Ngôi chùa cổ có lịch sử dữ dội thời chiến tranh VN
Chùa Từ Đàm ở Huế là ngôi chùa cổ in đậm các diễn biến lớn của lịch sử Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam.
Tọa lạc tại số 1 đường Sư Liễu Quán, thuộc phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế, chùa Từ Đàm là một ngôi chùa cổ danh tiếng ở Huế. Ảnh: Cổng tam quan chùa Từ Đàm ở Huế.
Đây cũng là một ngôi chùa in đậm các diễn biến lớn của lịch sử Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Tòa chính điện và tháp Ấn Tôn trong khuôn viên chùa.
Theo các sử liệu, chùa do Thiền sư Minh Hoằng – Tử Dung khai sơn vào khoảng cuối thế kỉ 17, và sau đó được đặt tên là chùa Ấn Tôn, với ý nghĩa là “lấy sự truyền tâm làm tông chỉ”. Ảnh: Cây bồ đề tại chùa Từ Đàm có nguồn gốc từ Ấn Độ, nơi đức Phật thành đạo, được trồng sớm nhất tại Việt Nam.
Trong cuộc chiến tranh giữa chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, chùa Ấn Tôn bị hư hại nặng như nhiều ngôi chùa khác trong vùng. Đến năm 1813, chùa mới được tái thiết. Ảnh: Chính điện chùa Từ Đàm.
Năm 1841, vua Thiệu Trị đổi tên chùa Ấn Tôn thành chùa Từ Đàm (do kỵ húy tên vua là Miên Tông), với ý nghĩa là “đám mây lành của Phật pháp”. Ảnh: Bên trong chính điện.
Là nơi quy tụ những học giả Phật giáo xuất sắc nhất miền Trung, trong giai đoạn thực dân Pháp thống trị Việt Nam, chùa Từ Đàm trở thành trung tâm của phong trào Chấn hưng Phật giáo Trung Kỳ từ thập niên 1920. Ảnh: Tháp Ấn Tôn.
Video đang HOT
Năm 1951, một hội nghị rất quan trọng được tổ chức tại chùa, nhằm thống nhất Phật giáo trên toàn quốc, quy tụ các đại biểu của 6 tập đoàn Tăng già và cư sĩ cả nước.
Hội nghị đã ra quyết nghị thành lập một Tổng hội lấy tên là Hội Phật giáo Việt nam, qua đó thống nhất Phật giáo Việt Nam và gia nhập Phật giáo thế giới.
Vào những năm 1960, chùa Từ Đàm là trung tâm của các hoạt động phản chiến và đấu tranh chống lại chế độ độc tài Ngô Đình Diệm.
Chùa là nơi khởi phát phong trào Bất Bạo Động, chống lại chính sách kỳ thị Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm để bảo vệ Đạo pháp, diễn ra từ ngày 8/3/1963 cho đến ngày 1/11/1963.
Trong thời gian đó, Hòa thượng Thích Tiêu Diêu đã tự thiêu tại sân chùa Từ Đàm, khiến toàn thế cộng đồng Phật giáo Việt nam chấn động.
Từ ngôi chùa này, ngọn lửa đấu tranh của Phật giáo đã lan rộng khắp miền Nam Việt Nam, góp phần làm lung lay tận gốc chế độ Ngô Đình Diệm…
Về mặt kiến trúc, chùa Từ Đàm lúc mới hình thành chỉ là tịnh thất nhỏ làm bằng cây lá. Chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Sau các cuộc trùng tu lớn vào những năm 2000, diện mạo của chùa đã thay đổi toàn diện khi tòa chính điện mới bề thế cùng tòa tháp Ấn Tôn 7 tầng uy nghiêm được xây dựng.
Ngày nay, chùa Từ Đàm là một điểm đến nổi tiếng xứ Huế, thu hút rất đông du khách tới thăm hàng năm.
Theo_Kiến Thức
Chùa Bà Đanh - Ngôi chùa cổ độc đáo nhất Hà Nam
Chùa Bà Đanh là một ngôi chùa thuộc dòng Phật giáo Đại Thừa với những nét kiến trúc riêng độc đáo, xung quanh là sông núi hữu tình.
