Ngôi chùa cổ 300 tuổi có tượng Phật nằm trên mái dài nhất châu Á ở Bình Dương
Ngôi chùa là một trong những công trình Phật giáo nổi tiếng bậc nhất tại Bình Dương.
Tọa lạc tại số 29 đường Chùa Hội Khánh, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, chùa Hội Khánh là một công trình kiến trúc tôn giáo, nghệ thuật lớn ở tỉnh Bình Dương.
Chùa Hội Khánh được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1993.(Ảnh: nguyendoptgp)
Được xây dựng từ thế kỷ XVIII (năm 1741), công trình ban đầu nằm trên một ngọn đồi cao, nhưng sau khi bị khói lửa chiến tranh tàn phá gần như toàn bộ, chùa Hội Khánh đã được khôi phục lại ở vị trí dưới chân đồi.
Qua nhiều lần trùng tu và nâng cấp cùng với biến cố của lịch sử, thời gian, ngôi chùa cổ đến nay vẫn giữ được những nét kiến trúc đặc trưng của một công trình Phật giáo quy mô từ nhiều thế kỷ trước.
Cổng tam quan với họa tiết điêu khắc tỉ mỉ ở chùa. (Ảnh: huysilom)
Trải dài trên diện tích 700m2 với loạt các công trình từ chánh điện, giảng đường, Đông lang và Tây lang, bảo tháp…, chùa Hội Khánh gây ấn tượng bởi kiến trúc cổ kính, mang giá trị nghệ thuật, lịch sử và văn hóa cao.
Hầu hết các công trình chánh điện, các khu giảng đường, Đông lang và Tây lang, phòng tiếp khách… được xây dựng chủ yếu bằng gỗ. (Ảnh: vietnamese_architecture)
Từ cổng tam quan độc đáo với những chú rồng được điêu khắc tỉ mỉ ở trên mặt cổng, đi sâu vào trong chánh điện với hàng trăm bức tượng Phật trang nghiêm, các kèo cột, rường, vách hoàn toàn được xây dựng bằng vật liệu gỗ, đến nội thất, tranh, tượng, đồ thờ tự cũng mang đậm dấu ấn của kiểu nhà gỗ cổ ở miền Đông Nam Bộ… mọi góc trong ngôi chùa đều toát lên vẻ truyền thống, mang hơi hướng hoài cổ, mộc mạc.
Video đang HOT
Chùa Hội Khánh với nét cổ kính mang đậm phong cách nhà cổ miền Đông Nam Bộ. (Ảnh: Tann Tu)
Nếu như bên trong nội thất của chùa đem đến một không gian xưa cũ, hoài niệm thì đến với khu vực sân chùa, du khách được dịp chiêm ngưỡng các công trình kỳ vĩ mang hơi thở hiện đại hơn như tòa tháp cao 9 tầng ứng với 9 vị trụ trì đã mất. Ngọn tháp nổi bật cao vút giữa khuôn viên rộng lớn, kết hợp với các công trình biểu tượng khác của chùa càng tăng thêm vẻ bề thế đặc sắc nơi đây.
Một góc tòa tháp ở chùa. (Ảnh: phucpool)
Đặc biệt phải kể đến Phật đài cao tới 22m, nơi có bức tượng Đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn trong tư thế nằm đầy uy nghiêm. Với chiều cao 12m, dài 52m, đây là công trình đáng tự hào của Phật giáo Bình Dương nói riêng và của Việt Nam nói chung, đã được ghi nhận là “Tượng Phật nhập Niết bàn nằm trên mái chùa dài nhất tại Châu Á”.
Tượng Phật nằm đồ sộ nằm trong khuôn viên ngôi chùa. (Ảnh: phamdinh.long)
Không chỉ là địa điểm đem lại sự thanh bình, tĩnh tại cho tín đồ Phật tử mỗi khi đến viếng bái, cầu an, chùa Hội Khánh với kiến trúc ấn tượng còn là nơi được nhiều người lựa chọn để lưu lại những bức ảnh đẹp. Chắc chắn, ngôi chùa cổ 300 tuổi này sẽ là một điểm dừng chân đầy hứa hẹn với những ai có dịp ghé thăm Bình Dương vào một ngày không xa.
