Ngôi chùa có không gian hướng biển ‘độc nhất vô nhị’ ở xứ Thanh
Chùa Bụt ở Thanh Hóa là ngôi chùa linh thiêng với không gian hướng biển, thiết kế kiến trúc độc đáo hiện đang là chốn linh thiêng mà nhiều người dân tìm đến mỗi khi có dịp về xứ Thanh du lịch biển.
Chùa Bụt Hòn Bò được xây dựng lại tại chính trầm tích văn hóa từ 1.000 năm trước nơi người dân lập gian thờ Phật cạnh gian thờ Đức Thánh Cả Tô Hiến Thành. Từ năm 2021, chùa được trùng tu và mở cửa đón khách. Mới đi vào hoạt động chưa lâu nhưng chùa Bụt đã thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách khi đến du lịch biển Hải Tiến.
Chùa mở cửa quanh năm, vào dịp lễ, Tết nơi đây nhộn nhịp vì đông đảo người dân và du khách đến tham quan.
Sau khi được xây dựng và tôn tạo lại chùa Bụt hiện được hoàn thiện với 12 công trình: Cổng tam quan, Lầu chuông lầu trống, Tượng Phật tổ như lai ban phúc, Tượng đài chiến thắng, Nhà tăng ni, Hồ Mẫu tử, Chùa Bụt, Phủ Mẫu – nhà Linh, Đền thờ Đức Thánh Cả, Đền thờ Cá Voi, Cầu thạch bích bãi Râu Rồng và cuối cùng là Tượng Phật bà quan âm Nam Hải.
Chùa Bụt có thế “tựa sơn đạp thủy” tức là lưng tựa núi, mặt hướng biển nên có quang cảnh rất thoáng đãng. Nhờ đó chùa Bụt mang vẻ đẹp độc đáo với phong cảnh hùng vĩ, phía sau là chân núi Hòn Bò, phía trước hướng ra cửa biển Lạch Trường.
Trong khuôn viên chùa có nhiều tượng phật, tiểu cảnh được bày trí đan xen trên bãi cỏ và giữa hồ nước.
Video đang HOT
Không gian bên trong sân chùa Bụt.
Cảnh quan chùa Bụt luôn khiến du khách đến đây phải mê mẩn.
Tượng Phật Quan thế Âm.
Du khách check-in tại chùa Bụt trong chiều ngày 3/9.
Vào mùa du lịch biển Hải Tiến từ tháng 4 đến tháng 9, chùa Bụt đón nhiều lượt khách đến tham quan.
Lãnh đạo xã Hoằng Trường cho biết, chùa Bụt thuộc quần thể công viên văn hóa tâm linh Lạch Trường, công trình do xã làm chủ đầu tư, xây dựng từ nguồn vốn xã hội hóa. Việc đầu tư xây dựng công viên văn hóa du lịch tâm linh Lạch Trường tạo điểm đến tham quan, du lịch, tâm linh, kết nối với khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến và các khu di tích lịch sử tại xã Hoằng Trường, tạo thành chuỗi du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh, lịch sử của huyện.
Ngôi chùa 400 năm tuổi có 'hòn đá thần' linh thiêng tọa lạc tại vùng 'thắng cảnh giữa vùng đồng bằng', nằm cạnh bên dòng sông nội địa dài nhất Việt Nam
Với lối kiến trúc cổ kính cùng vị trí độc đáo, ngôi chùa này thu hút nhiều du khách tới tham quan, chiêm bái.
Chùa Châu Thới nằm trên đỉnh ngọn núi cùng tên tại phường Bình An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, cách TP.HCM và Đồng Nai không xa. Núi Châu Thới cao 82m so với mực nước biển và được mệnh danh là "thắng cảnh giữa vùng đồng bằng".
Chùa Châu Thới là một quần thể kiến trúc độc đáo, nằm cheo leo trên ngọn núi đá, với mặt trước hướng ra hồ nước tự nhiên và xung quanh được bao phủ bởi cây xanh. Chùa hướng mặt ra dòng sông Đồng Nai - con sông nội địa dài nhất Việt Nam tạo nên sự hài hòa giữa thiên nhiên và kiến trúc, phác họa một bức tranh sơn thủy hữu tình, biến nơi này thành điểm đến hấp dẫn cho du khách. Chùa đã được xếp hạng danh thắng quốc gia vào ngày 21/4/1989.
Chùa Châu Thới nằm trên đỉnh núi Châu Thới, nơi được mệnh danh là "thắng cảnh giữa vùng đồng bằng". Ảnh: Internet
Theo tài liệu của Bảo tàng tỉnh Bình Dương, chùa Châu Thới được xây dựng từ năm 1612 dưới sự chỉ đạo của hòa thượng Khánh Long. Trải qua nhiều thế kỷ, chùa đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần, do nhiều đời hòa thượng trụ trìvà trở thànhngôi chùa cổ nhất ở vùng Đông Nam Bôợ̉ thời điểm hiện tại.
Chùa Châu Thới từ lâu đã nổi tiếng với sự linh thiêng, gắn liền với nhiều truyền thuyết, đặc biệt là câu chuyện về "ông Tà" - hòn đá thần. Truyền thuyết kể rằng vào năm 1971, khi sư trụ trì cho mở đường và xây dựng bậc thang từ chân núi lên chùa, các thợ xây gặp phải một tảng đá lớn chặn ngang đường tại bậc thang thứ 170. Mọi nỗ lực di chuyển hoặc phá vỡ tảng đá đều không thành công.
