt nốt.
Nguyễn Thái Sơn (23 tuổi), sống tại TP.HCM, cho biết con đường lên núi Cấm là một trải nghiệm thú vị về chuyến đi của Sơn. "Lần đầu mình đi con đường cheo leo như vậy. Nhưng khi lên tới đỉnh núi, vẻ đẹp nơi này làm khỏa lấp đi nỗi sợ con đường vừa trải qua. Ở trên đỉnh núi sẽ là điều thích thú với những tay nhiếp ảnh vì có thể "bắt mây". Mình đã sưu tập được cả album trên này", Sơn chia sẻ.
Còn với Bùi Thị Hương (19 tuổi), quê Đồng Tháp, thì từ trên đỉnh núi Cấm có thể ngắm nhìn vẻ đẹp của tượng Phật Quan Âm, tượng Phật Di Lặc, chùa Vạn Linh... "Trên núi Cấm dịch vụ rất rẻ, mua quà cũng không sợ nói thách. Đặc biệt trên núi có hồ cá tha hồ sống ảo", Hương kể.
Hàng cây thốt nốt mọc dọc các cung đường
Bồng bềnh "làng nổi"
Những ngôi nhà nổi dọc các con sông ở An Giang cũng là địa điểm mà nhiều người trẻ muốn tìm tới để tham quan, chụp hình. Người từ phương xa đến, có thể "quá giang" các thuyền chạy dọc sông để ngắm nhìn những căn nhà bồng bềnh trên sông và cảm nhận cuộc sống yên bình của những hộ dân nơi đây. Nếu đi theo đoàn, có thể thuê những chiếc vỏ lãi và nhờ người dân đưa đi.
Mỗi chuyến đi, mỗi địa điểm sẽ để lại trong mỗi người cảm xúc riêng. Với những người mà tôi trò chuyện, có lẽ vùng đất An Giang đã để lại trong họ nhiều cảm xúc đẹp và khó quên...
Theo thanhnien.vn
Ngôi chùa con trai xây để tưởng nhớ cha ở Nhật Bản Chùa Soun-ji nép mình dưới tán cây tuyết tùng và tre ở Hakone nay trở thành điểm đến của những người thích khám phá lịch sử Nhật Bản. Nằm ở tỉnh Kanagawa thuộc Hakone ( Nhật Bản) , chùa Soun-ji mang trong mình nét đẹp cổ kính và là trung tâm tâm linh của vùng. Chùa Soun-ji mang nét đẹp cổ kính. Ảnh:...