Chùa Khánh Hội còn là địa điểm chụp ảnh yêu thích của du khách. (Ảnh: Nguyễn Hoàng Anh)
Những góp chụp ấn tượng tại ngôi chùa. (Ảnh: itscthinh)
Bất ngờ với danh tính chủ nhân mộ cổ hoành tráng nhất Bình Dương
Không thể ngờ người an nghỉ ở khu lăng mộ cổ đổ nát, hoang phế này là vị đại gia giàu nhất Thủ Dầu Một, nức tiếng cả xứ Nam kỳ xưa.
" Mộ ông Lân" là tên mà người dân địa phương dùng để gọi khu mộ cổ hoang phế có quy mô lớn, nổi tiếng bậc nhất tỉnh Bình Dương. Khu mộ nằm ở địa phận phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một.
Đây là một quần thể kiến trúc lăng mộ kiểu truyền thống của giới quý tộc xưa, được xây dựng rất công phu, với các công trình chính từ trước ra sau là cổng tam quan, khu mộ phần gồm ba ngôi mộ có tường bao quanh và khu nhà thờ.
Người dân sống trong vùng không ai biết khu mộ được hình thành khi nào, là nơi an nghỉ của ai. Chỉ biết đây là phần đất thuộc quyền quản lý của dòng họ Trần - dòng họ có truyền thống lâu đời ở Thủ Dầu Một.
Theo một số tư liệu, khu lăng mộ này thuộc về ông Trần Văn Lân, người giàu nhất tỉnh Thủ Dầu Một xưa, nay là tỉnh Bình Dương.
Ngược dòng thời gian, ông tổ của dòng họ Trần là ông Trần Công Tính sinh năm 1805 làm nghề đóng thuyền. Ông sinh được ba người con trai là Trần Văn Miên, Trần Văn Long và Trần Văn Lân.
Lớn lên, những người anh em họ Trần tiếp tục nối nghiệp cha, trong đó ông Trần Văn Lân làm cả nghề buôn gỗ. Ông từng có nhiều trại cưa nằm ven sông Sài Gòn cũng như ở vùng rừng núi thượng nguồn dòng sông này ở phía biên giới giáp với Campuchia.
Là người nhạy bén trong kinh doanh, cơ nghiệp của ông Lân không ngừng mở rộng. Ông đã tích tụ được khối tài sản khổng lồ, trở thành người giàu nhất đất Thủ, được cả xứ Nam Kỳ biết đến.
Các con ông Trần Văn Lân cũng rất thành đạt. Trong đó, phải kể đến ông Trần Văn Hổ, làm đến Đốc phủ, một chức quan khá lớn lúc bấy giờ.
Căn nhà của ông Trần Văn Hổ được xem là có một không hai ở Bình Dương, được xây dựng trong hơn ba năm liền. Công trình khánh thành năm 1890, nay là một di tích lịch sử cấp quốc gia, tọa lạc tại số 18 Bạch Đằng, TP. Thủ Dầu Một.
Do thăng trầm của thời cuộc mà các hậu duệ họ Trần tứ tán khắp nơi, bỏ lại nhiều tài sản cùng khu mộ tổ ở Thủ Dầu Một. Khu lăng mộ hoành tráng một thời của ông Trần Văn Lân đã nằm trong tình trạng hoang phế nhiều thập niên, trở thành phế tích đổ nát.
Dù không còn nguyên vẹn, những đường nét kiến trúc tinh xảo của công trình vẫn khiến hậu thế trầm trồ thán phục. Có dịp ghé thăm Thủ Dầu Một, nhiều du khách phương xa không bỏ lỡ dịp tìm đến khu cổ mộ này để cảm nhận thời vàng son của gia tộc lừng lẫy đất Thủ xưa...
Công viên Mắt Xanh Bình Dương - thiên đường vui chơi, nghỉ dưỡng siêu vui dịp cuối tuần Công viên Mắt Xanh Bình Dương thu hút du giới trẻ và gia đình nghỉ dưỡng, vui chơi vào dịp cuối tuần. Nếu bạn đang lên kế hoạch khám phá công viên nổi tiếng này tại Bình Dương, nhưng chưa biết địa chỉ ở đâu và có gì thú vị, thì hãy cùng tham khảo bài viết sau nhé! Công viên Mắt Xanh...