Sư trụ trì quyết định giữ nguyên hòn đá, cho rằng đây là vật trấn yểm, là "vị thần" bảo vệ chùa. Tảng đá được sư trụ trì viết lên mấy chữ Hán "Tà lão trung sơn" (ông Tà giữa núi), từ đó trở thành đối tượng thờ cúng của người dân trong vùng và được gọi trang trọng là "ông Tà" hay "hòn đá thần."
Ngôi chùa có hàng trăm năm lịch sử hình thành với những câu chuyện tâm linh nổi tiếng. Ảnh: Nguyễn Văn Hữu
Chùa Châu Thới không chỉ là một nơi linh thiêng thu hút người dân đến hành hương, mà còn là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách muốn ngắm cảnh và tận hưởng bầu không khí yên bình, thanh tịnh giữa lòng thiên nhiên. Nằm cách TP.HCM khoảng 30km về hướng Đông Bắc, chùa chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 1 giờ lái xe.
Vị trí của chùa Châu Thới rất thuận lợi, cách thành phố Thủ Dầu Một 20km về phía Tây và nằm trên trục đường chính nối liền TP.HCM - Bình Dương - Bà Rịa Vũng Tàu. Chính nhờ vị trí đắc địa này mà chùa thu hút đông đảo du khách đến tham quan và chiêm bái.
Chùa Châu Thới là một nơi linh thiêng thu hút người dân đến hành hương. Ảnh: Nguyễn Văn Hữu
Khi đến chân núi, du khách có hai lựa chọn: gửi xe và leo 220 bậc thang để lên chùa, hoặc lái xe theo con đường dẫn thẳng lên đến nơi. Cả hai con đường đều mang đến những trải nghiệm thú vị riêng, giúp du khách cảm nhận được sự hùng vĩ và linh thiêng của chùa.
Chùa Châu Thới hiện là một quần thể kiến trúc và tâm linh phong phú. Nơi đây gồm nhiều khu vực như chánh điện, điện thờ Ngũ Hành Nương Nương, Thiên Thủ Thiên Nhãn, Diêu Trì Kim Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu và điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đặc biệt, vào năm 1996, chùa đã xây dựng thêm một bảo tháp cao 22m với 4 tầng, vừa tăng thêm tính thẩm mỹ cho quần thể, vừa mở rộng không gian để du khách tham quan.
Chùa Châu Thới hiện là một quần thể kiến trúc và tâm linh phong phú. Ảnh: Nguyễn Văn Hữu
Ngôi chùa có tông màu chính là vàng hoàng kim bắt mắt, ngay từ phần thiết kế của mái chùa đã thu hút ánh nhìn và góp phần làm nổi bật vẻ uy nghiêm, cổ kính của nó. Trên đỉnh mái có 9 con rồng hướng ra nhiều phía khác nhau, mặt tiền cũng được ghép gốm sứ với tạo hình tứ linh, thủ quyền và Đức Phật đản sinh.
Khi bước vào khuôn viên chùa, du khách sẽ cảm nhận ngay sự linh thiêng qua những pho tượng trang nghiêm, được chế tác tinh xảo. Đặc biệt, tượng Quan Thế Âm bằng đồng và đá cẩm thạch tạo nên điểm nhấn ấn tượng, khiến ai cũng phải trầm trồ. Từ trên cao nhìn xuống, nổi bật nhất là hai bức tượng Quan Thế Âm trắng muốt, đứng sừng sững ở hai góc trái và phải của quần thể chùa. Những bức tượng này không chỉ toát lên vẻ uy nghiêm mà còn thể hiện sự hiền hậu, bác ái.
Ngôi chùa có tông màu chính là vàng hoàng kim bắt mắt. Ảnh: Nguyễn Văn Hữu
Chùa Châu Thới còn là nơi lưu giữ ba pho tượng Phật bằng đá cổ và tượng Quan Âm bằng gỗ mít, tất cả đều có tuổi đời trên 100 năm. Những hiện vật quý giá này là minh chứng sống động cho bề dày lịch sử và giá trị văn hóa của ngôi chùa.
Tọa lạc trên đỉnh núi cao, chùa Châu Thới mang đến cho du khách cảm giác như lạc vào chốn thần tiên khi viếng thăm vào buổi sáng. Bên dưới là vực sâu, hồ nước tĩnh lặng, xung quanh là không gian yên bình, chỉ có gió thoảng và mây bay trên đầu.
Vị trí của chùa rất thuận tiện cho du khách, nằm gần các điểm vui chơi và nghỉ mát như chùa Tam Bảo, suối Lồ Ồ và núi Bửu Long (Biên Hòa), giúp dễ dàng kết hợp tham quan và chiêm bái.
Mê đắm đảo Mê Đảo Mê vẫn còn giữ được vẹn nguyên những vẻ đẹp hoang sơ vốn có, sở hữu thiên nhiên xanh mát, không khí trong lành. Được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hòa, đảo Mê được coi là "hòn ngọc xứ Thanh" đang dần trở thành điểm du lịch - trải nghiệm hấp dẫn, thu hút du khách. Hoàng hôn tại "Thập...