Từ bấy lâu nay, chùa Bà Đanh (thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) đã đi vào tâm thức của người Việt Nam qua câu nói cửa miệng "Vắng như chùa Bà Đanh". Tương truyền chùa có từ thế kỷ thứ 7, ban đầu nơi đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến đời vua Lê Hy Tông (1675-1705), đền được xây dựng lại to đẹp khang trang hơn. Người dân thấy phong cảnh đẹp, đền linh thiêng nên chuyển ngôi đền ở vị trí thường bị ngập lụt và rước tượng Phật về phối thờ. Về tên gọi chùa Bà Đanh, theo truyền thuyết của địa phương, chùa thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh như tên gọi ngày nay. Câu so sánh "Vắng như chùa Bà Đanh" có từ bao giờ và vì sao lại có sự so sánh đó đến nay vẫn còn là thắc mắc của nhiều người. Có nhiều cách lý giải về câu nói này nhưng ý kiến được cho là chuẩn xác nhất là do chùa Bà Đanh nằm ở vị trí u tịch, xa dân cư, ba mặt là sông, rừng rậm chắn, lối đi độc đạo, lại có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Cách duy nhất an toàn là chèo thuyền qua sông Đáy nhưng vì bất tiện nên người hành hương thưa thớt. Cũng giống kiến trúc của nhiều ngôi chùa vùng đồng bằng Bắc Bộ, chùa Bà Đanh là một quần thể kiến trúc liên hoàn gồm nhà bái đường, nhà thượng điện, nhà trung đường, phủ thờ Mẫu, nhà tổ... Bên cạnh đó, ngôi chùa thuộc dòng Phật giáo Đại Thừa này có những nét riêng độc đáo. Trong chùa không chỉ có tượng Phật mà còn có tượng của Đạo giáo như Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu, các tượng Tam Phủ, Tứ Phủ, Pháp Vũ. Chùa cũng được biết đến với những bộ vì kèo gỗ được chạm khắc rất tinh xảo với nhiều chủ đề khác nhau. Ngày nay, đường đến chùa Bà Đanh đã thuận lợi hơn nhiều, do đó khách tìm chùa về thăm quan, hành hương khá đông, khiến ngôi chùa không còn vắng vẻ như xưa nữa. Dù vậy, câu ví von "Vắng như chùa Bà Đanh" sẽ mãi mãi là một "thương hiệu" làm nên sự nổi tiếng của ngôi chùa cổ độc đáo này.
Từ bấy lâu nay, chùa Bà Đanh (thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) đã đi vào tâm thức của người Việt Nam qua câu nói cửa miệng "Vắng như chùa Bà Đanh".
Tương truyền chùa có từ thế kỷ thứ 7, ban đầu nơi đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến đời vua Lê Hy Tông (1675-1705), đền được xây dựng lại to đẹp khang trang hơn. Người dân thấy phong cảnh đẹp, đền linh thiêng nên chuyển ngôi đền ở vị trí thường bị ngập lụt và rước tượng Phật về phối thờ.
Về tên gọi chùa Bà Đanh, theo truyền thuyết của địa phương, chùa thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh như tên gọi ngày nay.
Câu so sánh "Vắng như chùa Bà Đanh" có từ bao giờ và vì sao lại có sự so sánh đó đến nay vẫn còn là thắc mắc của nhiều người.
Có nhiều cách lý giải về câu nói này nhưng ý kiến được cho là chuẩn xác nhất là do chùa Bà Đanh nằm ở vị trí u tịch, xa dân cư, ba mặt là sông, rừng rậm chắn, lối đi độc đạo, lại có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Cách duy nhất an toàn là chèo thuyền qua sông Đáy nhưng vì bất tiện nên người hành hương thưa thớt.
Cũng giống kiến trúc của nhiều ngôi chùa vùng đồng bằng Bắc Bộ, chùa Bà Đanh là một quần thể kiến trúc liên hoàn gồm nhà bái đường, nhà thượng điện, nhà trung đường, phủ thờ Mẫu, nhà tổ...
Bên cạnh đó, ngôi chùa thuộc dòng Phật giáo Đại Thừa này có những nét riêng độc đáo. Trong chùa không chỉ có tượng Phật mà còn có tượng của Đạo giáo như Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu, các tượng Tam Phủ, Tứ Phủ, Pháp Vũ.
Chùa cũng được biết đến với những bộ vì kèo gỗ được chạm khắc rất tinh xảo với nhiều chủ đề khác nhau.
Ngày nay, đường đến chùa Bà Đanh đã thuận lợi hơn nhiều, do đó khách tìm chùa về thăm quan, hành hương khá đông, khiến ngôi chùa không còn vắng vẻ như xưa nữa.
Dù vậy, câu ví von "Vắng như chùa Bà Đanh" sẽ mãi mãi là một "thương hiệu" làm nên sự nổi tiếng của ngôi chùa cổ độc đáo này.
Theo_Kiến Thức
Vườn tháp mộ khổng lồ trong ngôi chùa cổ miền Trung Vườn tháp mộ chùa Thiên Ấn là nơi quy tụ những ngôi bửu tháp lớn, có kiến trúc ít thấy ở các khu tháp mộ cổ của chùa Việt. Nằm trên đỉnh núi Thiên Ấn, chùa Thiên Ấn là ngôi chùa cổ nổi tiếng của vùng đất Quảng Ngãi. Một trong những nét độc đáo của ngôi chùa này là khu tháp mộ...